THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VIỆC ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN CHƯA MANG LẠ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT lươṇ g đào TAỌ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ (Trang 91 - 93)

CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN CHƯA MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

3.1 Chương trình đào tạo

Các chương trình đào tạo chưa phù hợp khả năng người học có thể được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên chưa được hiệu quả.

Thứ nhất, chương trình đào tạo phần lớn dựa vào giáo trình có sẵn từ các nước khác với môi trường đào tạo ở Việt Nam, dẫn đến tình trạng giáo trình sử dụng cịn thiếu tính thực tế do thiếu sự khảo sát nhu cầu công việc và khả năng người học. Điều này dẫn đến nguyên nhân thứ hai là việc xác định mục đích và mục tiêu giảng dạy chưa phù hợp. Cụ thể, các chương trình đào tạo khi xây dựng thường chỉ dựa vào mục tiêu giảng dạy được đặt dưới góc độ áp đặt kiến thức hơn là dựa theo nhu cầu thực tế công việc và khả năng người học. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, mục đích đào tạo và mục tiêu giảng dạy chưa được nghiên cứu một cách thực tế và logic với nhau. Mục tiêu đặt ra thiếu mục đích có thể sẽ dẫn đến lạc đường.

91 Thứ ba, thực tế chương trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thường quá tải so với thực tế do tập trung phân tích về các yêu cầu của thị trường để xây dựng chương trình. Xây dựng nội dung giảng dạy theo yêu cầu thị trường/nhà tuyển dụng hoàn toàn đúng, nhưng sẽ phiến diện nếu khơng xác định các u cầu đó sắp đặt trong từng giai đoạn nào đối với người học do thiếu nghiên cứu sâu về quá trình phát triển kỹ năng cá nhân của người học ở lứa tuổi này. Yêu cầu của thị trường/nhà tuyển dụng cho một vị trí cơng việc thường rất nhiều, nhưng với từng vị trí cơng việc cũng có nhiều giai đoạn phát triển, và các yêu cầu đó cũng được áp dụng cho từng giai đoạn khi người nhân viên được tuyển vào làm, chứ không phải các yêu cầu đó áp dụng ngay từ lúc mới nhận việc cho đến chấm dứt vị trí đó, các u cầu khơng phải là yếu tố tĩnh trong dài lâu mà linh động theo thời gian.

Ví dụ, các yêu cầu cho một nhân viên lễ tân gồm khả năng sử dụng tiếng Anh trong việc giao tiếp với khách khi đặt phòng qua điện thoại, e-mail, trực tiếp, trả phòng, v.v… nhưng nhà tuyển dụng nào cũng phân chia các yêu cầu đó theo từng giai đoạn, cụ thể, trong tuần đầu tiên thì yêu cầu nhân viên chỉ chào hỏi khách trực tiếp, tuần thứ hai sẽ tiếp xúc qua điện thoại, và yêu cầu tăng dần theo thời gian. Song song đó, trong q trình làm việc cấp quản lý khơng bao giờ sắp xếp ca làm việc chỉ nhân viên mới làm việc với nhau mà ln có nhân viên thành thạo kinh nghiệm làm cùng để hướng dẫn và đào tạo thêm cho nhân viên mới, những việc giao tiếp tầm cao hơn ở khu vực lễ tân sẽ để cho nhân viên kinh nghiệm làm, một mặt tránh sai sót, mặt khác để nhân viên mới học hỏi thêm. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý doanh nghiệp cũng xác định các yêu cầu khác nhau cho từng giai đoạn cho người học việc.

Như vậy, việc xây dựng nội dung đào tạo khơng nên đặt q nhiều kỳ vọng vì có thể gây nên sự quá tải cho người học. Phương pháp đào tạo đỏi hỏi hai yếu tố đào tạo kỹ năng và kỹ thuật với sự tập trung nhiều ở giảng dạy kỹ thuật tự học cho sinh viên.

Nhìn chung, việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành do thiếu việc xác định mục đích và mục tiêu rõ ràng và thực tế; thiếu sự nghiên cứu đến yêu cầu thực tế của công việc mà người học sẽ thực hiện trong tương lai; tập trung quá nhiều vào việc tạo ra các chương trình học hay gây nên sự quá tải đối với người học, dẫn tình trạng người học khó theo nổi chương trình và trở nên chán nản.

3.2 Phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy truyền thống không phù hợp với việc giảng dạy tiếng Anh. Đặc thù của mơn học này cần có sự chủ động tiếp xúc, giao tiếp thực hành và rèn luyện hàng ngày trong khi đó phương pháp giảng dạy truyền thống mang xu hướng truyền bá thông tin một chiều: người dạy chủ động đưa ra nội dung bằng cách thuyết giảng, người học bị động tiếp nhận nội dung đó bằng cách ghi chép. Người học lệ thuộc người dạy, chỉ trả lời nếu được hỏi, như vậy sự thiếu giao tiếp chủ động sẽ

92 không giúp người học nhớ được từ ngữ vừa học, và khó khăn khi phải diễn giải bằng lời một nội dung đơn giản bằng tiếng Anh.

Việc thiếu cơ hội được đào tạo chuyên sâu về giảng dạy tiếng Anh với người bản ngữ của người dạy là nguyên nhân dẫn đến việc khả năng truyền đạt thiếu linh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT lươṇ g đào TAỌ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ (Trang 91 - 93)