Mô tả đặc trưng của mẫu

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến năng lực hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 36)

CHƯƠNG 4 ẾT QUẢ NGHIÊN ỨU

4.1 Mô tả đặc trưng của mẫu

Bảng khảo sát đã được phát tại các lớp học ngay trong các trường học, đã thu về 317 phiếu hợp lệ trong tổng số 335 phiếu khảo sát, chiếm tỉ lệ 95%.

4.1.1 Cơ cấu trường

Những HS đã tham gia khảo sát đến từ 29 trường khác nhau thuộc 10 quận khác nhau trong TP.HCM, sự đa dạng này giúp tránh thiên lệch trong q trình phân tích do chính sách thực thi tại từng quận khác nhau. Trong số 317 HS đã trả lời khảo sát thì có 40% đến từ trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), 16% thuộc trường THTH Sài Gòn (quận 5), 11% thuộc trường THPT Hùng Vương (quận 5), 5% thuộc trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) và 28% còn lại đến từ những trường khác (Phụ lục 5.1).

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên giả định là mọi trường tại TP.HCM đều nhận được những hướng dẫn và trợ giúp như nhau đối với chương trình hướng nghiệp từ cơ quan chủ quản là Sở GD&ĐT, và các HS đều được hưởng lợi từ chương trình như nhau.

4.1.2 Giới tính

Trong số 317 HS tham gia khảo sát có 199 nữ (chiếm gần 63%) và 118 nam (chiếm gần 37%). Sự chênh lệch giới tính khá lớn đến từ đặc trưng của lớp học trong trường cũng như lớp học thêm (Phụ lục 5.2).

4.1.3 Khối lớp

Nghiên cứu muốn tập trung vào khối 12, vì đây là khối học cuối cấp THPT, đã trải qua tồn bộ q trình tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường để có thể đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong vài tháng tới. Tuy nhiên vì muốn xem xét chương trình hướng nghiệp một cách tồn diện trong toàn bộ ba năm học cấp ba nên các khối khác cũng được

đưa vào khảo sát để tìm hiểu. Vì vậy, cơ cấu khối lớp có phần nghiêng về khối 12 với gần 47%, các khối 10 và 11 xấp xỉ nhau ở tỉ lệ tương ứng là 27% và 26% (Phụ lục 5.3).

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nội dung kiểm định Cronbach Alpha của từng nhóm yếu tố được trình bày chi tiết trong Phụ lục 6.

Bảng 4-1 Hệ số Cronbach Alpha

STT Nhóm yếu tố Hệ số Cronbach Alpha

1 Năng lực hướng nghiệp của HS 0,838

2 Chương trình hướng dẫn 0,653

3 Dịch vụ đáp ứng 0,828

4 Hỗ trợ hệ thống 0,767

Đối với nhóm Chương trình hướng dẫn, biến CT4 (Thơng tin về chương trình) đã bị loại vì có tương quan với tổng thể là 0,226 nhỏ hơn 0,3 và khi loại biến này làm hệ số Cronbach Alpha tăng từ 0,633 lên 0,655. Điều này khá hợp lý bởi tư vấn hướng nghiệp là một chương trình bắt buộc, được Bộ GD&ĐT quy định các trường phải triển khai. Do vậy tại hầu hết các trường, HS đều được thông báo về chương trình này thơng qua Ban giám hiệu tại các buổi hội thảo tồn trường, hoặc thơng qua GVCN qua các giờ sinh hoạt trên lớp. Tương tự, biến DV2 (Tìm thơng tin hỗ trợ tài chính) đã bị loại khỏi nhóm Dịch vụ đáp ứng do có hệ số tương quan với tổng thể là 0,052 nhỏ hơn 0,3, và hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến sẽ tăng lên đáng kể, 0,83 so với 0,734. Thơng tin hỗ trợ tài chính là những thơng tin về các chương trình cho vay vốn ưu đãi để giúp sinh viên trang trải học phí ĐH, hoặc là những quy định về học bổng tại các trường CĐ, ĐH. Do đặc trưng của văn hoá Việt Nam, đặc biệt tại khu vực TP.HCM là cha mẹ sẽ là nguồn tài trợ chính cho con cái trong suốt quá trình học đại học này nên nhu cầu tìm hiểu thơng tin này của HS thường không đáng kể.

Riêng trường hợp loại biến sẽ làm tăng hệ số Cronbach Alpha, trong nhóm Dịch vụ đáp ứng thì loại biến DV1 (Giải toả khó khăn khi chọn nghề) sẽ giúp tăng hệ số từ 0,828 lên 0,844. Tuy nhiên thay đổi này hầu như khơng đáng kể, vì vậy việc có loại biến trên hay khơng sẽ được quyết định dựa vào kết quả ở phép phân tích nhân tố.

