Qua biểu đồ phân tán, ta thấy phần dư được phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ khơng tạo nên hình dạng nào. Như vậy, giả định về liên hệ tuyến tính và phương sai của phần dư không đổi không bị vi phạm.
4.4. Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học với lợi thế cạnh tranh
Trong nghiên cứu này, kiểm định Independent Samples T-test thực hiện, nhằm so sánh sự khác biệt của lợi thế cạnh tranh đối với biến giới tính.
Tác giả sử dụng tiếp phân tích One way ANOVA để so sánh sự khác biệt của lợi thế cạnh tranh đối với các biến: loại hình doanh nghiệp, tuổi, vị trí làm việc, thâm niên.
4.4.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đối với biến giới tính
Levene's Test – Kiểm
định phương sai t-test – Kiểm định trung bình đám đơng
F Sig. t df Sig. (2-chiều)
CA Phương sai đồng nhất .000 .990 -.368 253 .713
Phương sai không đồng nhất -.368 252.977 .713
Đối với lợi thế cạnh tranh, thì kết quả kiểm định Indepent Sample T-test cho thấy khơng có sự khác nhau giữa giới tính đối với lợi thế cạnh tranh ở độ tin cậy 95% với Sig của T-test = 0.713>0.05.
4.4.2.Kiểm định sự khác biệt theo đô tuổi
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi
Biến
Thống kê
Levene df1 df2 Sig. F Sig.
CA 1.458 3 251 .226 1.846 .139
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig = 0.226 > 0.05, nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm độ tuổi. Tiếp theo, kết quả phân tích ANOVA cho giá trị Sig = 0.139 > 0.05 nên có thể kết luận khơng có sự khác nhau giữa các nhóm độ tuổi đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.4.3.Bảng kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ANOVA theo loại hình doanh nghiệp
Biến Thống kê Levene df1 df2 Sig. F Sig.
CA 2.445 3 251 .065 3.524 .016
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig = 0.065 > 0.05, nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các loại hình doanh nghiệp. Tiếp theo, kết quả phân tích ANOVA cho giá trị Sig = 0.016 > 0.05 nên có thể kết luận khơng có sự khác nhau giữa các nhóm loại hình doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.4.4.Bảng kiểm định ANOVA theo vị trí cơng tác
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định ANOVA theo vị trí cơng tác
Biến Thống kê Levene df1 df2 Sig. F Sig.
CA 3.850 3 250 .010 0.335 .854
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig = 0.010 > 0.05, nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai giữa vị trí cơng tác. Tiếp theo, kết quả phân tích ANOVA cho giá trị Sig = 0.854> 0.05 nên có thể kết luận khơng có sự khác nhau giữa vị trí cơng tác với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.4.5.Bảng kiểm định sự khác biệt theo thâm niên làm việc
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định ANOVA theo thâm niên làm việc
Biến Thống kê Levene df1 df2 Sig. F Sig.
CA 2.809 3 251 .040 1.972 .119
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig = 0.040 > 0.05, nghĩa là khơng có sự khác biệt về phương sai giữa thâm niên làm việc. Tiếp theo, kết quả phân tích ANOVA cho giá trị Sig = 0.119> 0.05 nên có thể kết luận khơng có sự khác nhau giữa thâm niên làm việc với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Tóm tắt chương 4
Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên số lượng 255 mẫu. Dữ liệu sau khi được xử lý bằng SPSS. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính, cuối cùng la kiểm định giả thuyết có hay khơng sự khác biệt về đặc điểm cá nhân đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thang đo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm 7 thành phần cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp là: đặc điểm nổi trội, phong cách lãnh đạo, cách thức quản lý nhân viên, chất keo gắn kết trong doanh nghiệp, điểm nhấn chiến lược và tiêu chí thành cơng. Kết quả cho thấy tất cả các giả thuyết đặc ra ban đầu đều được chấp nhận.
