CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thông tin thứ cấp cần thu thập cho dữ liệu phân tích
Tây Ninh là một tỉnh thuộc Miền Đông Nam bộ. Trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố Tây Ninh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km, phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, với đường biên giới dài 240 km trải dài 5 huyện, 20 xã. Có đường Xuyên Á đi qua 3 huyện (Trảng Bàng, Gị Dầu, Bến Cầu); có 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát) và 12 cặp cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới giữa tỉnh Tây Ninh và các tỉnh của Vương quốc Camphuchia. Diện tích đất tự nhiên là 4.032,61 km2; có 1 thành phố và 8 huyện, 95 xã, phường, thị trấn (có 5 huyện, 20 xã biên giới); dân số là 1.083.365 người, trong đó nữ giới là
546.415 người, chiếm 50,44% dân số (trong đó phụ nữ có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên là 255.086, chiếm 23,55% dân số). Hiện nay, Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 98% dân số.
Ba huyện được chọn nghiên cứu là huyện Tân Châu, huyện Tân Biên và huyện Dương Minh Châu, với dân số nữ trên tổng dân số của huyện lần lượt là huyện Tân Châu có 56.000/121.400 người; huyện Tân Biên có 46500/93.800 người và huyện Dương Minh Châu có 46.323/104.300 người. Các huyện đa phần phụ nữ chủ yếu làm nghề nơng (làm rẫy), trình độ học vấn chưa cao, các điều kiện để hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế chưa được thực hiện đồng bộ, nghề nghiệp chủ yếu của phụ nữ nông thôn là làm nghề nông (làm rẫy, nghề thủ công), chăn nuôi ..., công việc và thu nhập khơng ổn định do một số cơng việc có yếu tố theo mùa. Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế cũng được chính quyền và các tổ chức quan tâm hỗ trợ nhưng kết quả mang lại vẫn chưa cao do còn nhiều rào cản như yếu tố vùng miền, địa bàn phân bố dân cư. Ba xã được nghiên cứu tại 3 huyện gồm xã Tân Phú
huyện Tân Châu, xã Tân Phong huyện Tân Biên và xã Phước Ninh huyện Dương Minh Châu.