Đặc điểm chung của nấm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 82 - 83)

BÀI 1 : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH THỦY SẢN

2. Bệnh nấm trên động vật thủy sản

2.1. Đặc điểm chung của nấm

Ngành nấm (Eumycophyta- Eumycete) là các thực vật bậc thấp, khơng có diệp lục tố, khơng có khả năng tự dưỡng, thường sống hoại sinh trên các vật chất hữu cơ có sẵn hay sống cộng sinh hoặc ký sinh trên động vật và thực vật. Gây bệnh ở động vật thủy sản thường là các nấm thể sợi, có một số đặc điểm chung như sau:

Cấu tạo của cơ quan dinh dưỡng: Nấm gây bệnh ở ĐVTS thường có cấu tạo hình sợi phân nhánh, những nấm này sinh trưởng ở đầu mút sợi nấm và phát triển rất nhanh, tạo thành từng đám chằng chịt. Từng sợi nấm gọi là khuẩn ty. Ký sinh gây bệnh ở ĐVTS có hai loại, một loại có cấu tạo sợi đa bào, nhưng giữa các tế bào khơng có vách ngăn, tồn bộ sợi nấm như một tế bào khổng lồ đa hạch, gọi là nấm bậc thấp, đại diện là các giống Lagenidium, Saprolegnia, Achlya... Một

loại khác giữa các tế bào có vách ngăn, gọi là nấm bậc cao, đại diện là nấm

Fusarrium

Hình thức sinh sản của nấm: có nhiều hình thức sinh sản khác nhau

Sinh sản dinh dưỡng: bằng cách phát triển ở đầu mút của khuẩn ty, hình

thành các bào tử màng dày, các hạch nấm. Các tế bào này đứt ra khỏi cơ thể mẹ và phát triển thành sợi nấm mới

Sinh sản vơ tính: có hai hình thức

+ Sinh bào tử màng dày: Khi đó trong giữa sợi nấm hay đầu mút các sợi nấm sẽ xuất hiện các tế bào hình cầu, bầu dục, có màng dày bao bọc, gọi là bào tử dày (Chlamydospore). Bào tử này có thể chịu đựng được điều kiện bất lợi của điều kiện môi trường, nảy mầm và phát triển thành sợi nấm mới.

+ Sinh bào tử kín (Sporangiospore): tất cả các loài thuộc họ Saprolegniaceae đều sinh sản vơ tính bằng các bào tử kín, được tạo ra ở trong túi bào tử (Sporangium). Khi túi bào tử vỡ, các bào tử kín được phóng ra ngồi, mỗi bào tử nảy mầm và phát triển thành khuẩn ty. Túi bào tử được hình thành trên một nhánh sợi nấm đặc biệt gọi là cuống nang (Sporangiophore). Cuống nang thường có tiết diện lớn hơn các khuẩn ty. Một số nấm cịn sinh sản vơ tính bằng các bào tử đính (Macroconidia và Microconodia) như nấm Fusarium spp.

Sinh sản theo hình thức hữu tính: Nấm hình thành các túi giao tử

(Gametangia). Túi giao tử đực gọi là hùng khí (antheridium), túi giao tử cái gọi là nỗn khí (oogonium). Trên khuẩn ty thường quan sát thấy những cơ quan sinh sản đực và cái của nấm nằm vng góc với sợi nấm. Túi giao tử đực nhỏ, thường có hình ống và túi giao tử cái thường là một túi phình to dạng hình cầu. Một số giống nấm sinh sản hữu tính theo hình thức tiếp hợp, túi giao tử đực uốn cong và bao lấy túi giao tử cái, giữa chúng xuất hiện cầu nối nguyên sinh chất, và qua cầu nối này, giao tử đực và cái gặp nhau, tạo nên hợp tử. Hợp tử nẩy mầm phát triển thành sợi nấm mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)