Bệnh viêm phế quản – viêm cuống phổi

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh vật nuôi (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 30 - 32)

2. Các bệnh nội khoa thường gặp ở hệ hô hấp

2.3. Bệnh viêm phế quản – viêm cuống phổi

Viêm phế quản là viêm trên lớp niêm mạc phế quản. Bệnh xảy ra ở các loài gia súc gia cầm, nhưng thường thấy ở ngựa, heo, cừu, trâu, bò, chó. Đặc biệt thường xuất hiện ở gia súc non.

2.3.1. Nguyên nhân

Thú bị cảm lạnh

Thú hít phải bụi trong thức ăn, nấm độc trong cỏ hoặc phấn hoa

Chuồng trại có nhiều khí độc như Amoniac, H2S hoặc các sản phẩm thối rửa khác

Các vi sinh vật giữ vai trò quan trọng trong bệnh viêm phế quản, ngoài các vi khuẩn gây viêm kế phát như lao, tụ huyết trùng,.. Các vi sinh vật Streptococcus, Staphylococcus, pneumococcus,...có thể trực tiếp gây viêm phế quản

Điều kiện để các nguyên nhân trên dễ gây bệnh là do dinh dưỡng xấu, thiếu chất đạm, các loại vitamin và làm việc quá mức, sức đề kháng gia súc giảm.

Ở thể mãn tính, phần lớn là kế phát từ thể cấp tính nếu ta chữa khơng kịp thời hoặc kế phát từ các bệnh như lao, bệnh giun phổi ở heo.

2.3.2. Triệu chứng

-Trường hợp viêm phế quản lớn:

Triệu chứng chung là uể oải, giảm ăn, giảm nhai lại. Trong ác ngày đầu, thân nhiệt hơi tăng nhẹ

23

Triệu chứng căn bản là ho, ban đầu ho ngắn, khó và đau, khi có dịch thấm xuất (giai đoạn sau) thú ho ướt và giảm đau, ho dữ dội nhất là khi thú vận động, lúc sáng sơm hoặc lúc thú uống nước lạnh.

Nước mũi khơng nhiều, kiểm tra nước mũi và đờm thấy có nhiều bạch cầu và tế bào thượng bì, bệnh càng ohats triển bạch cầu trong đờm ngày càng nhiều.

Mới bắt đầu bệnh nghe âm phế nang tăng lên toàn bộ phổi, sau 2-3 ngày nghe được âm rale, ban đầu tiếng rale khơ kèm theo tiếng rít phế quản do lồng phế quản hẹp, vài ngày sau khi dịch thấm xuất nhiều nghe được âm rale ướt.

-Trường hợp viêm phế quản nhỏ

Bệnh tiến triển nặng hơn:thú rất mệt nhọc, ăn ít hay bỏ ăn hẳn. Thân nhiệt cao hơn bình thường 2-40C

Thở rất khó,tần số nhanh và thở thể bụng

Ho ít nhưng yếu, ngắn và đau sau khó ho, thở khó

Nghe phổi có âm rale khơ ở giai đoạn đầu và âm rale ướt ở giai đoạn sau, có những vùng mât âm phế nang vì phổi xẹp do phế quản nhỏ bị tắc.

Ở thể mãn tính: thú sốt ít hoặc khơng sốt, thỉnh thoảng ho, ho khó và đau, thường chỉ ho khi trời lạnh, lúc sáng sớm hoặc khi vận động. Khi có những yếu tố bất lợi tác động thú sẽ có hiện tượng khó thở.

2.3.3. Bệnh tích

Bệnh tích đại thể

Niêm mạc phế quản sưng to, mơ đục có xuất huyết Bệnh tích vi thể

Phế quản chứa dịch thấm xuất Lớp niêm mạc bị sưng

Nhiều tế bào hình cốc, tăng sự tiết dịch

Tổ chức thượng bì tăng sinh, hoại tử và tróc ra Có bạch cầu xuất hiện trong lịng phế quản

2.3.4. Tiên lượng

Viêm phế quản lớn, nếu điều trị tốt sau 1-2 tuần thú sẽ khỏi, viêm phế quản nhỏ thường kéo dài và nặng hơn bệnh có thể chuyển sang viêm phế quản – phổi rất khó điều trị

24 Dựa vào triệu chứng tổng thể

Cần chú ý phân biệt với viêm phế quản phổi: thú sốt cao, gõ vùng phổi có âm đục. Bệnh viêm thanh quản thú ho rất nhiều, vùng thanh quản rất nhạy cảm.

ở thể mãn tính: thú khơng sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, ho ít nhưng thở rất khó, ngày càng gầy ốm

2.3.6. Điều trị

Chăm sóc tốt

Giảm viêm: xơng mũi hoặc dùng tinh dầu xoa

Long đờm: cho uống chlorua amonium, chích dưới da Atropin để làm giãn phế quản, thú dễ thở

Giảm ho: phosphat codein, NaHCO3, nước cất (cho gia súc lớn), chlorua amonium, phosphat codein, đường, nước (cho gia súc nhỏ)

Để tiêu diệt vi sinh vật gây viêm: chlotetrazol,septotril,erythromycine,... Trợ hơ hấp và tuần hồn: dầu long não, cafein, vitamin,...

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh vật nuôi (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)