Chính sách thuế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản phát triển vùng nguyên liệu tại công ty CP mía đường nông cống (Trang 33 - 35)

V ồn sản xuất & Đầu tư mía

2. Những giải pháp chủ yếu 1 Về phía nhà nước.

2.1.3. Chính sách thuế của Nhà nước.

Tiến tới gia nhập tổ chức AFTA, hiệp định ưu đãi thuế quan áp dụng trong các nước ASEAN và cam kết kinh tế khác, cam kết quốc tế khác.

Thực hiện tốt luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra phải đơn giản các sắc thuế, công khai hóa thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh.

Giáo dục các doanh nghiệp cá nhân về ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế. Có cơ chế thích hợp để kiểm soát được các nguồn thu nhập và các loại tài sản của dân cư, tiếp tục chế độ thu phí, lệ phí thanh tra và xử lý nghiêm mọi trường hợp, mọi hiện tượng lạm quyền, lạm thu của cơ quan đơn vị Nhà nước.

Đối với nông nghiệp đặc biệt là ngành đường miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong nông dân nhằm tăng thu nhập cho người trồng trọt.

Thực hiện quy luật khoán đất đai cho từng vùng, giao đất đến từng hộ gia đình, các hộ nông dân được giao đất phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả đất được Nhà nước giao cho. Tránh tình trạng nông dân mất ruộng phải đi làm thuê, làm mướn dẫn đến tình trạng nông dân mất ruộng kéo dài trong lúc công nghiệp hóa nông nghiệp chưa được bao nhiêu ? Nếu nông dân mất ruộng mà chuyển sang ngành nghề khác vẫn phải đi làm thuê, làm mướn trong nông nghiệp tiếp tục bị bóc lột, nghèo khổ thì kinh tế không thể phát triển, xã hội không thể ổn định. Đây là vấn đề bức bách đặt ra cho chúng ta phải giải quyết cho tốt vì vậy chính sách giao đất khoán cho nông dân là phù hợp với quy luật kinh tế khách quan.

2.1.4.Về phía Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.1.4.1. Thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu 2.1.4.1.1Chính sách xây dựng vùng nguyên liệu

Nghị quyết TW IV đã chỉ rõ “Hiện nay con đường để tiếp tục phát triển nông nghiệp là đẩy mạnh công nghiệp chế biến”. Chương trình mía đường là chương trình trọng điểm đầu tiên về công nghiệp chế biến. Trong quá trình thực hiện còn có thiếu sót nhất là thiếu sót về xây dựng vùng nguyên liệu trong đó có trách nhiệm của Bộ, UBND, Sở NN & PTNT các tỉnh và đặc biệt là các công ty đường. Phát động chiến dịch trồng mía Vụ xuân để các nhà máy đường có đủ nguyên liệu cho sản xuất đường.

Trên cơ sở kinh nghiệm Công ty mía đường Nông Cống gắn bó lợi ích nông dân và Nhà nước trong một hiệp hội mía đường để cùng phát triển, các nhà máy cần nghiên cứu vận dụng phối hợp chặt chẽ việc xây dựng nhà máy với việc phát triển vùng nguyên liệu để hiệu quả sản xuất ngày càng cao.

Tổ chức ngay việc kiểm tra, soát xét lại quỹ đất dành để trồng mía như: bố trí đủ số lượng theo hướng xây dựng vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh, thâm canh, cự ly vận chuyển ngắn nhất. Phân công phân định phạm vi ranh giới vùng nguyên liệu cho từng nhà máy, quản lý đất sử dụng đúng quy hoạch trồng mía đạt hiệu quả cao.Từng bước tổ chức các hợp tác xã của người trồng mía, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Chấn chỉnh công tác thống kê cân đối nguyên liệu trên địa bàn, chủ động có giải pháp điều chỉnh sản xuất để đảm bảo tiêu thụ hết mía của dân với giá hợp lý, đủ nguyên liệu cho chế biến công nghiệp, tránh tình trạng mua ép, cấp ép giá gây thiệt hại cho cả người trồng mía và người đầu tư.

Chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, đê bao...

Tổ chức lại lực lượng chế biến thủ công, cơ khí nhỏ của hộ gia đình nhằm khai thác vùng nguyên liệu lẻ ở các nơi chưa có nhà máy, ở vùng xa khó vận chuyển, để tận dụng đất đai lao động, bảo vệ rừng tăng thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và làm vệ tinh cho công nghiệp chế biến đường.

Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước trong khâu khảo nghiệm giống sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản phát triển vùng nguyên liệu tại công ty CP mía đường nông cống (Trang 33 - 35)