Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 58 - 60)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sin hở các

2.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Hình thức tổ chức HĐTN, HN rất đa dạng và phong phú như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích, thể dục thể thao, ... Tùy theo từng điều kiện của nhà trường mà người tổ chức hoạt động này có thể lựa chọn hình thức cho phù hợp với thực tế nhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về hình thức tổ chức HĐTN, HN cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm

Dơi tỉnh Cà Mau, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được số liệu như bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu hình thức tổ chức HĐTN, HN (tính theo %)

Mức độ đáp ứng Đối tượng Tổng CBQL GV HS Rất đáp ứng 10,0 13,3 18,3 16,0 Đáp ứng 25,0 20,0 31,7 27,5 Ít đáp ứng 55,0 41,7 33,3 32,0 Không đáp ứng 10,0 25,0 26,7 24,5

Hình thức tổ chức HĐTN, HN cho HS các trường chủ yếu là giảng dạy trong tiết HN, NGLL chứ ít tổ chức bằng các hình thức khác. Do hình thức tổ chức đơn giản dẫn tới mức độ đáp ứng khơng cao, cụ thể có tới 24,5% khơng đáp ứng được nhu cầu và chỉ có 16,0% rất đáp ứng được nhu cầu về hình thức tổ chức HĐTN, HN. Thực tế thì có rất nhiều hình thức để tổ chức HĐTN, HN. Qua trao đổi với GV và các em HS, đa phần thì hình thức trao đổi, tranh luận các chủ đề hàng tháng theo chương trình HĐTN, HN được thể hiện rất ít, chủ yếu tiết sinh hoạt thầy cô chỉ đánh giá về hoạt động thi đua của lớp chứ ít đền cập đến các chuyên đề. Về hoạt động tập thể sinh hoạt lớp hàng tuần, đa phần những người được hỏi cũng cho rằng chưa được tổ chức đa dạng, sinh động và chưa tạo được sự lôi cuốn cho các em HS.

Mặt khác, việc liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân của thực trạng này là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều hạn chế, chủ yếu phát triển các ngành nghề thủy, hải sản, khơng có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, do điều kiện của nhà trường rất khó cho phép tổ chức cho các em tham quan thực tế cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa để cho các em có điều kiện trực tiếp làm quen với cuộc sống thật của các ngành nghề ở địa phương. Đây cũng là lý do vì sao mà hình thức tổ chức HĐTN, HN chỉ dừng lại ở việc chỉ truyền đạt lý thuyết. Hạn chế này có phần mang tính khách quan, các nhà trường không tự giải quyết được mà cần có sự phối hợp đồng lịng của tất cả các lực lượng xã hội.

Tóm lại, kết quả khảo sát này đã phản ánh đúng thực trạng các hình thức HĐTN, HN ở nhà trường hiện nay còn rất đơn điệu và nhàm chán. Qua đó, chúng ta có thể kết luận, việc tổ chức các hình thức HĐTN, HN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi vẫn còn nhiều bỏ ngõ, chưa đa dạng, chưa phong phú, hiệu quả tổ chức chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn. Thực trạng này đòi hỏi

lãnh đạo các nhà trường cần chú trọng đề ra các giải pháp khắc phục, tăng cường chỉ đạo thực hiện nhiều hình thức HĐTN, HN đa dạng, phong phú hơn. Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ tham gia HĐTN, HN để tổ chức các hình thức HĐTN, HN hiệu quả, chất lượng hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)