8. Cấu trúc luận văn
1.4. Lý luận về quản lý ứng dụng cntt trong dạy họ cở các trường trung học cơ sở
1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá, kết quả của việc ứng dụng CNTT
1.4.5. Quản lý sự phối hợp ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS
- CBQL cần triển khai quản lý đồng bộ, thống nhất việc ứng dụng CNTT trong dạy học đến toàn thể CB, GV, và NV nhà trường nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức cũng như các điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học. Tích hợp các hệ thống thơng tin quản lý hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành theo lộ trình của Bộ GD-ĐT. Đồng thời, triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý, phần mềm quản lý trường học vnEdu, các PMDH; Ngoài ra, tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử, bao gồm sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc…
- Nâng cao trình độ cho CB, GV, NV Tận dụng lợi thế, tiện ích của CNTT trong
việc khai thác kho bài giảng e-Learning của Bộ GD-ĐT, khai thác hiệu quả các thông tin, tư liệu mới, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng bài giảng điện tử nhằm tạo hứng thú cho HS. Trong thời gian HS không đến lớp học được, do dịch Covid-19, nhiều trường, GV đã linh hoạt tổ chức các bài học trực tuyến qua nhiều kênh khác nhau để ôn tập, củng cố kiến thức cho HS.
1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá, kết quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. trong dạy học.
Việc đưa CNTT vào kiểm tra, đánh giá sẽ làm thay đổi về cách dạy và cách học. Vì thế, cần phải đổi mới một cách đồng bộ về các khâu: nội dung, hình thức kiểm tra, tiêu chí đo lường và đánh giá chất lượng HS, kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Hiệu trưởng phải tổ chức, khuyến khích GV nên sử dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá. Như trước đây cách kiểm tra, đánh giá cũ khơng cịn phù hợp nên phải có cách kiểm tra, đánh giá mới như: thi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính, cho các bài tập HS làm trên máy tính để chấm điểm, cho HS làm bài tập theo nhóm hay cá nhân... Và như thế, việc GV sử dụng máy tính để tính điểm từng mơn học cho HS một cách thống nhất, chính xác sẽ dẫn đến việc đánh giá kết quả HS một cách khách quan và nhanh chóng hơn.
Việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chính là việc sử dụng các PTDH hiện đại, các phần mềm vào hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của HS. Các trường cần tăng cường ứng dụng như sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, giao bài tập trên trang Web, Check Online, … nhằm tránh thói quen “học vẹt” của HS, giúp cho HS chủ động có phương pháp học tập tích cực, hiệu quả.
CBQL cần xây dựng được các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sử dụng GADHTC theo hướng phát triển năng lực của HS. HT phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV đảm bảo khách quan, công bằng. Kiểm tra, đánh giá cần có cơ chế khen thưởng kịp thời để động viên tạo động lực cho GV đổi mới PPDH một cách tích cực có ứng dụng CNTT, cũng như việc cải tiến cách kiểm tra, đánh giá chất lượng hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý ràng không phải bài học nào, nội dung nào cũng sử dụng CNTT để kiểm tra, đánh giá mới chính xác, khách quan. Cũng như tùy theo yêu cầu, ý nghĩa của việc kiểm tra mà GV cần phải biết lựa chọn, kết hợp sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của GV các trường THCS huyện Trần Văn Thời tác giả rút ra kết luận sau:
1. CNTT vừa là phương tiện, công cụ vừa là đối tượng của GD&ĐT vì CNTT được sử dụng rộng rãi cho mọi cuộc đổi mới giáo dục, cho mọi ngành học, bậc học, tạo ra các cơng nghệ giáo dục trong dạy học và góp phần nâng cao CLDH, hiệu quả QLGD.
2. Ứng dụng CNTT trong dạy học là một xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và cả ở Việt Nam. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Tuy nhiên, ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học cần có các điều kiện về CSVC nói chung, TBDH nói riêng và trình độ tin học của đội ngũ GV, NV.
3. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học địi hỏi GV cần phải có kiến thức cơ bản về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT, đồng thời phải có những kỹ năng về CNTT như kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng khai thác và sử dụng mạng Internet, kỹ năng thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, kỹ năng sử dụng PMDH, các TBDH hiện đại.
4. Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là những tác động có tổ chức, có hướng đích của HT để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học của GV và hoạt động học của HS có hiệu quả, góp phần nâng cao CLDH. Để quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS đạt hiệu quả, HT cần quản lý các nội dung sau: Quản lý việc xây dựng và sử dụng phịng học ĐPT nhằm tích cực hóa q trình nhận thức của HS; quản lý việc sử dụng PMDH để hỗ trợ HS tìm tịi, khám phá kiến thức; quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTC, theo hướng phát triển năng lực người học có ứng dụng CNTT.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