4.3 Kết quả phân tích nhân tố

Lần 1: Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhân tố được rút ra với khả năng giải thích được 60,6% biến thiên của tập dữ liệu. Hệ số KMO = 0,743 (lớn hơn 0,5) và kiểm định Barlett có giá trị Sig.= 0,000 cho thấy tập dữ liệu đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố. Tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 (Phụ lục 7).

Bảng 4-2 Các nhóm nhân tố được rút ra từ phân tích nhân tố

Tên biến X1 X2Nhân tốX3 X4

CT5 - Thơng tin về đặc điểm nghề 0,719

CT6 - Thông tin về thị trường lao động 0,680

DV1 - Giải toả khó khăn khi chọn nghề 0,762

DV3 - Ra quyết định chọn nghề 0,802

DV4 - Xác định mục tiêu và lập kế hoạch nghề nghiệp 0,826

HT2 - Sự hợp tác của cha mẹ 0,579

HT3 - Cơ sở vật chất 0,733

HT4 - Nhận thức của GV 0,804

HT5 - Khả năng tìm hiểu tâm lý HS 0,623

HT1 - Chuyên gia tư vấn nghề 0,836

HT6 - Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp 0,547

HT7 - Tài liệu 0,858

CT1 - Hình thức tư vấn 0,863

CT2 - Lĩnh vực GV đã giúp đỡ 0,590

CT3 - Hình thức hướng nghiệp 0,842

Eigenvalues 3,59 2,68 1,63 1,19

Độ biến thiên được giải thích

(Variance explained (%)) 23,92 17,88 10,87 7,96

Độ biến thiên được giải thích tích luỹ

(Cumulative variance explained (%)) 23,92 41,80 52,67 60,63

Đặt tên nhân tố mới: X1 – Lĩnh vực giúp đỡ X2 – Hỗ trợ hệ thống X3 – Yếu tố chuyên môn X4 – Chương trình hướng dẫn

Xem xét ma trận hệ số tương quan giữa các biến và hệ số Cronbach Alpha của các nhân tố mới cho thấy thang đo trong từng nhân tố mới có ý nghĩa và có tính nhất qn cao (trình bày chi tiết trong Phụ lục 8 và 9).

Nhân tố X1 – Lĩnh vực giúp đỡ bao gồm 5 biến CT5, CT6, DV1, DV3, DV4. Có sự kết hợp trên là do các yếu tố này đều là kết quả của quá trình tương tác giữa HS với hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong trường học. Ngồi cung cấp thơng tin về ngành nghề, xu hướng nghề, nhu cầu thị trường, nhà trường còn là kênh hỗ trợ tư vấn giúp HS giải toả lo lắng khi chọn nghề, xác định mục tiêu nghề nghiệp và lập kế hoạch nghề nghiệp, và ra quyết định chọn nghề phù hợp.

Nhân tố X2 – Hỗ trợ hệ thống bao gồm 4 biến HT2, HT3, HT4, HT5, các biến này đều được rút ra từ nhóm Hỗ trợ hệ thống. Thơng thường, hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường được Trưởng ban hướng nghiệp phổ biến đến các GVCN, thơng qua đó truyền đạt đến từng HS trong lớp. Vì vậy yếu tố nhận thức của GV về tư vấn nghề nghiệp và khả năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý HS của GV là rất quan trọng trong việc thực thi hiệu quả và hữu hiệu chương trình hướng nghiệp. Ngồi ra, vì bên cạnh nhà trường thì gia đình là nơi có ảnh hưởng mạnh trong việc giáo dục HS về tâm lý, học hành và nghề nghiệp nên sự đầu tư về cơ sở vật chất dành cho tư vấn nghề và sự hợp tác của cha mẹ trong quá trình tư vấn nghề cho HS là những yếu tố có ảnh hưởng lớn.

Nhân tố X3 – Yếu tố chuyên môn gồm 3 biến HT1, HT6 và HT7 đều được rút ra từ nhóm Hỗ trợ hệ thống. Như đã mơ tả ở trên, chương trình tư vấn hướng nghiệp được một cá nhân phụ trách truyền đạt đến các GVCN và GV bộ mơn, vì vậy khi cá nhân này là một chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, thông tin và tài liệu thì sẽ có thể đào tạo kỹ năng tư vấn nghề cho các GV một cách chuyên nghiệp hơn, đồng thời có những tài liệu và thơng tin hữu ích, kịp thời giúp cho HS có thể xác định được xu hướng nghề nghiệp phù hợp với sở thích của bản thân và nhu cầu của xã hội.

