Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện u minh tỉnh cà mau theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 73 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Tính cấp thiết

Đảm bảo giúp cán bộ quan lý và giáo viên có cái nhìn thực tế, chính xác về những gì muốn đạt được và lượng hóa được thời gian, phương tiện để thực hiện.

Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV các trường TH "Phát triển

đội ngũ giáo viên tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo chuẩn nghề nghiệp"

Đảm bảo tính mục tiêu giúp CBQL và GV có cái nhìn thực tế, chính xác về những gì muốn đạt được và lượng hóa được thời gian, phương tiện để thực hiện. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm và chú ý đến mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, cũng như mục tiêu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV và mục tiêu xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp cho ĐNGV trong nhà trường. Các biện pháp khi đề xuất còn phải đảm bảo nhu cầu và mục tiêu giải quyết các vấn đề thiếu sót trong thực tế của quá trình phát triển ĐNGV tại các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm và chú ý đến mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, cũng như mục tiêu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV và mục tiêu xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp cho ĐNGV trong nhà trường. Các biện pháp khi đề xuất còn phải đảm bảo nhu cầu và mục tiêu giải quyết các vấn đề thiếu sót trong thực tế của q trình phát triển ĐNGV tại các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

3.1.2. Tính khả thi

Tính khả thi trong các biện pháp phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau được thực hiện trong phạm vi, điều kiện nhân lực, tài lực hiện có của nhà trường, khả năng huy động nguồn lực từ bên ngoài nhà trường và nhu cầu, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên TH. Đặc biệt, biện pháp khi đề xuất phải dựa trên thực trạng về kết quả khảo sát đánh giá quá trình phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, năng lực đạt được của GV, khả năng quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng ĐNGV, bồi dưỡng ĐNGV và thực hiện đồng bộ chính sách, chế độ khen thưởng đãi ngộ GV. Các biện pháp đề xuất phải vận dụng hiệu quả trong thực tế trong công tác phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

3.1.3. Tính kế thừa

cịn phải tuân thủ và chú ý đến tính kế thừa, phát huy những giá trị đã đạt được hay khắc phục những hạn chế trong thực tiễn. Theo đó, khi đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, tác giả phải tìm hiểu qua những sản phẩm, kết quả từ các cơng trình nghiên cứu trước kia về quy hoạch, tuyển dụng GV, phân bổ GV theo vi trí năng lực, tổ chức bồi dưỡng, thực hiện những quy định về chế độ, chính sách đối với GV trường TH nhằm kế thừa những cái mới, những sáng kiến để phát huy tích cực, đồng thời đưa ra những phương án giải quyết được những tồn tại, hạn chế trong những nghiên cứu trước chưa thực hiện thành cơng trong q trình pháp phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

3.1.4. Tính hiệu quả

Biện pháp phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh khi đề xuất phải dựa trên cơ sở kết quả đánh giá từ thực tiễn về thực hiện nội dung, phương thức, điều kiện tuyển dụng, phân cơng nhiệm vụ cho GV mới, bố trí GV hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng và thực hiện chính sách đãi ngộ GV gắn liền với thực tiễn điều kiện nhà trường. Bên cạnh đó, kết quả phân tích đánh giá thực trạng phải thể được mức độ đạt được, những hạn chế thiếu sót thực hiện hoạt động phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Vì vậy, các biện pháp khi đề xuất phải đề ra những nội dung, cách thức khắc phục được những hạn chế, thiếu sót ấy trong thực tiễn.

3.1.5. Tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ những quan điểm toàn diện, đồng bộ trong q trình quản lý nói chung và nhà trường nói riêng.

Khi đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV các trường TH huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cần đảm bảo tính hệ thống. Biện pháp thể hiện được sự đồng bộ, nhất quán trong các mục tiêu, thống nhất về nội dung thực hiện, cách thức thực hiện biện pháp, chuyển tải được các nội dụng các văn bản chỉ đạo, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên TH từ cấp trên. Đặc biệt, các biện pháp phải đảm bảo tính đồn kết, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, thống nhất giữa các cấp lãnh đạo, quản lý trong trường TH. Tính hệ thống cịn thể hiện trong sự nhất quán chỉ đạo của Hiệu trưởng trường TH, cũng như không thể hiện sự mâu thuẫn, chồng chéo về nội dung trong các nội quy quy định nhà trường,và có thể kiểm sốt được khi biện pháp đang được vận hành trong thực tế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện u minh tỉnh cà mau theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)