7. Cấu trúc luận văn
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trường CĐSP Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển. Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đơng. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú n. Dân số trung bình tỉnh Gia Lai có 1.359.900 người (số liệu thống kê năm 2014) bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số, còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ- triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường...; tỉnh Gia Lai hiện có 14 huyện, 02 thị xã và thành phố Pleiku, với 222 xã, phường, thị trấn.
“Được thành lập vào tháng 11 năm 1979 Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai là một trường sư phạm đa cấp, đa hệ có nhiệm vụ đào tạo giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non cho tỉnh Gia Lai và các tỉnh khác. Trường còn được giao nhiệm vụ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cho tỉnh; phối hợp đào tạo tiếng Jrai, Bahnar cho đội ngũ công chức trong tỉnh; phối hợp với các trung tâm Đào tạo từ xa, một số trường đại học đào tạo trình độ đại học cho giáo viên. Hiện nay nhà trường có 7 khoa đào tạo: Tự Nhiên, Xã Hội, Anh Văn, Mầm Non, Tiểu học, Thể dục-Nhạc-Họa và Quản lý Giáo dục; 6 phịng chức năng: Hành chính-Quản trị, Đào tạo, Đào tạo vừa làm vừa học, Tổ chức-Chính trị, Thanh tra và Tài vụ; 4 tổ trực thuộc: Tâm lý-Giáo dục, Lý luận Chính trị, Quản trị mạng và thiết bị dạy học và Thư viện; 01 ban: Ban Quản lý Ký túc xá.
Nhà trường đã đào tạo 23 ngành học, trong đó có 17 ngành sư phạm và 6 ngành ngồi sư phạm. Do điều kiện khó khăn trong cơng tác tuyển sinh nên 2 năm học vừa qua, số ngành học trường đào tạo chỉ còn lại 2 ngành là Sư phạm Tiểu học và Sư phạm Mầm non với tổng số sinh viên là 750 chính quy. Từ năm 2010 nhà trường còn đào tạo sinh viên cho tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [4]
Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành GDMN được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các khoa đào tạo và các phòng ban liên quan. Hàng năm, sinh viên của nhà trường tốt nghiệp đều đạt kết quả cao. Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động đào tạo ngành GDMN vẫn gặp phải một số khó khăn và vướng mắc cần tháo gỡ.