Nhân tố X4 – Chương trình hướng dẫn bao gồm 3 biến DV1, DV2, DV3 được rút ra từ nhóm Chương trình hướng dẫn. Về mặt thực tiễn, các biến này đo lường các khía cạnh của việc thực hiện chương trình tư vấn hướng nghiệp, bao gồm hình thức tư vấn hướng nghiệp, con đường tư vấn hướng nghiệp và được cụ thể hoá bằng những lĩnh vực mà HS thật sự được GV giúp đỡ. Các biến này càng đầy đủ thì chứng tỏ chương trình được thực thi một cách tích cực và kỳ vọng sẽ đem lại kết quả khả quan cho HS.

H1 + Lĩnh vực giúp đỡ

H2 + Năng lực hướng nghiệp của HS

Hỗ trợ hệ thống

H5

Yếu tố chuyên môn H3 +

Yếu tố nhân khẩu học

Chương trình hướng dẫn H4 +

4.4 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Mơ hình

Từ kết quả phân tích nhân tố, tác giả điều chỉnh mơ hình như sau:

Hình 4-1 Mơ hình điều chỉnh

Các giả thuyết cần kiểm định:

H1: HS được thông tin và giúp đỡ trong càng nhiều lĩnh vực thì có Năng lực hướng nghiệp càng cao.

H2: Trường học phát triển những hỗ trợ hệ thống càng mạnh sẽ giúp HS có Năng lực hướng nghiệp càng cao.

H3: Chương trình hướng nghiệp có chun mơn cao hơn sẽ giúp HS có Năng lực hướng nghiệp tốt hơn.

H4: Chương trình hướng dẫn thực thi đầy đủ hơn thì HS sẽ có Năng lực hướng nghiệp cao hơn.

H5: Trường học, giới tính, khối học tạo nên sự khác biệt về Năng lực hướng nghiệp giữa các HS.

4.5 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 4.5.1 Kết quả

Để có thể tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính cần tính tốn lại các biến mới là Lĩnh vực giúp đỡ (X1), Hỗ trợ hệ thống (X2), Yếu tố chun mơn (X3), và Chương trình hướng dẫn

(X4). Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr. 40), các nhân số (trị số của các biến tổng hợp) cho từng biến quan sát trên được tính theo cơng thức:

Xi = Wi′1�1 + ��′2�2 + ��′3�3 + ⋯ + ��′���

Biến Năng lực hướng nghiệp được xác định bằng cách tính trung bình điểm của 12 biến quan sát thuộc nhân tố này (Lapan & đtg, 1997).

Mơ hình phân tích hồi quy có dạng tổng qt: NLHN = f(X1, X2, X3, X4)

Mơ hình có hệ số R bình phương là 9%, nghĩa là các biến độc lập có thể giải thích được 9% biến thiên của Năng lực hướng nghiệp của HS. Kiểm định Durbin-Watson cho kết quả 2,1; gần bằng 2, chứng tỏ khơng có tương quan chuỗi bậc 1 trong mơ hình (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr. 233).

Bảng 4-3 Tóm tắt mơ hình

Mơ hình R R bình phương R bình phương

điều chỉnh Độ lệch chuẩn Durbin- Watson 1 0,291 0,085 0,073 6,953 2,100

Kiểm định F được lấy từ phân tích phương sai ANOVA được dùng để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể. Vì giá trị sig. rất nhỏ nên mơ hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr. 240).

Bảng 4-4 Phân tích phương sai ANOVA

Mơ hình Tổng bìnhphương df bình phươngTrung bình F Sig.

1 Hồi quy 9,67 4 2,42 7,202 0,000

Phần dư 104,74 312 0,33

Tổng 114,41 316 0,36

Kết quả hồi quy được trình bày trong Bảng 4.5 cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình vì các hệ số phóng đại VIF đều nhỏ hơn 10 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr. 252). Các hệ số hồi quy Bi đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.

Để có thể đánh giá độ lớn của tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, ta sử dụng hệ số hồi quy đã được chuẩn hố (Beta) (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, tr. 241). Bảng 4.5 cho thấy Lĩnh vực giúp đỡ (X1) có ảnh hưởng mạnh nhất đến Năng lực

hướng nghiệp với Beta là 0,204, tiếp đến là yếu tố Hỗ trợ hệ thống (X2) với Beta là 0,155, Yếu tố chun mơn (X3), và Chương trình hướng dẫn (X4) có ảnh hưởng ít nhất, lần lượt với Beta là 0,105 và 0,091.

Bảng 4-5 Kết quả hồi quy

Biến

độc lập được chuẩn hoá (B)Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy đã đượcchuẩn hoá (Beta) t Sig. VIF

C 3,382 103,925 0,000 1,000

X1 0,122 0,204 3,757 0,000 1,000

X2 0,093 0,155 2,856 0,005 1,000

X3 0,063 0,105 1,935 0,054 1,000

X4 0,054 0,091 1,672 0,096 1,000

Vậy phương trình hồi quy của Năng lực hướng nghiệp (NLHN) được viết như sau: NLHN = 3,381 + 0,122X1 + 0,093X2 + 0,063X3 + 0,054X4

t= 3,757 t=2,856 t= 1,935 t=1,672 p=0,00 p=0,005 p=0,054

p=0,096

4.5.2 Kiểm định giả thuyết

Từ kết quả hồi quy trên, kết quả kiểm định giả thuyết được trình bày trong Bảng 4.2.

