Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điếm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xạ trị 3d-crt sau mổ cắt tuyến vú triệt căn cải tiến tại bệnh viện đà nẵng (Trang 27 - 32)

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đà Nẵng

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2011- 30/9/2012.

Tính cỡ mẫu:

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu; α=0,05 mức ý nghĩa thống kê tương đương độ tin cậy 95%, tra bảng ta có Z(1-α/2)= 1,96. P là tỷ lệ bệnh nhân xạ trị bổ trợ sau mổ MRM. Theo nghiên cứu của Morgan [1h] lấy p = 0.65, ε là giá trị tương đối lấy bằng 0,2. Thay vào công thức trên ta có: n = 51,17 . Vậy cỡ mẫu của nghiên cứu cần tối thiểu là 52.

Chọn mẫu:

Là chọn mẫu có chủ đích: chỉ lấy bệnh nhân ung thư vú đã phẩu thuật MRM có chỉ định điều trị tia xạ bổ trợ.

2.4. Mô tả quá trình thao tác chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 2.4.1. Qui trình chọn bệnh nhân:

Chọn tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong khoảng thời gian từ tháng 3/2011 đến hết tháng 9/2012 vào nghiên cứu.

2.4.2. Ghi nhận thông tin lâm sàng, cận lâm sàng:

2.4.2.1. Lâm sàng:

• Các yếu tố dịch tễ : tuổi, dân tộc, trình độ học vấn.

Tiền sử :

Tiền sử cá nhân :

• + Tiền sử sản phụ khoa: tuổi có kinh đầu tiên, tuổi lấy chồng, số con sinh, sinh non, sẩy thai, số con hiện sống.

• + Tiền sử cho con bú: tắc sữa, thời gian cho con bú

Tiền sử gia đình: mẹ, dì, chị em ruột, con gái có bị ung thư vú, ung thư

buồng trứng không

Bệnh sử:

Thời gian mắc bệnh, triệu chứng đầu tiên, diễn tiến bệnh, các biện pháp điều trị trước khi vào viện, các xét nghiệm đã làm, được chẩn đoán bằng cách nào như tự sờ thấy hay qua khám định kì, sàng lọc….

Khám lâm sàng và đánh giá bệnh nhân trước điều trị

Đánh giá toàn trạng: điểm toàn trạng

• 0 : Hoạt động bình thường, có thể thực hiện được tất cả các hoạt

động thông thường không hạn chế, không cần trợ giúp của thuốc

giảm đau.

• 1 : Hạn chế các hoạt động gắng sức nhưng có thể đi lại được và thực

hiện được các công việc nhẹ, công việc không đòi hỏi đi lại nhiều.

Nhóm này cũng gồm cả những bệnh nhân hoạt động bình thường

như độ 0 nhưng với trợ giúp của thuốc giảm đau.

• 2 : Có thể đi lại được và tự chăm sóc bản thân nhưng không thể làm

• 3: Chỉ chăm sóc bản thân một cách hạn chế, nghỉ tại giường hoặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ghế > 50% thời gian thức.

• 4. Mất khả năng hoàn toàn, không thể thực hiện bất kỳ thao tác

chăm sóc bản thân nào và hoàn toàn nằm nghỉ tại giường hoặc ghế. • Đánh giá bệnh kèm theo: bệnh lý tim mạch, phổi phế quản, da và mô

liên kết.

Khám bệnh nhân trước điều trị: đánh giá tình trạng vết mổ, diện vú đã

phẫu thuật, hạch vùng nách 2 bên, khám vú đối diện, đánh giá chi trên bên vú bị bệnh, đánh giá lâm sàng tình trạng hô hấp, tim mạch.

