Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh phát triển hoạt động du lịch tại làng văn hóa – lịch sử dân tộc chơ ro – khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 51 - 52)

7. Kết cấu đề tài

3.2.4.Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cộng đồng

- Cần mở các lớp tập huấn cho đồng bào để họ có thể đón tiếp và phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp. Công việc này cần có sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương như Phòng văn hóa, chính quyền xã Phủ Lý, Đoàn thanh niên, phụ nữ…để kêu gọi, vận động đồng bào đi tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ phục cho các hoạt động tại địa phương, trong đó có du lịch.

Các lớp tập huấn này không chỉ là các nội dung để đón tiếp du khách mà còn cả việc tập huấn khả năng tổ chức các hoạt động lễ hội, kết hợp tập huấn các

hoạt động lễ hội mà lâu nay bà con dân tộc vẫn làm nhưng chỉ trong các dịp lễ hội đưa ra phục vụ khách du lịch.

- Cần cử một số cán bộ quản lý của Khu bảo tồn và cán sự địa phương đi thực tế từ những mô hình thành công trong cả nước để học hỏi và áp dụng cho địa phương. Kết hợp với những cán bộ phụ trách tại Khu BTTN-VH Đồng Nai để cho một số cán bộ quản lý và người dân có thể đi tham quan học hỏi các mô hình đã thành công trên cả nước để về áp dụng cho địa phương.

- Nên khuyến khích, ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ cho Khu bảo tồn và hoạt động du lịch tại đây là người dân tộc. Nên xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho nguồn cán bộ là người dân địa phương để góp phần đào tạo nguồn cán bộ quản lý điều hành là người bản địa.

- Không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ và nhân viên du lịch để có thể đón tiếp và phục vụ du khách quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh phát triển hoạt động du lịch tại làng văn hóa – lịch sử dân tộc chơ ro – khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai (Trang 51 - 52)