7. Kết cấu đề tài
3.2.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý và chia sẽ lợi ích từ du lịch
Hiện tại các hoạt động du lịch tại làng dân tộc Chơ ro đều do Ban quản lý Khu BTTN-VH Đồng Nai quản lý. Tuy nhiên đây lại là địa bàn của xã Phủ Lý, vì vậy các vấn đề quản lý du khách, an ninh trật tự gặp những khó khăn, chồng
chéo vì vậy việc quản lý hoạt động du lịch nơi đây cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường phối hợp và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa Ban quản lý Khu bảo tồn và chính quyền xã Phủ Lý trong việc đón tiếp và quản lý du khách tham quan, lưu trú.
- Người dân địa phương còn quá thiếu kiến thức, thông tin nên không thể tự đứng ra tổ chức và điều hành các hoạt động du lịch. Vì vậy để nâng cao hiệu quả khai thác và thu hút người dân làm du lịch tất yếu phải đầu tư để đào tạo, huấn luyện người dân các kĩ năng nghiệp vụ về du lịch (đón tiếp, phục vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn, bán hàng...).
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên các gia đình người dân địa phương cho con em đến trường nhằm từng bước xoá bỏ nạn mù chữ cho đồng bào dân tộc. Đồng thời ưu tiên đào tạo và tuyển dụng con em địa phương vào làm việc tại Khu bảo tồn nói chung và làng du lịch Chơ ro nói riêng sau khi được đào tạo...
- Hiện tại nguồn khách du lịch đến đây đều qua sự giới thiệu và quản lý của Trung tâm sinh thái văn hóa thuộc Khu BTTN-VH Đồng Nai. Vì vậy cần xác định rõ ràng tỷ lệ lợi nhuận mà người dân được hưởng từ các hoạt động đón tiếp và phục vụ du khách. Trong thời gian tới khi hoạt động du lịch nơi đây phát triển thì việc này hết sức quan trọng. Khi đó nên chia sẻ các công việc hướng dẫn, bán đồ lưu niệm, phục vụ ăn uống cho người dân địa phương quản lý.