Ngoại tác tích cực của thị trường kiềm chế bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu Tác động của bệnh truyền nhiễm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia thu nhập trung bình (Trang 25 - 31)

nhiễm

Chú thích : Biểu đồ hiển thị ngoại tác tích cực của thị trường kiểm sốt bệnh truyền nhiễm. Đường cầu riêng D gần như dựng đứng phản ảnh tính ít co giản theo giá của thị trường

đặc thù này. Lợi ích xã hội biên MSB cao hơn cầu riêng D. Chênh lệch đó là lợi ích ngoại tác biên MEB. Đường MSB được hiển thị lài hơn đường D, phản ảnh các lĩnh vực chịu tác động ngoại tác, ví dụ như FDI, có tính co giãn nhiều hơn.

Đường lợi ích xã hội biên MSB được tính bằng cách cộng lợi ích riêng biên và

lợi ích ngoại tác biên tại mỗi mức sản lượng, nói chung là MSB = D + MEB. Nếu

chỉ tính trên lợi ích riêng biên của thị trường kiểm sốt bệnh truyền nhiễm, cung và cầu sẽ cân bằng tại mức giá Pd và lượng Qd, thay vì phải cân bằng hiệu quả tại mức giá PE và lượng QE. Trên ý tưởng rằng các lợi ích xã hội biên phải bằng chi phí xã hội biên, lượng cung cần được tăng thêm miễn là lợi ích xã hội biên vẫn vượt quá chi phí xã hội biên. Do lợi ích xã hội biên là lớn hơn lợi ích riêng biên, kết quả là, trong một thị trường cạnh tranh, điểm cân bằng sẽ không hiệu quả ở lượng Qd, khi mà tại đó chi phí xã hội thực sự sẽ ở mức quá cao là Q 2. Điều này có thể được xem là cung và cầu riêng của thị trường đang khơng tính đến sự hiện diện của ngoại tác tích cực (positive externality) của hành vi kiểm sốt bệnh truyền nhiễm. Giả sử rằng ngoại tác này được tính vào thị trường thì điểm cân bằng hiệu quả sẽ tại lượng QE, khi đó lợi ích xã hội lớn hơn chi phí xã hội. Vì vậy, tồn thể xã hội sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn nếu cung thêm nhiều sản phẩm dẫn tới tăng khả năng kiềm hãm

bệnh truyền nhiễm hơn. Trường hợp này được gọi là ngoại tác tiêu dùng tích cực

(positive consumption externality).

Nghiên cứu của tác giả nếu xét ở góc nhìn sự hiện diện ngoại tác sẽ chủ yếu được lập luận trên quan điểm nói trên. Theo đó, sự phân tích về nhận diện ngoại tác sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Tóm tắt

Tổng quan các nghiên cứu gần đây cho thấy đang có xu hướng gia tăng sự dịch chuyển dịng vốn đầu tư trên phạm vi tồn cầu, và sức khỏe y tế được xem là một thành phần của vốn nhân lực. Một số nghiên cứu thực nghiệm xác định rằng quy mơ bệnh truyền nhiễm có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế. Sự tương quan giữa bệnh truyền nhiễm và đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể được giải

thích thơng qua lập luận về mối quan hệ bắc cầu giữa sức khỏe, vốn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngồi, nhưng cũng có thể quan sát ảnh hưởng có biểu hiện trực tiếp. Tham khảo mơ hình kinh tế học của đầu tư trực tiếp nước ngồi từ nghiên cứu khác cho thấy chi phí là nhân tố ảnh hưởng chính. Ở góc nhìn khác qua mơ phỏng lý thuyết về ngoại tác, theo đó, hành vi của thị trường kiểm soát dịch bệnh tạo ra lợi ích xã hội biên, bao gồm trong đó là FDI.

