Đối tượngnghiên cứu

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi (Trang 27 - 28)

-Mẫu nghiên cứu:

Công thức tính cỡ mẫu[3]: p(1-p) N = Z2 α∕ 2 --- E2 Trong đó:

p = tần xuất mắc bệnh tại cộng đồng giả sử có giá trị 0,90, khi đó pq là lớn nhất và cỡ mẫu là lớn nhất.

E: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể . Nếu lấy E = 2,9% của p thì:

0,90×2,9 E = --- = 0,0261 100 Z2 α∕ 2 = 1,96 α : Mức ý nghĩa thống kê 0,05.

Theo công thức trên tính được 290. Lấy them 10 sẽ được cỡ mẫu: N=300.

- Tiêu chuẩn chọn: - Tuổi:  12 tuổi 1 tháng đến 11 tháng bằng 12 tuổi.  13 tuổi 1 tháng đến 11 tháng bằng 13 tuổi.  14 tuổi, 1 tháng đến 11 tháng bằng 14 tuổi.  15 tuổi 1 tháng đến 11 tháng bằng 15 tuổi. - Lứa tuổi 12-15, có mọc đẩy đủ các răng vĩnh viễn.

- Bệnh nhân có đủ 4 răng hàm lớn thứ nhất, không có răng sữa.

- Các răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn không bị sâu răng phá hủy mặt nhai.

- Các răng vĩnh viễn được sửa chữa và đã trám kín.

- Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình khác.

- Không mắc các bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, cung hàm và mặt.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân lứa tuổi 12-15 mất răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn, từ 1 răng đến 4 răng và mất răng các răng cửa.

- Bệnh nhân còn răng sữa.

- Các răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn bị sâu răng phá hủy mặt nhai. - Bệnh nhân có răng giả và đã được chỉnh hình răng - miệng.

- Mẫu hàm: Chúng tôi loại bỏ những mẫu hàm có một trong những vấn đề: mẫu có bọng ở các răng, mẫu vỡ hỏng, răng vỡ, mẫu hàm các răng không rõ ràng.

- Loại trừ những bệnh nhân có bệnh về tâm thần, không hợp tác.

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi (Trang 27 - 28)