8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Đội ngũ giáo viên tiểu học, lí luận và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.3.2. Những vấn đề lí luận cơ bản của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
1.3.2.1. Mục đích của việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Phát triển ĐNGV một mặt có ý nghĩa củng cố, kiện tồn đội ngũ hiện có; mặt khác, định hướng cho việc phát triển về số lượng, về cơ cấu và nâng cao chất lượng cho ĐNGV trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Phát triển ĐNGV được thực hiện trong môi trường liên nhân cách: nhân cách học sinh, nhân cách giáo viên, nhân cách người quản lý để tạo nên đội ngũ nhà giáo có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học chuẩn nghề nghiệp là tổng thể
các cách thức, biện pháp tác động của chủ thể quản lý đến đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn.
Mục đích của phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm làm cho đội ngũ giáo
viên đủ về số lượng, tốt về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo bậc tiểu học ở các nhà trường và đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên giáo viên tiểu học theo quy định của Nhà nước.
Chủ thể phát triển ĐNGV tiểu học là tổ chức đảng các cấp; các cơ quan chức năng
liên quan; hiệu trưởng các trường tiểu học và ĐNGV các nhà trường vừa là khách thể, vừa là chủ thể phát triển bản thân về mọi mặt.
Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học có sự tham gia của nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có vai trị, trách nhiệm riêng. Trong đó, Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ; Huyện uỷ, UBND Huyện và các cơ quan chức năng liên quan là chủ thể gián tiếp. Tổ chức đảng, Ban Giám hiệu các nhà trường là chủ thể giữ vai trò chủ yếu và trực tiếp phát triển ĐNGV. Các chủ thể đều hướng tới thực hiện mục tiêu chung là phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV tiểu học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo bậc tiểu học của các nhà trường.
Đối tượng phát triển là ĐNGV các trường tiểu học gắn với phẩm chất, năng lực
và cơ cấu phù hợp với sự phát triển giáo dục tiểu học.
Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm
phát triển về số lượng, chất lượng và bố trí, sắp xếp về cơ cấu. Trong đó, phát triển về số lượng là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ, phản ánh quy mơ lớn, nhỏ, nhiều, ít. Căn cứ vào yêu cầu và sự phát triển của nhiệm vụ giáo dục tiểu học trên địa bản Quận để phát triển đủ về số lượng.
Bên cạnh đó, phát triển về chất lượng đội ngũ giáo viên là nội dung chủ yếu, trọng tâm. Việc phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học phải dựa trên các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã ban hành, đó là căn cứ pháp lý và khoa học để tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu các tiêu chí, tiêu chuẩn đã xác định. Cùng với phát triển về số lượng, chất lượng, phát triển ĐNGV tiểu học còn phải quan tâm phát triển về cơ cấu, nhất là cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giáo viên dạy các mơn văn hố với các môn chuyên biệt khác.
Phương thức phát triển ĐNGV tiểu học được thực hiện bằng sự phối hợp nhiều cách thức, biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý. Do sự phong phú về nội dung phát triển và đặc điểm ĐNGV tiểu học nên các cách thức, biện pháp phát triển ĐNGV tiểu học cũng rất đa dạng; bao gồm cả những tác động từ các chủ thể trực tiếp, gián tiếp và cả những tác động từ chính bản thân giáo viên.
Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
1.3.2.2. Nguyên tắc Chuẩn nghề nghiệp GVTH
Chuẩn nghề nghiệp GVTH (dưới đây gọi tắt là Chuẩn) phải tuân thủ những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Chuẩn phải tiếp thu vận dụng những xu hướng thế giới và những kinh nghiệm trong nước về xây dựng Chuẩn nghề nghiệp và công tác đánh giá GV để theo nhu cầu của thời đại. Chuẩn phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi, dễ vận dụng.
1.3.2.3. Cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp GVTH
* Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
- Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
* Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Tiêu chí 3. Phát triển chun mơn bản thân
- Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
* Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường
- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường
* Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
- Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
* Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị cơng nghệ trong dạy học, giáo dục.
- Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
- Tiêu chí 15. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục