Biện pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường THCS huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 73 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ

kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh

* Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng GV là một trong những bước quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục, đặc biệt hiện nay triển khai mơ hình bồi dưỡng mới theo chương trình ETEP thì GV cốt cán hay GV đại trà đều được bình đẳng tiếp cận tài liệu gốc trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) nhằm mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV và CBQL để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

mới thơng qua các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, kết hợp giữa các phương thức trực tuyến, trực tiếp và sinh hoạt chun mơn. Hình thành nguồn nhân lực có trình độ CNTT đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh, là một lĩnh vực đang được chính phủ Việt Nam khuyến khích và ưu tiên đẩy mạnh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.

Sơ đồ 3.1. Chuyển đổi số trong giáo dục

* Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT được xây dựng phụ thuộc vào từng đối tượng và dựa theo nhiệm vụ cụ thể của CBQL và giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu được phân công. Bồi dưỡng, tập huấn về lý thuyết và thực hành về việc ứng dụng CNTT trong từng hoạt động, từng khâu của dạy học: thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT, thực hiện các bài giảng có ứng dụng CNTT (đối với từng dạng bài dạy lý thuyết, thực hành, ôn tập,...). Ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, bài giảng, xây dựng các đề kiểm tra và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh,...Tổ chức bồi dưỡng kiến thức đảm bảo đội ngũ GV và CBQL đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp; ứng dụng CNTT trong dạy và học; tin học hố trong cơng tác quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn, sổ điểm, tuyển sinh,

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính: Biết cài đặt và sử dụng những chức năng cơ bản của hệ điều hành; biết thay thế và sửa chữa những hỏng hóc đơn giản của máy vi tính. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phịng, phần mềm trình chiếu; các kỹ năng khai thác và sử dụng kho dữ liệu điện tử; bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh; kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng Internet,...

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng một số chức năng thông dụng của TBDH hiện đại và cách vận hành những thiết bị này trong phòng học đa phương tiện, phòng họp trực tuyến.

Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT được xây dựng phụ thuộc vào từng đối tượng và dựa theo nhiệm vụ cụ thể của CBQL và giáo viên. Bồi dưỡng, tập huấn về lý thuyết và thực hành về việc ứng dụng CNTT trong từng hoạt động, từng khâu của dạy học: thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT, thực hiện các bài giảng có ứng dụng CNTT (đối với từng dạng bài dạy lý thuyết, thực hành, ôn tập,...). Ứng dụng CNTT trong việc hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, bài giảng, xây dựng các đề kiểm tra và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,...

+ Kế hoạch phải sát với thực tiễn, các nhà trường yêu cầu GV đăng ký nhu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: Phịng GD&ĐT khảo sát trình độ, kỹ năng về CNTT của CBQL, giáo viên trong các trường THCS trên địa bàn. Hướng dẫn các trường tổ chức khảo sát các nội dung phù hợp. Sau đó, đánh giá, phân loại trình độ, kỹ năng về CNTT của CBQL, GV đối với từng trường.

+ Dựa vào nhu cầu bồi dưỡng của CBQL, GV để xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp nhằm đảm bảo ứng dụng CNTT đạt hiệu quả.

+ Căn cứ vào nội dung, số lượng CBQL, GV đăng ký đê tổ chức các lớp bồi dưỡng.

Phòng GD&ĐT thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng CNTT cho ngành. Tổ chức triển khai các lớp, các khóa bồi dưỡng đảm bảo đủ các điều kiện về tài liệu, CSVC, trang thiết bị (phòng học, máy tính, máy chiếu, mạng Internet..).

HT các trường THCS: Tổ chức lớp đào tạo chương trình Tin học căn bản qua hình thức mời báo cáo viên GV cốt cán đã được bồi dưỡng cấp tỉnh, huyện hoặc cử giáo viên Tin học nhà trường để làm báo cáo viên. Trong việc triển khai bồi dưỡng

nhà trường cần có sắp xếp, phân cơng lịch hợp lý và khoa học để tránh việc quá tải hoặc áp lực cho người học đặc biệt là không để ảnh hưởng đến các hoạt động chính khóa trong nhà trường.