Đo chu vi 2 tay trước và sau điều trị: mỗi bên đo tại 4 điểm gồm tại vị

trí khớp bàn – ngón tay, cổ tay, điểm xa cách lồi cầu ngoài xương cánh tay 10cm (nằm trên vùng cẳng tay), điểm cách lồi cầu ngoài xương cánh tay 15 cm về phía gần (nằm trên vùng cánh tay). [29]. Chẩn đoán phù cánh tay sau phẫu thuật và/hoặc xạ trị UTV khi có: tê, nặng tay, tay to ra, đo chu vi thấy tăng chu vi từ 2cm trở lên tại bất kì điểm đo nào [29]. • Đánh giá mức độ phù tay sau điều trị [13, 21]:

Bảng 2.1. Đánh giá giai đoạn và mức độ phù theo Hội bạch huyết Quốc tế

Giai đoạn 0: • chỉ có cảm giác nặng tay, chưa có biểu hiện lâm sàng có thể lượng hóa được.

Giai đoạn I : • Tích lũy dịch bạch huyết giai đoạn sớm biểu hiện có phù, ấn lõm.

da. Tích lũy dịch bạch huyết tăng và trở thành mạn tính.

Giai đoạn III: Phù voi, không còn dấu hiệu ấn lõm, to chi toàn bộ.

Mỗi giai đoạn lại được chia thành 3 mức độ

Độ nhẹ Khác biệt số đo giữa 2 bên tay < 3cm. • Độ trung bình Khác biệt số đo giữa 2 tay từ 3cm đến 5cm. • Độ nặng Khác biệt số đo giữa 2 tay > 5cm.

Đánh giá các tác dụng phụ của phẫu thuật và/ hoặc hóa trị trước đó:

suy tủy xương do hóa trị, phản ứng da, nhiễm trùng phổi- màng phổi, độc tính cơ tim, phù tay bên vú bệnh…

Ghi nhận thông tin khám bệnh nhân trước phẫu thuật : đặc điểm vị trí

u, kích thước u, xâm lấn da vùng vú hay không, xâm lấn cơ ngực lớn hay không, có một u hay nhiều u, đặc điểm hạch vùng.

Ghi nhận thông tin đánh giá trong mổ : vị trí, kích thước u, đặc điểm

xâm lấn, hạch vùng, kết quả đại thể của phẫu thuật như số lượng hạch vét được, đã vỡ vỏ chưa ? hạch di căn đại thể thuộc nhóm nào ?...

2.4.2.2. Cận lâm sàng

a) Mô bệnh học khối u sau mổ: ghi nhận thông tin về đại thể, vi thể,

HMMD, số lượng hạch đánh giá được, số hạch dương tính, có phá vỡ vỏ không, số lượng hạch vỡ vỏ, hạch vỡ vỏ thuộc nhóm nào….

b) Đánh giá chức năng tim mạch: bằng siêu âm tim, điện tim.

c) Chụp phim x quang ngực thẳng thường qui. d) Chụp mammography vú còn lại.

e) Xạ hình xương nếu có dấu hiệu nghi ngờ di căn xương.

f) Nếu bệnh nhân trẻ, thử phản ứng Quick-stick để loại trừ khả năng có thai.

g) Xét nghiệm chỉ điểm u: CEA, CA 15-3,

Bảng 2.2: Đánh giá chỉ điểm u [14]: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NL Giảm > 10% ổn định (±10%) Tăng > 10%

CEA 0 -2 +1 +2

CA 15-3 0 -2 +1 +2

ESR 0 -1 +1 +2

(mm/h, bình thường sau 1h là 10, sau 2h là 20, ở đây tính theo mốc tại thời điểm sau 2h).

Đánh giá điểm: cộng tổng điểm 3 chỉ số, nếu > 0 thì bệnh có tiến triển về mặt sinh hóa, < 0 bệnh có đáp ứng về sinh hóa.

h) Xét nghiệm thường qui đánh giá bilan: sinh hóa, huyết học, chức năng

gan, thận…

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điếm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xạ trị 3d-crt sau mổ cắt tuyến vú triệt căn cải tiến tại bệnh viện đà nẵng (Trang 27 - 32)