Chương 5. KẾT LUẬN
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, từ đó đưa ra các đề xuất tập trung vào các yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên những đóng góp của đề tài, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.1.Về sự tác động của các biến nghiên cứu của văn hóa lên biến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Qua kết quả phân tích hồi quy tuyến tính thì các nhân tố đặc điểm nổi trội, phong cách lãnh đạo, cách thức quản lý nhân viên, chất keo gắn kết trong doanh nghiệp, điểm nhấn chiến lược, tiêu chí thành cơng có tác động cùng chiều đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngồi ra, kết quả hồi quy có R2 hiệu chỉnh 53% cho thấy các yếu tố giải thích được 53% độ biến thiên của biến lợi thế cạnh tranh, điều đó chứng tỏ ngồi 6 yếu tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu thì cịn có những yếu tố tác động khác đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa được khám phá và đưa vào mơ hình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp trong mơ hình hồi quy tuyến tính theo thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt là: phong cách lãnh đạo ( = 0.330), đặc điểm nổi trội ( = 0.223), tiêu chí thành cơng ( = 0.180), cách thức quản lý nhân viên ( = 0.159), điểm nhấn chiến lược ( = 0.151) và cuối cùng là chất keo gắn kết ( =0.150). Kết quả nàu xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đối với yếu tố phong cách lãnh đạo trong văn hóa doanh nghiệp: kết quả từ nghiên cứu cho thấy phong cách lãnh đạo có tác động cùng chiều đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu trước đó cũng đã đư ra kết luận tương tự như Rizwana Iqbal (2011) đã đề cập đến trong nghiên cứu của mình, bên cạnh đó phong cách lãnh đạo thể hiện qua thưởng triết lý, khuyến khích xuất sắc, chủ nghĩa phát triển tư duy trong nghiên cứu của Sedigheh Shafard, Mina Zeinali và Mustafa Zekalab (2011). Có thể nói phong cách lãnh đạo là một trong
những đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với doanh nghiệp mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong doanh nghiệp và tạo nên một lợi thế cạnh tranh đặc trưng của mỗi doanh nghiệp.
Thứ hai, đặc điểm nổi trội trong văn hóa doanh nghiệp: từ kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động cùng chiều đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả này giống như kết quả của Alimini Ismail, Raduan Che Rose và HaslindaAbdullah (2008), Santhapparaj et al (2006) và Phusavat và Kanchana (2007), đặt điểm nổi trội thể hiện qua việc kiểm sốt chặc chẽ các quy trình hoạt động của hệ thống (các quy trình, thủ tục). Trong bài nghiên cứu này đặc điểm nổi trội tạo trong văn hóa doanh nghiệp được đề cao vì mỗi doanh nghiệp phải có một điểm nhấn riêng, một điểm tựa để làm nền tảng mọi người có thể dựa vào và lấy đó làm thế mạnh riêng của doanh nghiệp, để phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia.
Thứ ba, tiêu chí thành cơng là một trong những đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu chí thành cơng các tác động cùng chiều đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả này giống như kết quả nghiên cứu của Rizwana Iqbal (2011). Thực vậy, mỗi doanh nghiệp đều có một tiêu chí, phương châm để tập thể cùng đồng lòng lướng đến sẽ tạo một sắc thái chung cho toàn doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho doanh nghiệp hoạt động.
Thứ tư, cách thức quản lý nhân viên là một trong những đặc điểm cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy cách thức quản lý nhân viên có tác động cùng chiều đối với lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Rizwana Iqbal (2011) và Lorrina Eastman, Christopher D.Kline và Robert Vandenberg (1998). Rõ ràng mỗi doanh
nghiệp có những các thức quản lý nhân viên khác nhau dựa trên từng đặc trưng riêng của doanh nghiệp, là chìa khóa dẫn đến thành cơng của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn quản lý nhân viên hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ năm, điểm nhấn chiến lược cũng một trong những yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh. Với kết quả nghiên cứu trên chỉ ra rằng, điểm nhấn chiến lược có tác động cùng chiều với lợi thế cạnh tranh. Và kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của của Sedigheh Shafard, Mina Zeinali và Mustafa Zekalab (2011), Alimini Ismail, Raduan Che Rose và HaslindaAbdullah (2008), Santhapparaj et al (2006) và Phusavat và Kanchana (2007). Mỗi doanh nghiệp khi đưa ra chiến lược kinh doanh của mình đều phải tập trung để hoàn thành mục tiêu đề ra. Dựa vào chiến lược kình doanh mà mỗi doanh nghiệp tạo cho mình cách thức tiếp cận thị trường riêng và phong thái riêng.
