8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường THCS huyện
2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy họ cở các trường
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trường THCS
2.4.1.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phương tiện
Từ kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.4 và 2.5: Thống kê cơ sở vật chất trường
học của 15 trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời. (Tại thời điểm 10/2020)
cho ta thấy như sau:
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 22 trường THCS nhưng chưa được đầu tư xây dựng phịng học ĐPT. Khi chúng tơi tiến hành điều tra đối với đội ngũ CBQL của 15 trường đã thu được kết quả như sau: 30/30 CBQL được điều tra đều nhận thấy rằng việc xây dựng phòng học ĐPT là thực sự cần thiết đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và tin học hóa trường học, 15/15 trường đều chưa đầu tư xây dựng kế hoạch về CSVC, thiết bị, lắp đặt các phòng học ĐPT. Hầu hết các trường cũng đã đưa ra các giải pháp khuyến khích và yêu cầu GV khai thác sử dụng tối đa việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, việc đầu tư lắp đặt mới các phòng học ĐPT hiện nay cũng đang gặp khơng ít khó khăn. Do ảnh hưởng của suy thối kinh tế, tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch Covid-19 đang hồnh hành trên tồn thế giớ, nên nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước rất hạn chế. Việc xã hội hóa để xây dựng phịng học ĐPT cũng gặp khó khăn, đời sống nhân dân cịn còn nghèo..
2.4.1.2. Thực trạng quản lý việc sử dụng phần mềm dạy học và truy cập Internet hiệu quả
a. Quản lý việc sử dụng phần mềm dạy học
Đầu các năm học, Phòng GD&ĐT đều xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường, tổ chức tập huấn mới và tập huấn chuyên sâu cho cốt cán của các trường việc sử dụng các PMDH, chỉ đạo triển khai rộng tới từng CBQL, GV giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các trường. Các trường căn cứ kế hoạch của Phòng GD đều đã xây dựng kế hoạch cho trường trong việc sử dụng PMDH.
CBQL các trường đa phần còn trẻ, khả năng nắm bắt các tính năng của những phần mềm dạy học tương đối tốt. Tuy nhiên, 100% CBQL các trường chỉ có trình độ tin học cơ bản, một số CBQL cao tuổi còn hạn về kiến thức tin học, những GV được Phịng GD&ĐT tập huấn sử dụng PMDH cũng khơng có kiến thức chun sâu về tin học. Để đánh giá mức độ sử dụng các PMDH của đội ngũ CB, GV ở các trường trên địa bàn huyện, tác giả đã khảo sát 30 CBQL và 225 GV có ứng dụng CNTT trong dạy học. Kết quả được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học của CBQL, giáo viên trong dạy học Tt Đội ngũ CB, GV Mức độ sử dụng các phần mềm dạy học Rất thường xuyên % Thường xun % Ít thường xun % Khơng thường xuyên % 1 CBQL (30) 20 66.7 10 33.3 2 GV (225) 195 86.7 30 13.3 Tổng 255 215 84.3 40 15.7
Từ bảng số liệu 2.9, có nhận xét: Thực trạng quản lý việc sử dụng PMDH ở các trường còn nhiều hạn chế. Trong quá trình điều tra thực tế cho thấy: Trong tổng số 30 CBQL thì chỉ có 20 CBQL sử dụng đến các PMDH ở mức độ thường xuyên đạt 66.7% và không thường xuyên là 33.3%.
Đối với GV của 15 trường khi được hỏi về sự quan tâm của CBQL và việc sử dụng PMDH thì thu được kết quả: 86.7%. Cịn mức độ khơng thường xun là 13.3%. Ngoài ra, GV cho rằng việc có sử dụng hay khơng sử dụng các PMDH là không bắt buộc.
Qua kết quả các phiếu hỏi: có 62% GV cho rằng họ chưa bao giờ được tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn để nghiên cứu về các PMDH, 38% GV cho rằng họ không nhận được sự hỗ trợ về CNTT khi họ tiến hành soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT.
