7. Cấu trúc luận văn
2.4. Đánh giá chung
Công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành giáo dục Mầm non được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giảng viên. Nhà trường đã ban hành các văn bản liên quan đến việc chỉ đạo công tác đào tạo ngành GDMN cụ thể như: Công văn số 213/CV-CĐSP ngày 15 tháng 10 năm 2017 của Hiệu trưởng trường CĐSP Gia Lai về việc tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi cho các ngành học hệ CĐSP và TCCN; Văn bản số 431/QĐ – CĐSP ngày 15/9/2018 của Hiệu trưởng trường CĐSP Gia Lai về việc quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Những văn bản này đã góp phần chỉ đạo cơng tác đào tạo ngành GDMN có chất lượng và hiệu quả. Các công tác quản lý hoạt động đào tạo như: quản lý công tác tuyển sinh; quản lý nội dung, chương trình đào tạo; quản lý hoạt động dạy học; quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên; quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá; quản lý sinh viên tốt nghiệp và ra trường, quản lý các điều kiện hỗ trợ luôn được nhà trường chú trọng. Điều đó, góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo tại các ngành học nói chung và ngành GDMN nói riêng tại trường CĐSP Gia Lai.
2.4.1. Điểm mạnh
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực tế, chúng tơi thấy rằng cơng tác quản lý hoạt động đào tạo ngành GDMN tại trường CĐSP Gia Lai luôn được chú trọng. Trường đã ban hành các quyết định cụ thể phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động đào tạo tại trường như quyết định kế hoạch năm học, quyết định phân công nhiệm vụ năm học, quyết định thanh tra, kiểm tra... Bên cạnh đó, nhằm quản lý tốt công tác đào tạo, nhà trường đã xây dựng và ban hành các nội quy, quy chế liên quan đến quá trình đào tạo như: quy chế học sinh – sinh viên, quy chế ra vào lớp, quy chế học bổng, quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ…. Quản lý hoạt động đào tạo thực hiện xuyên suốt trong năm học và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban liên quan. Để tìm hiểu thêm những điểm mạnh và điểm yếu mà CBQL và giáo viên gặp phải trong quá trình quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục Mầm non, chúng tôi sử dụng câu hỏi phỏng vấn CBQL và giáo viên. Kết quả thu được như sau:
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường dần được nâng cao, chuẩn hóa. Cán bộ giáo viên thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, giáo viên có trình độ thạc sĩ ngày càng tăng dần, các loại hình đào tạo được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.Nhà trường luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thông qua việc triển khai các qui chế, qui định của các Bộ, ngành, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đồng thời, Ban Giám hiệu đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng các qui chế quản lý trong nhà trường để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện đảm bảo tính cơng bằng, đúng qui chế đào tạo. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai trong việc mua sắm TTB dạy học, cải tạo sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập. Phương thức quản lý của nhà trường được thực hiện đồng bộ từ bước lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo chỉ đạo và kiểm tra giám sát.
2.4.2. Điểm yếu
Phần lớn các tiêu chí khảo sát, đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo tại Trường CĐSP Gia Lai đều ở mức độ trung bình. 16.67% số người được hỏi cho rằng hiện nay công tác tuyển sinh gặp nhiều hạn chế. 8.33% cho rằng mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng. 5% đánh giá nội dung đào tạo chưa sát thực. 15% nhận xét chương trình đào tạo nặng về lý thuyết. 10% phương pháp và hình thức đào tạo chưa đổi mới. 8.33% nhận xét chất lượng đội ngũ CBQL và GV chưa cao. 13.33% cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu.10% nhận định nguồn lực tài chính eo hẹp. 5% nhận định cơng tác kiểm tra đánh giá theo phương pháp truyền thống, chưa đánh giá đúng năng lực người học.
Công tác tuyển sinh chưa linh hoạt về phương pháp và chưa chủ động tiếp cận đối tượng tuyển sinh. Các trang web hỗ trợ tuyển sinh chưa được đầu tư đúng mức. Nội dung, chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đến vấn đèNhìn chung, cơng tác quản lý của nhà trường nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nói riêng vẫn cịn bộc lộ nhiều bất cập. Hoạt động giảng dạy của giảng viên còn nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đề thầy đọc trò chép vẫn tồn tại, các tiết học còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng lồng ghép giải quyết các tình huống vài bài học. Phương pháp kiểm tra đánh giá chỉ mới dừng lại ở mức thực hiện đánh giá theo phương pháp truyền thống (thi tự luận) nên chưa thực sự đánh giá đúng năng lực của người học và chất lượng quá trình đào tạo. Chưa chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc với học sinh – sinh viên cũ, điều này ảnh hưởng đến việc thu thập ý kiến của người học sau tốt nghiệp.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo mặc dù đã có quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ, thiếu đa dạng về chủng loại do ít được đầu tư mua mới, cịn mang tính dàn trải, chưa được khai thác, sử dụng hết công suất; công tác bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa chưa được chú ý đúng mức; các giáo trình, tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học, phòng đọc, thư viện chưa đầy đủ để phục vụ nhu cầu dạy và học.
