Chỉ số nhu cầu điều trị theo các loại khớp cắn

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi (Trang 56 - 62)

Chúng tôi nghiên cứu 300 học sinh ở trường trung học cơ sở khám răng miệng, xác định nhu cầu điều trị theo 5 mức độ của chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng - miệng (bảng 3.10, 3.11, 3.12). Mức độ 1: không nhu cầu điều trị nắn chỉnh có 93 trường hợp, trong đó sai khớp cắn: loại I là 81,7% ; loại III là 12,9% ; loại II là 5,4%, nam chiếm tỷ lệ 39,8%, nữ chiếm tỷ lệ 60,2% và trong 12 tuổi chiếm tỷ lệ 17,2%, 13 tuổi chiếm tỷ lệ 29,0%, 14 tuổi 28,0%, 15 tuổi 25,8%. Mức độ 2: ít có nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng có 73 trường hợp, trong đó sai khớp cắn: loại I là 68,5%, loại II là 17,8%, loại III là 13,7%, %, nam chiếm tỷ lệ 39,8%, nữ chiếm tỷ lệ 60,2% và trong 12 tuổi chiếm tỷ lệ 32,9%, 13 tuổi chiếm tỷ lệ 26,0%, 14 tuổi 27,4%, 15 tuổi 13,7%. Mức độ 3: có nhu cầu điều trị trung bình, 48 trường hợp, trong đó sai khớp cắn: loại I là 50,0%; loại III là 37,4%; loại II là 14,6%, nam chiếm tỷ lệ 51,2 nữ chiếm tỷ lệ 48,8% và trong 12 tuổi chiếm tỷ lệ 33,3%, 13 tuổi chiếm tỷ lệ 18,8%, 14 tuổi 37,5%, 15 tuổi 10,4%. Mức độ 4: nhu cầu điều trị nắn chỉnh lớn có 77 chường hợp, trong đó sai khớp cắn: loại I là 41,6%; loại III là 36,4%, loại II là 22,1%, %, nam chiếm tỷ lệ 42,8%, nữ chiếm tỷ lệ 57,2% và trong 12 tuổi chiếm tỷ lệ 33,8%, 13 tuổi chiếm tỷ lệ 31,2%, 14 tuổi 20,8%, 15 tuổi 14,3%. Mức độ 5: nhu cầu điều trị nắn chỉnh nhiều nhất có 9 chường hợp, trong đó sai khớp cắn: loại I là 55,6%; loại III là 33,3% là, loại II là 11,1%, nam chiếm tỷ lệ 44,5%, nữ chiếm tỷ lệ 55,5% và trong 12 tuổi chiếm tỷ lệ 33,3%, 13 tuổi chiếm tỷ lệ 33,3%, 14 tuổi 22,2%, 15 tuổi 11,1%.

Qua (bảng 3.10, 3.11, 3.12) chúng ta thấy rằng: tỷ lệ lệch lạc khớp cắn loại một trong năm mức độ. Mức độ 1: 81,7%, mức độ 2: 68,5%, mức độ 3: 50,0%, mức độ 4: 41,6%, mức độ 5: 55,6%, cao hơn khớp cắn loại II: Mức độ 1: 5,4%, mức độ 2: 17,8%, mức độ 3: 14,6%, mức độ 4: 22,1%, mức độ 5: 11,1%, và khớp cắn loại III: Mức độ 1: 12,9%, mức độ 2: 13,7%, mức độ 3:

37.4%, mức độ 4: 36,4%, mức độ 5: 33,3%. Vì sao? Khớp cắn loại I còn gọi là khớp cắn bình thường, nghĩa là múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiếp xúc với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới[11]. Theo ANDERSON [1], có năm trường hợp sai khớp cắn loại một:

Loại 1: Các trường hợp có chen chúc ở vùng răng trước của hàm trên và hàm dưới.

Loại 2: Các trường hợp có khe hở ở vùng răng trước và các thân răng cửa nghiêng ra trước (hô).

Loại 3: Các trường hợp cắn chéo ở vùng răng trước.

Loại 4: Các trường hợp có khớp cắn chéo vùng răng sau ở một hoặc hai bên hàm và khớp cắn dạng kéo (cắn chéo phía má).

Loại 5: Các trường hợp có chen chúc ở vùng răng hàm nhỏ.

Vì vậy, trong khớp cắn loại I có năm trường hợp chen chúc, khe hở và cắn chéo vùng răng trước – sau, nó có thể trở thành mức độ 2, 3, 4 và 5 của nhu cấu điều trị nắn chỉnh được. Khi chúng ta xem lại qua nghiên cứu của chúng tôi trong 300 học sinh, thấy kết quả lệch lạc khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 12-15, có tỷ lệ lệch lạc khớp cắn: loại I là 63%, loại II là 14%, loại III là 23%. Nếu so sánh với nghiên cứu của Đõ Quang Trung và Hoàng Việt Hải, nghiên cứu lứa tuổi 18-25 nhận thấy tỷ lệ khớp cắn: loại I là 61,25%, loại II là 12,75%, loại III là 15,5%. Chúng ta thấy rằng, các tỷ lệ lệch lạc khớp cắn của chúng tôi và của ông Đỗ Quang Trung và Hoàng Việt Hải khá tương đồng. Thế thì, khớp cắn loại II và loại III có số lượng ít làm cho tỷ lệ nhu cầu điều trị nắn chỉnh giảm xuống.

Trên thực tế, khớp cắn loại II và loại III cần phải điều trị nắn chỉnh răng – miệng nhiều hơn khớp cắn loại I. Theo (bảng 3.10) và so sánh các mức độ của khớp cắn loại I từ mức độ 1- 5, tỷ lệ nhu cầu điều trị giảm xuống, nhưng tỷ lệ nhu cầu điều trị ở khớp cắn loại II và loại III tăng lên. Tức là, tình trạng

lệch lạc khớp cắn loại I không hay ít yếu tố mất thẩm mỹ. Khớp cắn loại II và loại III có nguy cơ gây mất thẩm mỹ cần phải nắn chỉnh răng – miệng.

Điều trị sai khớp cắn vì nhiều lý do chứ không phải chỉ vì lý do thẩm mỹ, nắn chỉnh răng còn giúp cho việc điều trị các bệnh nha chu và phúc hồi những răng đã mất. Nắn hàm thường kéo dài dưới 6 tháng và chỉ sắp xếp lại cho ngay ngắn từng đoạn của cung răng. Răng sau khi được nắn chỉnh sẽ đều, ngay ngắn, chức năng nhai tốt hơn và phòng ngừa được bệnh nha chu. Sai khớp cắn không chỉ gây khó vệ sinh, sâu răng mà còn gây ra các bệnh về nha chu dẫn tới mất răng, khớp thái dương hàm cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng đau đầu kinh niên hay đau cổ. Cần điều trị khớp cắn sai ở trẻ em,nếu có chỉ định càng sớm càng tốt sau khi phát hiện, để ngăn ngừa các biến chứng.

Tuổi nắn chỉnh răng tốt nhất là 8 đến 15 tuổi.Tuy nhiên không có giới hạn tối đa cho lứa tuổi nắn chỉnh răng. Các bệnh nhân đã trưởng thành cũng có thể được nắn chỉnh răng, tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều trị sớm có thể giúp tiết kiệm được kinh phí và mang lại cơ hội để chỉnh hình những trẻ có lệch lạc trầm trọng về xương. Nếu để đến thời điểm trẻ đã lớn, sẽ không thể điều trị được bằng chỉnh nha đơn thuần, mà phải dùng phương pháp chỉnh hình phẫu thuật phức tạp và tốn kém để có được một kết quả hoàn hảo. Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt đòi hỏi những hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cao để di chuyển, sắp xếp các răng mọc lộn xộn, răng khấp khểnh, chen chúc về vị trí tối ưu và điều chỉnh lại tương quan giữa hai hàm cho đúng, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, làm cho vẻ mặt hài hòa và tạo nên khuôn mặt cân đối, các cơ hàm hoạt động chức năng hơn, các răng được ăn khớp nhau tốt, giúp cho nụ cười đẹp và hoàn hảo hơn.

