V ồn sản xuất & Đầu tư mía
2. Những giải pháp chủ yếu 1 Về phía nhà nước.
2.1.4.1.3. Chính sách giá mía
Xây dựng phương thức thu mua vận chuyển đầu tư sản xuất hợp lý linh hoạt được đông đảo người trồng mía chấp nhận và thể hiện bằng hợp đồng sản xuất tiêu thụ, đề ra biện pháp khuyến khích người trồng mía, sử dụng giống mới, rải vụ, tăng diện tích thu mua mía nhằm tăng năng suất và chất luợng nguyên liệu kéo dài thời gian ép có hiệu quả hạ giá thành đường, tăng giá thu mua.
Công khai thông báo ngay đến từng hộ nông dân trồng mía giá mua, quy chế thưởng phạt đối với cán bộ theo dõi nguyên liệu, chấn chỉnh lịch đốn chặt có tổ chức, sắp xếp thu mua vận chuyển tạo điều kiện cho nông dân trồng mía thu hoạch. Nông dân trồng mía được tham gia kiểm tra kiểm soát ký kết hợp đồng thu mua mía với công ty thông qua xác nhận của chính quyền địa phương.
Trong thời kỳ khủng hoảng thừa về đường giá đường xuống thấp, nhằm duy trì ngành đường trong thời kỳ khủng hoảng này, Bộ đã có chính sách thu mua mía hài hòa cả 3 lợi ích nông dân, nhà máy và Nhà nước. Bởi vì: Giá mía bao hàm 3 lợi ích:
Lợi ích kinh tế của người lao động.
Lợi ích kinh tế của Công ty và các nhà máy. Lợi ích của Nhà nước.
Muốn đạt được cả 3 lợi ích này đòi hỏi chúng ta phải xác định và phản ánh trung thực khách quan từng lợi ích một với mục đích làm sao các bên đều có lợi, từ đó có các chính sách phù hợp với từng đối tượng.
-Lợi ích kinh tế của người lao động: Hiện nay do tình hình đường có những thời gian khung hoảng thừa, giá đường đang từ 6000 đ/kg-7000 đ/kg tụt xuống còn 3000đ-4000 đ/kg từ đó kéo theo giá thành đường của các nhà máy đường giảm dẫn tới giá thu mua mía của các hộ nông dân nông trường, lâm trường giảm, đây là yếu tố khách quan. Để cho người trồng mía đỡ thiệt thòi vì giá mía giảm xuống, Nhà nước đã có chính sách như sau:
Qua quá trình tính toán và điều chỉnh Nhà nước đã điều chỉnh giá thu mua mía là 460.000 đ/tấn mía – 480.000 đ/tấn mía. Đây là một chính sách mang tính chất kịp thời và đúng đắn hài hoà được cả 3 lợi ích đặc biệt là đối với người trồng mía.
Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 02 năm cho nông dân để tăng thu nhập cho người trồng mía.
Về quy mô đất trồng mía: Đối với các hộ trồng mía thực hiện theo quy định hiện hành của Luật đất đai, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước giao đất có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả đất được Nhà nước giao.
Mấy năm trước giá bán đường cao thì giá thu mua mía do các nhà máy đường thoả thuận với nông dân trồng mía, giá bình quân là 460.000 đ-480.000 đ/tấn mía thì lợi ích kinh tế của người trồng mía được hưởng là:
Mức thu nhập ( gồm thu từ sản xuất, tiền công, tiền lương) trừ các khoản chi phí không kể tiêu dùng cuối cùng bình quân đạt 1.800.000 đ/người.
Bình quân của các hộ trồng mía đạt 10.000.000 đồng/vụ. Lợi nhuận cây mía bình quân là 7 –8 triệu đồng/ha/vụ.
Nhờ thu nhập này mà người nông dân tăng diện tích trồng mía phấn đấu gần đạt kế hoạch Nhà nước đề ra. Cụ thể là: 700.000 tấn đường/năm.
Lợi ích của công ty: Để đảm bảo việc tiêu thụ đường trong tình hình hiện nay Nhà nươc đã có các biện pháp giúp Công ty giảm giá thành sản xuất đường bằng các chính sách như sau:
Giảm giá thu mua mía 460.000 đ-480.000 đ/tấn mía Giảm thuế VAT từ 10% xuống 5%.
Dãn nợ, khấu hao, giảm lãi suất ngân hàng cho vay với giá ưu đãi.
Lợi ích kinh tế của Nhà nước. Duy trì ngành đường trong thời kỳ khủng hoảng, tương lai giá đường sẽ khác, nghành đường sẽ phát triển.