Đội ngũ giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm quản lý học sinh, sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự linh hoạt, chưa phát huy hết khả năng, thời gian dành cho
nghiên cứu tài liệu, soạn bài giảng chưa nhiều, nên chất lượng giảng dạy chưa cao. Sinh viên chưa chủ động nhiều trong vấn đề tự học và các công tác nghiên cứu khoa học nên chất lượng học tập chưa cao.
Chương trình, giáo trình đào tạo cịn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều về kỹ năng thực hành để phù hợp với yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo chưa được thường xuyên đổi mới; các giáo trình, tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học, phịng đọc, thư viện chưa đầy đủ để phục vụ nhu cầu dạy và học.
2.4.3. Nguyên nhân
Công tác quản lý hoạt động đào tạo tại trường chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Các phòng chức năng và các bộ mơn chưa phát huy tính chủ động trong công việc, cịn trơng chờ vào sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu. Qua khảo sát cho thấy công tác tuyển sinh gặp nhiều hạn chế do việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh chưa linh hoạt. Nội dung đào tạo thiên về lý thuyết, chưa xây dựng được nhiều bài tập giải quyết tình huống sát thực với thực tiễn. Giai đoạn từ năm học 2019 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình đại dịch Covid nên quá trình đào tạo của nhà trường phần nào bị ảnh hưởng, có nhiều giai đoạn trường phải chuyển hình thức học trực tiếp sang học online nên chất lượng đào tạo chưa thực sự có hiệu quả. Phương pháp và hình thức đào tạo chưa đổi mới. Chất lượng đội ngũ CBQL và GV chưa đáp ứn được theo các yêu cầu đặt ra của Bộ Giáo dục, vì thiếu giảng viên cơ hữu nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuyển sinh tại trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ít được sử dụng thường xuyên nên xảy ra tình trạng hư hỏng, xuống cấp, ảnh hưởng đến quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá theo phương pháp truyền thống, nhà trường tự kiểm tra đánh giá chéo lẫn nhau giữa các đơn vị, phòng ban nên hiệu quả chưa cao. Việc đánh giá kết quả đào tạo chỉ dừng lại ở mức kiểm tra tập trung theo hình thức tự luận nên chưa đánh giá đúng năng lực người học. Công tác quản lý sinh viên tốt nghiệp và ra trường còn hạn chế ở việc xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc với sinh viên cũ, do đó, khi nhà trường muốn thu thập ý kiến phản hồi chất lượng đào tạo từ người học đối với q trình đào tạo sẽ khó thực hiện.
Theo đánh giá của người học, 8% cho rằng giáo trình phục vụ việc học tập chưa đầy đủ, 19.33% cho rằng giáo trình học tập chưa phù hợp. 23.33 % cho rằng cơ sơ vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập. 7.33% đánh giá phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. 40.67% đánh giá trường thiếu quan tâm trong việc quản lý sinh viên tốt nghiệp và ra trường, chỉ 1.33% người học nhận định công tác kiểm tra đánh giá thiếu trung thực, khách quan.
Tiểu kết chương 2
Qua tìm hiểu thực tế, phỏng vấn và nghiên cứu khảo sát ý kiến của 210 CBQL, giáo viên và sinh viên cho thấy thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non của trường CĐSP Gia Lai.
Qua chương này, chúng tơi tìm được mặt mạnh, mặt yếu, ngun nhân khách quan và chủ quan. Từ đó chúng tơi có cơ sở để đề xuất các biện pháp thực hiện quản lý hoạt động đào tạo ngành GDMN một cách có hiệu quả.
Cơng tác quản lý hoạt động đào tạo ngành GDMN tại trường CĐSP Gia Lai được thực hiện khá tốt, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non. Trong quá trình quản lý trường CĐSP Gia Lai đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý như lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra giám sát. Cán bộ quản lý, giáo viên hướng và sinh viên có nhận thức cao về vị trí, vai trị của quản lý hoạt động đào tạo và về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý còn thấp hơn mức độ nhận thức.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non trường CĐSP Gia Lai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non rất đa dạng về chủ thể quản lý, cơ chế làm việc, các nguồn lực và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân là khá cao. Thực trạng trên là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất, hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Giáo dục mầm non tại trường CĐSP Gia Lai nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI