2.2 .Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
2.2.2 .Tóm tắt các kết quả nghiên cứu
Các bài nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu về các chiến lược quản lý dòng tiền như phương pháp hồi quy tương quan, mơ hình tối ưu hóa, phương pháp case-studies. Các nghiên cứu trên cũng đã sử dụng nhiều số liệu hoạt động tài chính bao gồm doanh thu trên tài sản, tổng doanh thu trước thuế, lợi nhuận kinh doanh gộp, vốn đầu tư, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư (ROI). Bất chấp sự khác biệt trong phương pháp luận, nhưng hầu hết các bài nghiên cứu trên điều thực hiện theo lối kinh nghiệm để kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty, sử dụng các giá trị tĩnh của các biến đo lường dòng tiền và đây cũng là một phương pháp hữu ích với mục đích để làm tiêu chuẩn so sánh giữa các cơng ty cạnh tranh nhau. Mặc dù những nghiên cứu trước đây đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về quản trị dịng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty, tuy nhiên chúng chưa xem xét đến sự thay đổi của dòng tiền liên kết đến sự thay đổi trong hiệu quả tài chính của cơng ty như thế nào? Có tác động ngay lập tức hay không? Hay cần một khoảng thời gian trễ nhất định và trong bao lâu? tức là sẽ xem xét độ trễ theo thời gian trước khi hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng. Một vài nghiên cứu trước đây đã chú tâm đến giá trị độ trễ của các biến dòng tiền như bài nghiên cứu của Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007) đã kiểm định tính vững của những kết quả tìm thấy bởi giá trị độ trễ của các biến dòng tiền trong một giai đoạn nhất định bằng việc hồi quy các đại lượng đo lường tĩnh và Ebben và Johnson (2011) cũng xác định mối tương quan giữa những thay đổi của các biến dòng tiền và các đại lượng đo lường hiệu quả, dựa trên các giá trị tĩnh của các đại lượng đo lường. Hai
nghiên cứu này đã bắt đầu tìm hiểu ảnh hưởng thay đổi của quản lý dịng tiền nhưng khơng có bài nghiên cứu trước đây nào tìm hiểu đầy đủ mối tương quan giữa thay đổi trong đo lường dòng tiền và thay đổi trong hiệu quả tài chính.
Bên cạnh đó, các kết quả chính của những nghiên cứu trước đây về quản lý dòng tiền cho thấy rằng sự hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ giữa hoạt động tài chính của cơng ty và quản trị dịng tiền. Hầu hết các bài nghiên cứu như Churchill và Mullins (2001), Farris và Hutchison (2002), Randall và Farris (2009) đều cho rằng rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn kho và số ngày phải trả sẽ giúp cải thiện hiệu quả tài chính của cơng ty, qua đó chu kỳ tiền mặt có mối quan hệ nghịch biến với doanh thu trước thuế. Bài nghiên cứu của Deloof (2003) cũng đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận hoạt động gộp và kỳ thu tiền bình quân, số ngày hàng tồn kho bình quân, số ngày phải trả bình quân. Đồng thời, theo Garcia- Teruel và Martinez-Solano (2007) ủng hộ những dự đoán lý thuyết, cho rằng kỳ thu tiền bình quân ngắn và số ngày tồn kho ngắn ngắn gắn liền với ROA cao hơn, đồng thời theo ơng số ngày phải trả bình qn ít có ý nghĩa khi nghiên cứu các giá trị độ trễ. Còn theo tác giả Ths. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) cho thấy rằng chu kỳ tiền mặt (CCC) có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của các công ty và mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ thu tiền bình quân, số ngày hàng tồn kho bình quân và số ngày phải trả bình quân với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động từ hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, trong các nghiên cứu trước đây về việc kiểm tra ảnh hưởng của việc thực hiện thay đổi về số ngày tồn kho theo thời gian điển hình như Capkun et al (2009) đã kiểm tra những thay đổi hàng tồn kho và nhận thấy là mức độ giảm trong hàng tồn kho trong một năm gắn liền với mức thu nhập và lợi nhuận cuối năm cao hơn, Lieberman và Demeester (1999) cũng kiểm tra quan hệ giữa hàng tồn kho và hiệu quả tài chính của các cơng ty tự động Nhật Bản và nhận thấy rằng việc giảm 10% lao động trong quá trình tồn kho gắn liền với 1% cải tiến năng suất với độ trễ một năm. Cả hai tác giả trên đều cho rằng những thay đổi hàng tồn kho ngay lập tức dẫn đến hoạt động cải thiện của công ty và sẽ tiếp tục kéo dài sang năm sau, độ trễ
bằng 1 năm. Dựa trên phát hiện này, mức giảm của số ngày tồn kho bình quân sẽ tương ứng với cải thiện hiệu quả tài chính cơng ty ngay tức khắc và tiếp tục kéo dài một năm. Tương tự, khi thay đổi độ lớn của DSO, DPO hoặc CCC và OCC sẽ có ảnh hưởng giống như ảnh hưởng của DIO đến khả năng thanh toán và hoạt động tài chính của cơng ty, người ta tin rằng thay đổi những biến số này cũng sẽ tương ứng với cải thiện hoạt động tức thời kéo dài đến một năm.
