(Nguồn: Giáo trình quản trị doanh nghiệp. Đồng Thị Thanh Phương, 2008)
Các nhân tố khách quan được xem xét bao gồm:
1.6.2.1 Tác động của chính sách kinh tế, tài chính và thuế khóa của chính phủ
Đây là yếu tố tác động của môi trường kinh tế vĩ mô lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn tái cơ cấu, ổn
định kinh tế vĩ mô để tạo đà phát triển cho giai đoạn sắp tới. Tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp phá sản do thị trường bị thu hẹp và tình hình tài chính khơng thuận lợi khá cao. Theo Tổng cục thống kê, số doanh nghiệp phá sản hoặc phải dừng hoạt động trong năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp. Tình hình này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngành viễn thơng nói chung và Viễn thơng Long An nói riêng.
1.6.2.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh
Thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay cạnh tranh rất gay gắt. Tổng cơng ty Bưu chính viễn thơng Việt Nam tuy là một doanh nghiệp nhà nước, có thế mạnh về thương hiệu và hạ tầng cơ sở nhưng bộ máy lại rất cồng kềnh làm giảm khả năng cạnh tranh. Những doanh nghiệp cạnh tranh như Viettel, FPT... tuy còn non trẻ nhưng với bộ máy gọn nhẹ, chiến lược phát triển hợp lý đã trở thành những đối thủ cạnh tranh quyết liệt. Về lợi nhuận Viettel đã vượt qua VNPT để trở thành doanh nghiệp viễn thông hiệu quả nhất. Đây là một thách thức rất lớn mà VNPT nói chung và Viễn thơng Long An nói riêng phải vượt qua để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Bên cạnh đối thủ cạnh tranh, sự ra đời của sản phẩm thay thế cho dịch vụ viễn thông truyền thống cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông. Một trong những sản phẩm thay thế này là dịch vụ OTT (Over The Top) như gọi điện thoại, nhắn tin di động miễn phí qua mơi trường Internet. Theo Ơng Đỗ Vũ Anh - Trưởng ban Viễn thơng Tập đoàn VNPT cho biết, các dịch vụ OTT như WhatsApp, Viber, Line, Kakao Talk, Zalo… đã gây thiệt hại rất lớn đến doanh thu của các mạng di động Việt Nam cũng như thế giới. “Dịch vụ này đã ảnh hưởng 9 -10% doanh thu của các nhà mạng trên thế giới”, ông Đỗ Vũ Anh dẫn chứng.
Thống kê của MobiFone cho thấy, số lượng cuộc gọi trên Viber ở Việt Nam khoảng 280.000 cuộc/ngày và 8,7 triệu SMS/ngày. “Như vậy, mỗi năm nhà mạng ở Việt Nam sẽ tổn thất hơn 1.000 tỷ đồng. (Nguồn: Tin công nghệ ngày 25/04/2013, website http://hitech-solutions.vn).
1.6.2.3 Ảnh hưởng của sự thay đổi về công nghệ
Lĩnh vực viễn thông là một ngành công nghệ cao, công nghệ thay đổi rất nhanh chóng, vịng đời sản phẩm đơi khi chỉ có 3-5 năm, vì vậy ảnh hưởng của yếu tố cơng nghệ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Doanh nghiệp luôn phải theo dõi sự thay đổi của cơng nghệ, phải chi phí rất nhiều để nâng cấp và thay thế thiết bị hàng năm. Nếu khơng tính tốn cẩn thận dịch vụ cung cấp và doanh thu, việc đầu tư thiết bị mới đôi khi rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Một thí dụ điển hình cho sự thay đổi về cơng nghệ là dịch vụ điện thoại cố định. Sau khi dịch vụ điện thoại di động ra đời thì điện thoại cố định đã đi vào chu kỳ suy thoái. Số thuê bao rời khỏi mạng tăng đều mỗi năm, dẫn đến chi phí cho bảo trì và khai thác tăng lên, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của doanh nghiệp viễn thông.
1.6.3 Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh doanh
Theo ngun tắc kinh tế thơng thường thì lợi nhuận càng cao sẽ có rủi ro càng cao. Rủi ro tổng thể của doanh nghiệp có thể phân loại thành rủi ro có tính hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro phi hệ thống là rủi ro mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt được bằng cách đa dạng hóa. Rủi ro hệ thống là rủi ro mà doanh nghiệp không thể kiểm sốt được, khơng thể khắc phục bằng cách đa dạng hóa, như khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền tệ.
Hiệu quả kinh doanh hay khả năng sinh lợi và rủi ro có quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được.Theo cách tính tốn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở phần trên thì số liệu về chi phí cũng như kết quả đạt được hầu hết là các số liệu quá khứ hoặc dự tính, đây là các biến số ngẫu nhiên. Vì vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó chính là một biến ngẫu nhiên, là kết quả tổng hợp ngẫu nhiên của nhiều nhân tố.
Hiệu quả kinh doanh cần được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro. Cùng một mức độ rủi ro, hiệu quả kinh doanh chỉ được đánh giá là tốt khi nó cao hơn hiệu quả tối thiểu tương ứng với rủi ro đó. Hiệu quả kinh doanh được xem là tốt khi
mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn, hoặc hiệu quả không đổi nhưng mức độ rủi ro thấp hơn.
Như vậy là toàn bộ chương I tác giả đã hệ thống lại các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thơng nói riêng. Trên cơ sở đó, sau đây tác giả sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của Viễn thông Long An trong chương tiếp theo.
Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VIỄN THÔNG LONG AN
Dựa trên cơ sở lý thuyết và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã nêu trong chương I, chương này tác giả sẽ đi vào phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Viễn thơng Long An dựa trên số liệu thu thập được trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, đây cũng là giai đoạn viễn thông bắt đầu hoạt động độc lập sau khi tách ra khỏi bưu chính.
2.1 TỔNG QUAN VỀ VIỄN THƠNG LONG AN
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triền của Viễn thông Long An
Viễn thông Long An (VNPT Long An) được thành lập theo quyết định số 653/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT). Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT Long An được ban hành kèm theo Quyết định số 654/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị VNPT.
VNPT Long An là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch tốn phụ thuộc VNPT, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông- công nghệ thông tin. VNPT Long An có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng. Tổng nguồn vốn của Viễn thông Long An được VNPT giao tại thời điểm 01/01/2008 là 427 tỷ đồng.
Tiền thân của VNPT Long An là Bưu Điện tỉnh Long An, được tách ra theo mơ hình chia tách Bưu chính ra khỏi Viễn thơng của VNPT, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hơn 69 năm, nhằm phục vụ cho công cuộc cách mạng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ngày nay ngoài mục đích kinh doanh, VNPT Long An cịn phục vụ cho các
cơ quan Đảng, Nhà nước và nhân dân Long An. VNPT vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng mười chữ vàng “Dũng cảm- Trung thành- Tận tụy- Sáng tạo- Nghĩa tình”. 2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1.Chức năng
Viễn thơng Long An có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể như sau:
1. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng VT- CNTT trên địa bàn tỉnh Long An;
2. Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ VT- CNTT trên địa bàn tỉnh Long An;
3. Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị VT- CNTT theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;
4. Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các cơng trình VT- CNTT; 5. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông;
6. Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
7. Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên;
8. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được VNPT cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.2.2.Nhiệm vụ
Viễn thơng Long An có nghĩa vụ quản lý vốn và các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cụ thể như sau:
1. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước được VNPT giao cho VNPT Long An quản lý nhằm phát triển phần vốn và các nguồn lực khác đã được giao;
2. Có nghĩa vụ trả các khoản nợ mà VNPT Long An trực tiếp vay theo quy định của pháp luật;
3. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký. Chịu trách nhiệm trước VNPT về kết quả hoạt động; Chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp. Trình VNPT phương án giá cước liên quan tới các dịch vụ do đơn vị kinh doanh;
4. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho các đơn vị khác trong VNPT để đạt được các mục tiêu kế hoạch chung về kinh doanh, phục vụ của VNPT;
5. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao, các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp, đảm bảo các dịch vụ VT- CNTT cơ bản trên địa bàn quản lý với thẩm quyền theo quy định;
6. Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng thông tin VT- CNTT thống nhất của VNPT; 7. Xây dựng quy hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược, quy hoạch của VNPT và phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trên địa bàn Long An và trong lĩnh vực VT- CNTT;
8. Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phù hợp với mục tiêu, phương hướng, chỉ tiêu hướng dẫn của kế hoạch phát triển toàn VNPT;
9. Chấp hành các quy định của Nhà nước và VNPT về điều lệ, thể lệ, thủ tục nghiệp vụ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cước và chính sách giá;
10. Đổi mới, hiện đại hóa thiết bị mạng lưới, công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trên cơ sở phương án đã được VNPT phê duyệt;
11. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý đơn vị;
12. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước về bảo vệ tài ngun, mơi trường, quốc phịng và an ninh quốc gia;
13. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và của VNPT, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo;
14. Chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của VNPT. Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
15. VNPT Long An phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế tốn và báo cáo tài chính hiện hành đối với DNNN;
16. VNPT Long An có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, các khoản phải nộp về VNPT theo quy định trong Quy chế tài chính của VNPT;
2.1.3Các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc của VNPT Long An
2.1.3.1Các đơn vị kinh tế trực thuộc
Để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành, Viễn thông Long An phân chia thành mười đơn vị kinh tế trực thuộc như sau:
1. Trung tâm kinh doanh VNPT Long An 2. Trung tâm Điều hành thông tin
3. TTVT Tân An
4. TTVT Tân Thạnh- Thạnh Hóa 5. TTVT Kiến Tường- Mộc Hóa 6. TTVT Vĩnh Hưng- Tân Hưng 7. TTVT Bến Lức- Thủ Thừa 8. TTVT Đức Hòa- Đức Huệ 9. TTVT Cần Đước- Cần Giuộc 10. TTVT Châu Thành- Tân Trụ
Đây là các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc VNPT Long An (gọi tắt là các đơn vị trực thuộc) được thành lập theo quyết định số: 653 /QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị VNPT. Thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc VNPT Long An, có con dấu riêng theo tên gọi, được mở tài khoản tại Ngân hàng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT Long An. Chịu trách nhiệm trực tiếp
trước pháp luật, trước Giám đốc VNPT Long An trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được qui định và có các chức năng như sau:
Khối các TTVT khu vực:
Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng VT- CNTT trên địa bàn quản lý; Bảo dưỡng, sửa chữa, xây dựng mạng ngoại vi, sửa chữa thiết bị đầu cuối Viễn thông dân dụng. Khai thác các dịch vụ VT-CNTT để kinh doanh và phục vụ theo qui hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển do VNPT Long An giao trên địa bàn được phân công. Cung cấp dịch vụ Viễn thông hệ 1, bảo đảm thông tin liên lạc 24/24 giờ phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân ở địa phương.
Trung tâm Kinh doanh VNPT Long An:
Tổ chức quản lý, kinh doanh, đại lý vật tư thiết bị VT-CNTT, cung cấp các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn theo yêu cầu SXKD của đơn vị. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và nắm vững thị trường kinh doanh trong khu vực quản lý. Khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng các cơng trình VT-CNTT.
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.
Quản lý và tổ chức thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng sử dụng các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn được phân cơng. Tìm hiểu và chủ động nắm vững thị trường, khách hàng hiện hữu; chủ động khai thác thị trường và khách hàng tiềm năng.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi VNPT Long An cho phép, phù hợp với quy định của pháp luật.
Tổ chức giới thiệu, tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng để cung cấp các dịch vụ VT- CNTT trên địa bàn tỉnh, giải đáp thơng tin kinh tế- văn hóa- xã hội, giải đáp số điện thoại trong tỉnh 116, tiếp nhận xử lý máy hỏng 119, trả lời hộp tin tự động, tiếp thông liên tỉnh 101, các dịch vụ giá trị gia tăng khác (nếu có).
Quản lý và tổ chức thực hiện cơng tác chăm sóc khách hàng, tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng sử dụng các dịch vụ VT- CNTT trên tồn Tỉnh. Tìm hiểu và chủ động nắm chắc thị trường, khách hàng hiện hữu; chủ động khai thác thị trường và khách hàng tiềm năng toàn Tỉnh.
Trung tâm Điều hành thông tin:
Tổ chức khảo sát, lắp đặt, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị VT-CNTT trên toàn mạng lưới của VNPT Long An.
Tổ chức ứng cứu thông tin mạng VT- CNTT.
*Nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc VNPT Long An: sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực đã được VNPT Long An giao, cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thơng tin VT-CNTT của các cơ quan Đảng, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới Viễn thông nội hạt trong từng giai đoạn phù hợp với chiến lược, quy hoạch, mục tiêu, phương hướng phát triển chung của VNPT Long An. Chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Thực hiện đúng thể lệ,