Thứ sáu, chất keo gắn kết trong doanh nghiệp thể hiện văn hóa của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chất keo gắn kết trong doanh nghiệp có tác động cùng chiều với lợi thế cạnh tranh. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Lorrina Eastman, Christopher D.Kline và Robert Vandenberg (1998), Sedigheh Shafard, Mina Zeinali và Mustafa Zekalab (2011). Để mỗi bộ phận gắn kết với nhau doanh nghiệp phải tạo điều kiện và môi trường cho các cá nhân và bộ phận có thể hỗ trợ và giúp đỡ nhau tạo nên những mắc xích kéo các bộ phận gần nhau để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
5.1.2.Về sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khơng có sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân của đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, vị trí cơng tác, thâm niên, loại hình doanh nghiệp đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì văn hóa doanh nghiệp là một khối tổng thể nhiều yếu tố cấu thành, và những đặc điểm về các nhân như giới tính, độ tuổi, vị trí cơng tác, thâm niên làm việc…trong văn hóa doanh nghiệp thì khơng khác biệt với lợi thế cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, về
giới tính khơng có ảnh hưởng gì đến lợi thế cạnh tranh có nghĩa là dù giới tính nam hay nữ thì khơng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của doanh nghiêp hay nói dù doanh nghiệp có nhiều nay hay nhiều nữ thì lợi thế cạnh tranh vẫn khơng bị ảnh hưởng. Tương tự, các yếu tố khác cũng vậy, cũng khơng có sự khác biệt với lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu dựa trên 255 đối tượng trả lới hợp lệ có thể kích thước mẫu chưa đủ lớn để thấy sự khác biệt rõ rệt theo đặc điểm cá nhân đối với lợi thế cạnh tranh.
5.2. Hàm ý cho nhà quản trị
Nghiên cứu góp phần xác định các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực với lợi thế cạnh tranh và đưa ra các chính sách quản trị nhân sự, định hướng phát triển văn hóa để phù hợp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, gợi ý cho các nhà quản trị trong việc xây dựng và phát triển văn hóa thúc đẩy các hành vi tích cực của nhân viên, nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Từ các kết quả nghiên cứu, một vài đề xuất cho các nhà quản trị trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tăng lợi thế cạnh tranh.
Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp, nó khơng chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà cịn thể hiện tài năng,chí
hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo. Trong lãnh đạo, kết quả công việc phụ thuộc vào phương thức, phương pháp và cách thức làm việc. Nghệ thuật của người lãnh đạo được thể hiện ở chỗ họ biết lựa chọn cho mình phương thức, phương pháp và cách thức làm việc tối ưu. Phong cách lãnh đạo khoa học sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra ,ngược lại nó sẽ cản trở q trình đạt đến mục tiêu và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.
Phong cách lãnh đạo được chia ra 3 kiểu sau: độc đoán chuyên quyền, dân chủ và cuối cùng pà phong cách lãnh đạo tự do. Việc áp dụng một kiểu phong cách
lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà địi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp.
Phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của từng doanh nghiệp sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đốn thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết định kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lịng nhiệt tình vào cơng việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống. Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống dưới, từ cấp dưới lên trên.
Như vậy, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa của doanh nghiệp.
Đặc điểm nổi trội
Đặc điểm nổi trội ở đây tác giả muốn đề cập đến môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tạo ra cho mình từng mơi trường làm việc khác nhau, tạo nên đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp tạo mơi trường làm việc hướng đến con người, và doanh nghiệp như một đai gia đình lớn, mọi người trong một gia đình có thể chia sẻ với nhau, cùng nhau tháo gỡ những khó khan và hỗ trợ, giúp nhau cùng phát triển. Có doanh nghiệp tạo ra mơi trường làm việc năng động, dám hành động dám chấp nhận rủi ro, luôn thách thức giới hạn đặt ra để trở thành doanh nghiệp tiên phong trên thị trường. Một vài doanh nghiệp lại tạo ra môi trường làm việc nhiều áp lực, tập trung toàn bộ nguồn nhân lực hướng về
mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra và đỏi hỏi một mơi trường làm việc có tính tn thủ dưới sự kiểm sốt chặt chẽ nhờ vào các quy trình thủ tục mà doanh nghiệp đã