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP LUẬN

3.1 Lập luận mơ hình kinh tế học

Đứng ở góc độ nhà đầu tư, các cơng ty, thay vì xuất khẩu hoặc cấp giấy phép cho một cơng ty địa phương sản xuất gia cơng cho mình (outsourcing), thì có thể lựa chọn giải pháp đầu tư ra nước ngoài (Krugman, Obstfeld và Melitz, 2011). Để phục vụ cho nhu cầu hàng hóa của thị trường địa phương, họ sẽ sản xuất tại địa phương để tránh chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại, hoặc để hạn chế việc phải bị trì hỗn sản xuất lẫn bị chậm tiếp cận thơng tin thị trường. Đó gọi là FDI theo chiều ngang. Ngồi ra, các doanh nghiệp có thể tìm cách cung ứng cho thị trường tồn cầu và chọn một nơi có thể giúp giảm thiểu chi phí sản xuất nhờ vào các nhập lượng giá rẻ. Đó được gọi là FDI định hướng xuất khẩu hoặc FDI theo chiều dọc (Shatz và Venables, 2000). Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến y tế và sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cả FDI cả theo chiều dọc và chiều ngang (Alsan, Bloom và Canning, 2006).

Sản xuất địa phương cho phép một cơng ty để tránh chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu, nhưng điều này chỉ là hấp dẫn nếu thị trường địa phương là đủ lớn để đánh đổi định phí của việc thiết lập mới cơ sở sản xuất (Antràs và Helpman, 2004). Một cách hợp lý thì FDI theo chiều ngang được phỏng đốn có động cơ chủ yếu từ cầu địa phương thông qua quy mô thị trường (Blonigen và Wang, 2004). Trên quan điểm học thuật truyền thống, các nhà nghiên cứu thực nghiệm nhận thấy quy mô thị trường, thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình qn đầu người và quy mơ dân số, là một yếu tố quyết định cho việc thu hút FDI (Desbordes và Azémar, 2008; Chakrabarti, 2001). Ngược lại, khi các điều kiện khác không đổi (ceteris paribus), FDI theo chiều dọc sẽ chảy sang quốc gia nào đang sở hữu các nhập lượng sản xuất giá rẻ và có ít hạn chế trong chính sách thương mại. Nhìn chung, sự hiện diện của trình độ học vấn cao, người lao động khỏe mạnh, chấp nhận mức tiền lương thấp, có thể là những yếu tố quyết định thu hút FDI theo chiều dọc (Alsan, Bloom và Canning, 2006).

Trên lý thuyết, dịng FDI sẽ có động cơ chảy từ quốc gia chuyển vốn đến quốc gia nhận vốn cho đến khi chênh lệch lợi nhuận đầu tư giữa hai thị trường được san bằng. Khi đó, lợi nhuận sẽ là π0 = f (py0, pk(I), px, z, ω). Điều này đưa đến hàm đầu

tư nước ngồi có dạng:

I = g (π0, py0, pk0, S, px, z, ω)

Trong đó, π0 thể hiện lợi nhuận của đầu tư, Py0, Pk0 là các yếu tố như đã trình

bày ở trên với thêm ký hiệu 0, hàm ý sự đồng nhất giữa các địa phương nhận vốn.

Tương tự hàm lợi nhuận ở trang trước đối với các yếu tố được thể hiện bằng Px, z và

ω , trong khi S đại diện cho khả năng hấp thụ FDI của một nền kinh tế.

Ký hiệu 0 trên được đưa vào ba yếu tố đầu tiên của hàm đầu tư ngụ ý chúng

đều giống nhau giữa các quốc gia (mặc dù chúng có thể thay đổi theo thời gian), trong khi các yếu tố còn lại cho thấy tính đặc thù của từng quốc gia cụ thể. Yếu tô S đại diện cho khả năng hấp thụ FDI của một nền kinh tế dựa vào tổng xuất lượng bình qn đầu người, quy mơ dân số, chất lượng giáo dục và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hàm lợi nhuận của các doanh nghiệp chuyển vốn FDI là một hàm sản xuất cơ bản, nhưng có thể có sự khác biệt về hàm tổng sản xuất tổng của các nền kinh tế mà các doanh nghiệp đầu tư vào. Giả định rằng hảm sản suất Cobb-Douglas, ngồi hai

yếu tố chính là Vốn và Lao động, cịn có thêm những yếu tố nhập lượng khác. Khi

đó, hàm tổng sản xuất của nền kinh tế nhận vốn đầu tư sẽ có dạng sau:

Y = A Xβ Kα L1-α-β

trong đó Y là xuất lượng, K là vốn vật chất, L là sức lao động, X là một số

yếu tố nhập lượng khác (trong đó bao gồm sức khỏe), A là nhân tố tổng năng suất

(TFP) đại diện cho sự khác biệt về công nghệ. Khi các yếu tố khác không đổi,

doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức nhập lượng X sao cho giá trị

biên của X bằng với giá thực của nó là px. Đạo hàm của Y theo X cho thấy: dY dX = β A X β– 1 Kα L1–α– β Y = β L L X = Px

Theo phương trình trên, thì giá địa phương của nhập lượng càng thấp khi giá

trị X càng cao. Theo đó, một khi sức khỏe của người dân ở một địa phương nào đó

càng cao, nó sẽ làm cho giá địa phương của nhập lượng giảm, và điều này giúp cho lợi nhuận trên mỗi đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại địa phương đó càng lớn.