Phân cơng GV Tin học, GV có trình độ cao về sử dụng CNTT làm nòng cốt để giúp đỡ trực tiếp, động viên, khuyến khích những GV lớn tuổi, GV năng lực ứng dụng CNTT còn hạn chế, để họ tự tin trong học tập nâng cao trình độ tin học và ứng dụng trong việc đổi mới HĐDH.

Yêu cầu bồi dưỡng phải dựa trên nhu cầu công việc thực tế cần thiết đặt ra, Lãnh đạo nhà trường phải hết sức quan tâm và có trách nhiệm rất cao đối với hoạt động này. CBQL, GV được đào tạo, bồi dưỡng phải hết sức nỗ lực và có trách nhiệm trong q trình tham gia học tập để biết áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Việc đào tạo phải được triển khai thường xun, có kế hoạch và lộ trình do sự thay đổi về đối tượng học viên và sự phát triển khoa học công nghệ diễn ra không ngừng. Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người học tiến bộ, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên mơn nghiệp vụ, hồn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, CBQL cần phải chỉ đạo và định hướng cho người học về nhận thức được vị trí, vai trị, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng từ đó chuyển hóa được nhu cầu, địi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân nhằm tạo ra tính chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng. Hàng năm, CBQL giao cho mỗi GV dựa trên kế hoạch của trường để xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân; trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng. Khi xây dựng kế hoạch, yêu cầu giáo viên phải thể hiện rõ những nét phẩm chất, nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cần hoàn thiện; những kiến thức, kỹ năng sư phạm,... cần bổ sung. Từ đó GV đặt ra mốc thời gian và mức độ hoàn thành phù hợp với điều kiện và năng lực bản thân để lựa chọn hình thức tự học cho phù hợp điều kiện bản thân. CBQL cần sắp xếp thời khóa biểu và phân công chuyên môn hợp lý cho GV thuận lợi trong học tập, định hướng và tạo môi trường tốt nhất cho GV học tập, bồi dưỡng qua các mối quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh, với học sinh, với xã hội. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đầu tư CSVC thiết bị về CNTT để GV có thể nâng cao năng lực như tài liệu, sách báo tạp chí, đĩa CD, mạng internet, kho dữ liệu điện tử,... Trong quá trình tự bồi dưỡng, CBQL yêu cầu mỗi GV phải biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả đã đạt được để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nhằm đạt mục tiêu bồi dưỡng, nhà trường có thể kiêm tra thơng qua bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông

và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên..

Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, ngày hội CNTT:

- Hàng năm, CBQL cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hội thảo, ngày hội CNTT từ đó đưa ra những mơ hình hay, phương pháp mới hoặc những tấm gương điển hình trong ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học để phổ biến và trao đổi. Tại hội thảo hoặc chuyên đề có thể đưa ra những những vấn đề thách thức, vấn đề khó để các thành viên tham gia trao đổi và tháo gỡ; mọi thành viên có thể tọa đàm để thảo luận, học tập lẫn nhau từ đó khích lệ và thúc đẩy được phong trào ứng dụng CNTT trong tồn ngành.

- Cần có chế độ chính sách khuyến khích CBQL, GV trong việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT để tạo động lực thúc đẩy.

- Tham mưu UBND huyện ban hành văn bản yêu cầu về trình độ Tin học cho việc bổ nhiệm cán bộ, luân chuyển GV, nâng lương sớm, xét các danh hiệu thi đua để tạo động lực học tập cho CBQL, GV. Hàng năm, các đơn vị phát động phong trào thi đua, các hội thi về ứng dụng CNTT, cuối đợt có sự tổng kết đánh giá và khen thưởng. Hội đồng thi đua của các đơn vị cần cân nhắc, thảo luận và gắn việc học tập, bồi dưỡng kiến thức CNTT của mỗi thành viên với các danh hiệu trong nhà trường để động viên.

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng:

- Sau mỗi đợt bồi dưỡng, các cấp quản lý tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng; xây dựng các biểu thống kê về chất lượng và trình độ của ngành cũng như của trường để báo cáo và theo dõi.

- Tiến hành đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của các thành viên trong trường theo học kỳ, năm học để có kế hoạch chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, kỹ năng chuyên sâu, các chương trình phần mềm ứng dụng mới. Thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CNTT để hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường THCS huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)