Phương pháp nắn chỉnh răng: áp dụng cho những hàm răng lệch lạc mà 2 cung hàm trên hàm dưới vẫn tương xứng. Hằng ngày, trẻ phải đeo hàm nắn. Nếu là hàm tháo lắp có thể tự tháo ra để vệ sinh. Nắn chỉnh răng dùng khí cụ

tháo lắp: Là khí cụ mà bênh nhân có thể tự tháo ra và mang vào dễ dàng. Thuận loại của loại khí cụ này là trẻ có thể tháo ra theo ý muốn nên dễ được chấp nhận. Khí cụ thích hợp với những trường hợp ở giai đoạn xương hàm đang phát triển và chi phí thấp. Bất lời của loại khí cụ này là kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thái độ hợp tác của bênh nhân vì chỉ có tác dụng khi mang vào miệng. Khí cụ này không điều chỉnh được những răng phức tạp.

Nếu là làm cố định thì không thể tự tháo được, vệ sinh răng miệng khó hơn và phải thực hiện tỉ mỉ hơn. Khí cụ này được gắn chặt lên răng và có rất nhiều ưu điểm: kết quả điều trị ít phụ thuộc vào bệnh nhân, điều trị cho hiệu quả tốt đối với những trường hợp răng lêch lạc phức tạp. Khí cụ cố định được gắn lên mặt ngoài của răng (mắc cài) nếu bằng kim loại thì sẽ có màu kém thẩm mỹ nhưng hiện nay đã có mắc cài sứ. Sau khi các răng đã được hoàn thiện khớp cắn này sẽ được tháo ra.Thuy nhiên nhược điểm của điều trị bằng khí cụ cố định là chi phí cao.

Hiện nay hai loại khí cụ này được dung phổ biến để nắn chỉnh răng cửa và mang lại nhiều hiệu quả rất tốt, ngoài ra còn có khí cụ tháo lắp chuyên dụng để giúp trẻ loại bỏ các thói quen xuấu gây ảnh hưởng tới sự ngay ngắn của răng. Trong mọi trường hợp, khi nắn răng bệnh nhân cần gặp bác sỹ đều đặn để được khám lại và theo dõi thường xuyên.

Thời gian nắn chỉnh thường từ 2 tháng đến 2 năm tùy theo tình trạng răng. Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình: áp dụng cho những người có răng lệch lạc, đồng thời có sự mất cân xứng quá mức giữa cung xương hàm trên và cung xương hàm dưới. Phẫu thuật thường được tiến hành cho người trên 18 tuổi.

Nắn chỉnh răng miệng, đa số chúng ta vẫn cho rằng đó là một phương pháp làm đẹp bên ngoài, mà ít ai biết được mục đích quan trọng nhất của phương pháp này. Một kế hoạch điều trị nắn chỉnh răng toàn diện không chỉ nhằm sắp xếp các răng cho thẳng hang mà còn phải đạt được mục đích tái lập

lại tương quan khớp cắn tốt giữa hai hàm, phù hớp với tình trạng của mỗi bệnh nhân để cho hàm răng của chúng ta được sự dùng hiệu quả hơn, lâu dài hơn và phòng tránh được rất nhiều những hậu quả nặng nề của một hàm răng lệch lạc như: viêm quanh răng, sâu răng, rồi loạn chức năng khớp thái dương hàm và các lệch lạc khi phát âm.

Cũng ít người biết rằng ngoài những loại lệch lạc khớp dễ thấy vì làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ như khấp khểnh, răng vẩu, khớp cắn ngược thì vẫn có những loại lệch lạc khớp cắn, tuy ít hoặc không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng cần được hàm như khớp cắn chéo vùng răng hàm răng mọc ngầm, mọc kẹt, có các điểm chạm sớm... Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp việc nắn chỉnh răng cũng còn mục đích để giữ lại được các răng bị lung lay sắp rụng, dựng thẳng lại các răng bị đổ nghiêng, đánh lún vào trong xương các răng thông dài hoặc kéo dài được một chân răng để làm phục hình tránh phải cấy ghép Implant. Phương pháp điều trị có thể áp dung cho cả lứa tuổi trung niên chứ không chỉ đơn thuần cho trẻ em hay người trẻ tuổi. Bất kể loại lệch lạc nào đều gây ra những hậu quả trực tiếp lên răng và các cấu trúc lân cận, việc điều trị nắn chỉnh răng trước tiên là để tái lập lại chức năng, tạo ra khớp cắn tốt, ổn định, giúp duy trì lâu dài một hàm răng khỏe. Chức năng và thẩm mỹ luôn song hành, chức năng tốt là tiền đề cho hàm răng đẹp và hàm răng đẹp phải đi cùng chức năng tốt. Đó là tiêu chí đầy đủ nhất của điều trị nắn chỉnh răng.