Hay nói cách khác, nếu bệnh truyền nhiễm có quy mơ càng nhỏ thì sẽ làm cho giá

địa phương của nhập lượng cũng càng nhỏ theo3. Điều này tất yếu sẽ làm tăng động lực cho dịng vốn và khuyến khích nhiều hơn nữa các quyết định đầu tư.

Có thể coi nhập lượng trên mỗi đồng GDP là có sẵn trong một nền kinh tế làm đại diện cho giá của nhập lượng địa phương (px). Trong phương trình hồi quy, yếu tố này thể hiện bằng chi phí nhiên liệu. Trên quan điểm này, quốc gia nào có chi phí nhiên liệu bình qn cao thì tương ứng với nó là giá của nhập lượng có thể cũng cao, và điều đó sẽ tạo nên sự cản trở cho đầu tư, trong khi ngược lại, các quốc gia có có giá nhập lượng thấp sẽ khuyến khích đầu tư.

Cần lưu ý rằng, trên thực nghiệm thì hàm lợi nhuận (hàm π) của các công ty chuyển vốn FDI tiềm năng có thể khá khác biệt so với hàm sản xuất tổng (hàm Y) của nền kinh tế quốc gia nhận vốn.

Mơ hình được đưa ra ở trên áp dụng cho FDI định hướng xuất khẩu hoặc FDI theo chiều dọc. Đối với hầu hết các quốc gia có thu nhập trung bình, tác giả nghĩ rằng đây là mơ hình thích hợp. Bởi vì, để xây dựng một mơ hình FDI theo chiều ngang, thì mức giá phù hợp cho xuất lượng phải là giá của hàng hóa ở quốc nội chứ khơng phải là giá thế giới. Tuy rằng giá nhập lượng của FDI theo chiều ngang cũng tương đương như FDI theo chiều dọc, nhưng một số hệ số của yếu tố sản xuất, như rào cản thương mại, có thể phải thay đổi.

Một điểm cần đề cập nữa, đó là yếu tố z trong phương trình đầu tư nói trên thể hiện rào cản thương mại thông qua yếu tố đo lường dự kiến là thuế quan. Tuy

3

Phương trình px ở trên là tính theo X, đại diện cho sức khỏe. Nếu xét về bệnh truyền nhiễm, giả sử ký hiệu là

TB, thì cần hiểu là TB = 1 .

nhiên, sự khó khăn trong thu thập dữ liệu, điều sẽ trình bày rõ hơn ở phần 3.2, nên sẽ không hiện diện ở bất kỳ biến số đại diện nào trong mơ hình kinh tế lượng chính thức. Thay vào đó, thành tố này được giả định sẽ hiện diện trong phần dư.

3.2. Vận dụng mơ hình kinh tế lƣợng

Hàm đầu tư I, cái được trình bày ở mục 3.1 của chương này, là cơ sở để thiết lập phương trình kinh tế lượng bao gồm các biến độc lập tương ứng. Trên lập luận đó, các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự biến động của dòng FDI ròng ở các nền kinh tế

được quan sát sẽ mang tính đại diện cho các thành phần của hàm I. Mơ hình Hồi

quy Robust (Robust Regression) là trọng tâm để từ đó bài nghiên cứu khám phá tác động của các biến độc lập lên dòng vốn FDI ròng, trong khi kết quả của mơ hình hồi quy Bình phương cực thiểu thông thường (OLS), với những nhược điểm sẽ được tác giả trình bày kỹ ở chương 4, và mơ hình hồi quy Phân vị 0.5 đều chỉ được sử dụng nhằm mục đích tham khảo.

Một phần của tài liệu Tác động của bệnh truyền nhiễm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia thu nhập trung bình (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w