Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 29 - 31)

8. Bố cục của luận văn

1.3. Lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở

1.3.2. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trường

Trung học phổ thơng

Theo Chương trình GDPT tổng thể được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2018, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 nêu rõ: HĐTN và HĐTN, HN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, mơi trường và nghề nghiệp tương lai. HĐTN và HĐTN, HN là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; ở cấp tiểu học được gọi là HĐTN, ở cấp THCS và cấp THPT được gọi là HĐTN, HN. HĐTN và HĐTN, HN phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của HS trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp; được triển khai qua bốn mạch nội dung hoạt động chính: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động HN. Nội dung HĐTN và HĐTN, HN được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [8].

có dịp thể hiện, đối chiếu, so sánh hành vi, thái độ của bản thân với mọi người xung quanh, tạo niềm tin, phát triển năng lực và hoàn thiện dần các phẩm chất nhân cách. Đồng thời qua HĐTN, HN sẽ vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân, các tập thể lớp, qua đó phát triển kỹ năng sống.

Hơn thế nữa qua các HĐTN, có các tình huống cụ thể địi hỏi các em ln ln phải tích cực hoạt động, sáng tạo, tự điều chỉnh để giải quyết các tình huống ln ln diễn biến trong cuộc sống thực. Do đó, HĐTN, HN phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, kết hợp quá trình đào tạo với quá trình tự đào tạo, nâng cao vai trò tự quản của tập thể HS. Đó là vấn đề có tính chất định hướng về phương pháp sư phạm. Vấn đề này cần quán triệt trong tất cả các hoạt động giáo dục, điều mà trong giờ học trên lớp cũng tương đối khó thực hiện. Bằng các HĐTN, HN phù hợp với sở thích của từng nhóm HS tự tổ chức, do chính học sinh là chủ thể của hoạt động dưới sự hướng dẫn của các tổ chức, của GV, cùng các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường sẽ thực sự tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động, tích cực của HS, khuyến khích tính sáng tạo, tự tin của các em.

1.3.3. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiêp ở Trường Trung học phổ thông

Khi tổ chức HĐTN, HN ở Trường THPT, để đạt chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhà trường cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây [13]:

(1) Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch:

Nhằm đem lại hiệu quả HĐTN, HN ở Trường THPT phải xác định mục đích rõ ràng, cụ thể cho cả năm học, cho từng học kỳ, cho từng hoạt động. Trong đó cần định hướng đa dạng của mục tiêu giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Đồng thời để đạt được mục tiêu đề ra cần phải lập kế hoạch HĐTN, HN ở Trường THPT chi tiết, khoa học, cụ thể sẽ giúp cho việc tổ chức hoạt động dễ dàng và hiệu quả. Kế hoạch phải đảm bảo tính tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, khơng tùy tiện tổ chức các hoạt động. Dựa trên kế hoạch HĐTN, HN ở Trường THPT, nhà trường cần chủ động cách thức tổ chức, các nguồn lực về con người, tài chính, vật chất và thời gian, nội dung, hình thức và quy mơ hoạt động.

(2) Ngun tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia HĐTN, HN:

Nếu HS bắt buộc học tập các mơn học trên lớp, thì các em có quyền lựa chọn tham gia các HĐTN, HN mà các em yêu thích. Nguyên tắc này đảm bảo cho học sinh có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú, sức khỏe và điều kiện của bản thân mỗi em, như vậy mới tạo được sự hứng thú, tự giác tham gia hoạt động. Cho nên, nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng trong và ngoài nhà trường như các hoạt động giao lưu kết bạn, văn

nghệ, thể dục thể thao, từ thiện...

(3) Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của HS:

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh lý, tâm lý khác nhau. Vì vậy, khi tổ chức HĐTN, HN ở Trường THPT cần chú ý có những nội dung, hình thức cho phù hợp với sự phát triển của học sinh theo từng giai đoạn lứa tuổi.

(4) Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy và tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS:

Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông các em chưa có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tổ chức hoạt động. Vì vậy, vai trị của thầy cơ giáo là người định hướng, gợi ý, dẫn dắt, giúp đỡ các em trong quá trình tổ chức hoạt động, nhưng không được làm thay. Tuy vậy, để tăng tính chủ động, sáng tạo của HS thì việc thực hiện các bước, từ khâu chuẩn bị hoạt động đến tiến hành tổ chức hoạt động, đánh giá hoạt động phải để HS phát huy khả năng của mình, được bày tỏ sáng kiến nhằm giúp hoạt động hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)