Công tác nha học đường hiện nay đang tập trung mũi nhọn giải quyết sâu răng và viêm lợi. Vấn đề nắn chỉnh răng chưa được quan tâm đúng mức.Việc đi khám và nhu cầu điều trị vẫn mang tính chất cá nhân, chưa mang tính phổ cập rộng rãi có lẽ do trình độ hiểu biết về lĩnh vực này còn quá yếu (chưa phát hiện kịp thời các ca điều trị lệch lạc đơn giản: răng thưa, phanh môi bám thấp, thói quen xấu mút ngón tay,ngậm núm vú, cắn môi...). Mặt khác, do thu nhập của người dân nói chung còn thấp cộng với sự quan tâm chăm sóc con cái về

sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng còn chưa đúng mức. Nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng ở các nước phát triển rất cao: Hà Lan 50% ; Mỹ (USPHS) 57%-59%. Ở Lào chưa có nghiên cứu khảo sát nào đánh giá về nhu cầu điều trị nắn chỉnh song theo chúng tôi nhu cầu này sẽ ngày càng tăng phù hợp với xu hướng phát triển văn minh của xã hội loài người. Để tiến hành được một ca nắn chỉnh răng, chi phí là không nhỏ.

Trên thực tế, có rất nhiều loại lệch lạc khớp cắn mà chúng ta có thể phòng chống được ngay từ ban đầu. Ví dụ nhổ răng sữa lung lay đúng tuổi tránh lệch lạc răng vĩnh viễn thay thế nó (rất hay gặp ở trẻ em lứa tuổi 6-8); điều trị răng sữa sâu (đặc biệt là sâu mặt xa) giữ răng sữa tới tuổi thay để tránh sự di gần của răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn; làm hàm giữ khoảng răng vĩnh viễn trong trường hợp răng sữa mất sớm; loại bỏ các thói quen xấu của trẻ. Tóm lại, bằng biện pháp chăm sóc răng miệng ban đầu chúng ta có thể đề phòng, phòng tránh một lượng lớn lệch lạc khớp cắn của hàm răng sữa. Vai trò của công tác chăm sóc răng miệng ban đầu là vô cùng quan trọng. Ở các nước phát triển hệ thống chăm sóc răng miệng ban đầu rất quy mô, đồng nhất từ tuyến trung ương đến địa phương (quy mô về đào tạo, về trang thiết bị), tính phổ cập rất cao. Một công dân từ khi hình thành, sinh ra, lớn lên, trưởng thanh, già, chết đi đều được mạng lưới chăm sóc sức khỏe quan tâm chu đáo.

Chữa trị bệnh răng miệng rất quan trong nhưng giáo dục kiến thức y học thường thức nói chung và nha khoa nói riêng cho nhân dân cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Hình thức này tiết kiệm được sức người, sức của, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội lớn lao. Giáo dục cho các đối tượng: bà mẹ có thai và cho con bú (ăn uống đủ chất, đảm bảo nguồn sữa mẹ cho trẻ, vệ sinh miệng cho trẻ em giai đoạn bú sữa...) trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (dạy trẻ vệ sinh răng miệng), trẻ em cấp tiểu học (dạy trẻ về bệnh răng miệng, ý thức bảo vệ hàm răng sữa – hỗn hợp – vĩnh viễn), giáo dục kiến thức nha khoa thông

thường: bệnh sâu răng,viêm lợi, phát hiện bất thường về răng như: răng thừa, răng khấp khểnh. Tránh thói quen xấu tác hại tới răng, khám chữa bệnh thường kỳ ít nhất sáu tháng một lần.

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi (Trang 56 - 62)