Bảng 4.6: Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Ủng hộ/ Bác bỏ

H1: HS được thông tin và giúp đỡ trong càng nhiều lĩnh vực thì có Năng lực hướng nghiệp càng cao.

Ủng hộ (p =0 < 1%) H2: Trường học phát triển những hỗ trợ hệ thống càng mạnh sẽ

giúp HS có Năng lực hướng nghiệp càng cao.

Ủng hộ (p =0,5% < 1%) H3: Chương trình hướng nghiệp có chun môn cao hơn sẽ giúp

HS có Năng lực hướng nghiệp tốt hơn.

Ủng hộ (p =5,4% < 10%) H4: Chương trình hướng dẫn thực thi đầy đủ hơn thì HS sẽ có Năng

lực hướng nghiệp cao hơn.

Ủng hộ (p =9,6% < 10%)

4.6 Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính

4.6.1 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của năng lực hướng nghiệp giữa hai nhóm giới tính

Sử dụng Levene Test để kiểm định giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau. Với mức ý nghĩa 0,89, có thể nói phương sai của năng lực hướng nghiệp giữa hai

nhóm giới tính khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 10.1). Với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,303 > 0,05 nên ta không bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy ở mức ý nghĩa 5%, khơng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực hướng nghiệp giữa nam sinh và nữ sinh.

4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về năng lực hướng nghiệp giữa HS các quận

Kiểm định Levene có Sig. = 0,37 > 0,05 cho thấy phương sai đánh giá về năng lực hướng nghiệp của HS giữa các quận khơng khác nhau, vì vậy có thể sử dụng tốt kết quả phân tích ANOVA. Kết quả (Phụ lục 10.2) có Sig. = 0,398> 0,05 nên ở mức ý nghĩa 5%, khơng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực hướng nghiệp giữa HS ở các quận khác nhau.

4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về năng lực hướng nghiệp giữa các khối lớp

Kiểm định Levene có Sig. = 0,322 > 0,05 cho thấy phương sai đánh giá về năng lực hướng nghiệp giữa các khối lớp không khác nhau, vì vậy có thể sử dụng tốt kết quả phân tích ANOVA. Kết quả (Phụ lục 10.3) có Sig. = 0,006 < 0,05 nên ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực hướng nghiệp giữa các khối lớp.

Kiểm định bằng mơ hình hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 1%, HS lớp 12 có năng lực hướng nghiệp cao hơn HS các khối lớp khác (Phụ lục 11.2). Điều này phù hợp trong bối cảnh tại các trường THPT, HS được tập trung tư vấn hướng nghiệp cao nhất trong giai đoạn lớp cuối cấp, khi chuẩn bị phải ra quyết định về con đường học tập và nghề nghiệp cho tương lai trong năm học đó.

4.7 Thảo luận kết quả

Từ thực tế thực hiện chương trình tư vấn hướng nghiệp được nêu trong mục 2.2, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với các chuyên gia để tìm hiểu các yếu tố.

(1) Về Lĩnh vực giúp đỡ

Cổng thông tin “Em chọn nghề gì” được giới thiệu để giúp HS tìm hiểu về nghề nghiệp, tuy nhiên trang web đã ngưng hoạt động ngay khi kết thúc tập huấn cho GV. Bên cạnh đó, GVCN và GV bộ mơn, những người trực tiếp thực hiện giáo dục hướng nghiệp, khơng có nhiều khơng gian để thực hiện tư vấn hướng nghiệp do bị bó hẹp về thời gian và áp lực về công việc. Đầu tiên là về thời lượng, quy định hướng nghiệp thực hiện mỗi tháng một tiết tại cả ba khối học, GV phải thực hiện trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm eo hẹp của mình dẫn

đến khơng thể truyền tải hết nội dung. Chương trình học phổ thơng rất nặng khiến cho các GV khó có thể tìm ra khoảng trống để lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào. Khối lượng công việc đồ sộ từ chuyên môn cho đến cơng việc bàn giấy khiến GV khó dành thời gian để đào sâu nghiên cứu về các chủ đề hướng nghiệp, sự thiếu thông tin và thiếu đào tạo bài bản khiến cho kỹ năng tư vấn nghề của GV hạn chế.

(2) Về Hỗ trợ hệ thống

Việc hỗ trợ từ các phía trong nhà trường cho tư vấn hướng nghiệp còn rất hạn chế. Trước

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến năng lực hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh (Trang 36)