Từ những kết quả điều tra ở trên cho thấy việc sử dụng các PMDH của đội ngũ GV chưa được CBQL các trường quan tâm nhiều. Muốn thiết kế được một GADHTC có ứng dụng CNTT thì việc sử dụng các PMDH để thiết kế các tư liệu điện tử phù hợp với một số nội dung của GADHTC có ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết. Vì các nhà trường còn yếu ở khâu này nên đây là một trong những nguyên nhân khiến cho GV tham gia soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT vẫn cịn q ít.
b. Quản lý việc sử dụng máy tính và truy cập Internet hiệu quả
Khai thác tài nguyên Internet để dạy học là một kỹ năng trọng yếu của GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Do đó, có thể nói kỹ năng khai thác, sử dụng Internet là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của GV hiện nay. Nó sẽ giúp người GV trong việc tìm kiếm, xử lý thơng tin, trong trao đổi với đồng nghiệp, HS và nhiều việc khác nữa. Nhờ có Internet, GV có thể tham khảo các kiến thức trên mạng bất cứ lúc nào. Internet mở ra một triển vọng to lớn trên con đường tự nâng cao kiến thức, tạo cho GV cơ hội trong việc tự học, tự phát triển năng lực nghề nghiệp.
Qua Internet, GV cịn có thể trao đổi thông tin bằng hộp thư điện tử (E-mail). GV thông qua hộp thư điện tử: nhận thời khóa biểu, lịch cơng tác của nhà trường, thông báo việc học của HS cho phụ huynh, nhắc nhở công việc, giải đáp thắc mắc cá nhân...Thơng qua Internet, GV cịn giao tiếp và hợp tác trong chuyên môn với đồng
nghiệp, thực hiện công tác phối hợp với Hội PHHS, tổ chức đoàn thể, và các lực lượng xã hội có liên quan.
Phịng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời đã mở các lớp tập huấn cách truy cập và khai thác tư liệu trên Internet, tập huấn các phần mềm quản lý, yêu cầu các trường tập hợp, lưu trữ các tư liệu số phục vụ công tác chuyên môn. Tuy nhiên, kĩ năng khai thác và sử dụng Internet hiệu quả để phục vụ cho việc dạy học cũng như giải quyết các cơng việc khác của GV các trường cịn nhiều hạn chế. Hầu hết việc truy cập Internet mới chỉ dừng lại ở việc tham khảo chứ chưa vận dụng hiệu quả, sáng tạo số tư liệu điện tử khai thác trên Internet và lưu trữ trên máy vi tính cịn ít. Đây là một vấn đề mà các CB QLGD trên địa bàn huyện cần phải quan tâm và đề ra biện pháp khắc phục một cách hợp lý.
Quản lý việc truy cập Internet hiệu quả của HS trong các giờ học trực tuyến cũng là điều cần quan tâm. Các năm học gần đây, Bộ GD&ĐT tổ chức các vịng thi, kì thi giải Toán qua Internet (Violympic), giải Tiếng Anh trên Internet (IOE). Tất cả các trường THCS huyện Trần Văn Thời đều tổ chức cho HS tham gia thi một cách tích cực. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy nhiều trường vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc giám sát truy cập Internet cũng như việc tổ chức các cuộc thi do Bộ GD&ĐT phát động.
2.4.1.3. Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Cơng nghệ thơng tin
a. Công tác lập kế hoạch
Căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; hàng năm Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời đều xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, định kì năm/lần tổ chức các các cuộc thi GV ứng dụng CNTT trong dạy học, CBQL ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, thi thiết kế bài giảng Elearning, thi GV dạy giỏi cấp huyện bắt buộc phải có tiết dạy có ứng dụng CNTT, GV ở nhà trường theo quy định phải có tối thiểu 2 tiết dạy có ứng dụng CNTT/học kỳ, ... Hàng năm, Phòng GD&ĐT đều chỉ đạo các trường học rà soát và bồi dưỡng kiến thức tin học cơ bản cho GV cốt cán với 5 nội dung: Word, Powerpoint, Excel, tạo mail gửi và nhận tài liệu qua Internet, truy cập và khai thác tư liệu trên Internet, các lớp tập huấn các phần mềm mã nguồn mở Open office, PMDH trực tuyến và các phần mềm ứng dụng trong dạy học khác, đưa vào là một tiêu chí cứng để đánh giá thi đua các trường.
Từ đó các trường lên kế hoạch cho việc thực hiện ứng dụng CNTT, cũng như việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, có kế hoạch tổ chức các buổi thao giảng, các hội thi về giảng dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT, đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch đó, đồng thời cũng có kế hoạch mua sắm PTDH hiện đại và đưa việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT vào tiêu chí thi đua khen thưởng. Tuy nhiên, chỉ có rất ít trường xây dựng kế hoạch được chi tiết, bám sát thực tế của trường. Hầu hết kế hoạch đều ở mức chung chung, chưa thực sự bám sát
vào tình hình thực tế về năng lực sư phạm, trình độ tin học của đội ngũ GV và CSVC trường học nói chung, PTDH hiện đại của nhà trường nói riêng, hoặc là xây dựng kế hoạch đề ra yêu cầu quá thấp hoặc là kế hoạch không khả thi.