Còn trong vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ nội sinh giữa quản trị dịng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty, cũng có khơng ít các nghiên cứu trước đây đã đặt câu hỏi về hướng quan hệ giữa hiệu quả tài chính và quản trị dịng tiền của công ty. Theo Deloof (2003) đề xuất rằng thay đổi trong hiệu quả tài chính của cơng ty có thể là động lực dẫn đến thay đổi trong dòng tiền. Tuy nhiên, các mối quan hệ dự đoán trên vẫn chưa được kiểm chứng bằng các phương pháp thống kê cụ thể.
Chính vì những lý do trên, bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Kroes và Manikas (2013) để áp dụng cho các công ty sản xuất được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm xem xét mối quan hệ giữa thay đổi trong dịng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty, giá trị độ trễ giữa các biến và mối quan hệ hai chiều giữa thay đổi trong dòng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty dựa trên các kết quả tìm thấy.
Bảng 2.1: Tóm lƣợc các kết quả nghiên cứu
Tác giả Năm Mẫu nghiên cứu Phƣơng pháp Kết quả nghiên cứu
Stewart 1995 Kịch bản giả định Case-
examples
DSO càng ngắn sẽ tác động cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời mở rộng chu kỳ thanh toán rõ ràng sẽ cho phép công ty giữ tiền lâu hơn, dẫn đến cải thiện thanh khoản
Tsai 2011 Kịch bản giả định
Mơ hình tối ưu hóa và các
giả định
nghiên cứu
Nếu cơng ty kéo dài DSO sẽ làm rủi ro thu hồi các khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty
Churchill và Mullins 2001 Dữ liệu tài chính của các cơng ty Case- examples Kiểm định OCC có thể được sử dụng như thước đo xác định tiềm năng tăng trưởng của một công ty. DSO càng ngắn sẽ tác động cải thiện hiệu quả tài chính Farris và Hutchison 2002 Dữ liệu tài chính của các cơng ty Case- examples
Tầm quan trọng của đại lượng CCC, đồng thời hoạt động của công ty tốt hơn khi DPO dài hơn
Farris và Hutchison 2003 dữ liệu tài chính hàng năm từ 1986- 2001 của 5884 công ty ở các ngành
Đối chiếu giá trị trung bình CCC của các
ngành cơng
nghiệp
Thời gian trung vị của CCC đã giảm trong giai đoạn 1986-2001. Deloof 2003 Dữ liệu tài chính của 1009 cơng ty phi tài chính ở Bỉ Tương quan và hồi quy
DIO, DSO, DPO ngắn hơn khi tổng thu nhập hoạt động cao hơn. CCC khơng có ý nghĩa đối với tổng thu nhập hoạt động Garcia-
Teruel và 2007
8872 công ty quy
mô nhỏ và vừa từ Hồi quy
CCC, DIO, DPO và DSO ngắn hơn có ảnh hưởng
Martinez- Solano 1996-2002 tốt hơn đến ROA. Kroes và Manikas 2013 1233 công ty sản xuất từ Q3/2008- Q3/2011 GEEs và kiểm định nhân quả Granger ΔCCC không tác động đến thay đổi hiệu quả tài chính của công ty, tuy nhiên những thay đổi của ΔOCC lại có liên quan đáng kể đến thay đổi của ΔTobin's Q Ebrahim Mansoori 2012 92 công ty Singapore giai đoạn 2004-2011 phương pháp OLS gộp và tác động cố định Việc rút ngắn CCC, rút ngắn DSO, DIO có thể cải thiện hiệu quả cơng ty nhưng việc rút ngắn DPO sẽ giảm lợi nhuận của công ty. Sự khác biệt giữa các nhóm ngành cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận
Ths. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên 2014 208 công ty được niêm yết trên 2 sàn
chứng khốn HOSE và HNX, trong vịng 7 năm từ 2006-2012 Pooled OLS, GLS và FEM CCC có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của các công ty và mối quan hệ nghịch biến giữa DIO, DSO, DPO với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động từ hoạt động kinh doanh
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã sử dụng rất nhiều phương pháp luận khác nhau và đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về mối quan hệ giữa quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của cơng ty. Tuy nhiên hầu hết các bài nghiên cứu trên điều sử dụng các giá trị tĩnh của các biến đo lường dòng tiền. Một vài nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu ảnh hưởng thay đổi của quản lý dòng tiền nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa tìm hiểu đầy đủ mối tương quan giữa thay đổi trong đo lường dòng tiền và thay đổi trong hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, hầu hết các kết quả tìm thấy đều cho rằng chu kỳ tiền mặt (CCC), chu kỳ kinh doanh (OCC), kỳ thu tiền bình quân (DSO), số ngày hàng tồn kho bình quân (DIO) và số ngày phải trả bình qn (DPO) có mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính của cơng ty và khi thay đổi độ lớn của DSO, DPO hoặc CCC và OCC sẽ có ảnh hưởng giống như ảnh hưởng của DIO đến khả năng thanh toán và hoạt động tài chính của cơng ty sẽ tương ứng với cải thiện hoạt động tức thời kéo dài đến một năm. Ngoài ra, khi xem xét mối quan hệ nội sinh giữa các biến với dự đoán rằng hiệu quả tài chính của cơng ty sẽ bị tác động bởi thay đổi các đại lượng đo lường dịng tiền, chứ khơng phải là thay đổi trong hiệu quả tài chính sẽ dẫn đến thay đổi các đo lường dòng tiền nhưng vẫn chưa được kiểm chứng bằng các phương pháp thống kê. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Kroes và Manikas (2013) để khắc phục các hạn chế trên nhằm mở rộng các nghiên cứu trước đây.