b. Tổ chức thực hiện
Do phần lớn do các văn bản chỉ đạo vẫn còn rất chung chung, chỉ là tăng cường, tích cực..., các tài liệu liên quan đến ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học lại chưa được cung cấp đầy đủ, đa số là GV tự sưu tầm, tự nghiên cứu nên khâu tổ chức thực hiện của các trường chưa được tốt. Đồng thời quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT như thế nào cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, làm cho CBQL các trường rất lúng túng trong khâu tổ chức thực hiện từ việc lên kế hoạch bồi dưỡng GV về CNTT, mua sắm PTDH hiện đại đến khâu kết hợp điều phối các nguồn lực.
c. Công tác chỉ đạo
Công tác chỉ đạo thực hiện còn nhiều khâu vướng mắc, bất cập như khâu định hướng cho GV về thiết kế và sử dụng hiệu quả GADHTC có ứng dụng CNTT thì chưa có hướng chỉ đạo cụ thể. Việc dạy trên lớp như thế nào? Dạy cái gì? Bài soạn ra sao? Ý tưởng và cách thiết kế như thế nào? Chưa có sự chỉ đạo nhất quán từ phía CBQL giáo dục do đó khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số GV sử dụng MS.PowerPoint để thiết kế trình chiếu cả giờ dạy 45 phút thay cho viết bảng, ngay cả những cuộc thi GV dạy giỏi, các buổi chuyên đề, hội giảng,… có nhiều giáo án sử dụng tồn bộ bài là trình chiếu dẫn đến lạm dụng CNTT trong dạy học. Thực trạng này còn diễn ra là do những hạn chế của khâu định hướng và tổ chức chỉ đạo của CBQL trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.
d. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý. CBQL của các trường đã đề ra ngay từ khâu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện qua các đợt thao giảng, dự giờ hay các hội thi...Tuy nhiên hoạt động điều chỉnh sửa chữa và uốn nắn việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT lại chưa được thực hiện có hiệu quả. Bởi thực tế nhiều khi chỉ phát động rồi lên kế hoạch tổ chức triển khai mà còn chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện.
Nhận xét chung: Quản lý giáo án của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ CBQL nhà trường. Trong giáo án thể hiện việc chuẩn bị giờ dạy của GV như thế nào, giáo án là hồ sơ bắt buộc đối với mỗi GV khi lên lớp. Việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của GV được diễn ra thường xuyên. Thực tế ở 15 trường THCS trên địa bàn huyện Trần Văn Thời cho thấy, CBQL cùng các tổ trưởng chuyên môn mới chỉ quan tâm đến số lượng của giáo án tức là mới chỉ kiểm tra xem GV đã soạn đủ giáo án theo tiến độ quy định hay chưa, còn chất lượng giáo án của mỗi GV ra sao thì chưa thể kiểm định được. Phịng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời đã đề ra quy định mỗi GV sử dụng giáo án in phải có trình độ tin học cơ bản, phải có ít nhất 4 giờ
dạy soạn GADHTC có ứng dụng CNTT trong một năm học. Các trường đều cho GV đăng kí sử dụng giáo án in. Trong năm học 2020-2021 đã triển khai thực hiện ký duyệt giáo án bằng chữ ký số. Tuy nhiên, khi kiểm tra cho thấy việc thực hiện quy định này không tốt. Rất nhiều GV đăng kí sử dụng giáo án in, nhưng không thực hiện soạn GADHTC có ứng dụng CNTT và dạy đủ như kế hoạch đã đăng kí. Chưa kể đến việc kiểm tra chất lượng việc soạn GADHTC có ứng dụng CNTT. Kết quả thu được khi tiến hành điều tra về vấn đề này ở các trường như sau: 100% số CBQL của 15 trường cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của GV thế nhưng đây là một cơng việc hết sức khó khăn đối với đội ngũ CBQL vì số lượng giáo án của đội ngũ GV của mỗi trường phải soạn là rất lớn. Trong tổng số 30 CBQL của 15 trường được khảo sát thì có 20 CBQL cho rằng việc áp dụng cho toàn bộ đội ngũ GV soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT là không thể thực hiện được. Khi điều tra về vấn đề này thì 100% GV cho rằng nhà trường chưa có sự hướng dẫn về quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Từ kết quả điều tra này cho thấy quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT vẫn chưa được đội ngũ CBQL các trường thực sự quan tâm đúng mức.