Bệnh viêm thanh quản màng giả

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh vật nuôi (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 30)

2. Các bệnh nội khoa thường gặp ở hệ hô hấp

2.2. Bệnh viêm thanh quản màng giả

2.2.1. Đặc điểm bệnh:

Ho là triệu chứng chủ yếu của bệnh.

Thể cấp tính: thú ho dữ dội, sốt cao.

Thể màng giả: sau giai đoạn cấp tính thú sẽ có biểu hiện ho, đau khi ho, thở khó.

Thể mãn tính: thú hết sốt ăn bình thường, ho kéo dài.

2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh

- Nguyên nhân không truyền nhiễm: Do thay đổi thời tiết, thú bị lạnh.

Do môi trường ni dưỡng kém vệ sinh (bụi và khí độc trong chuồng ni: Cl, NH3, H2S, ẩm độ.)

20 - Nguyên nhân truyền nhiễm:

Nhiễm trùng thanh quản: do Staphylococcus (+), Streptococcus(+), Haemophilus(-), Bordetella(-), Actinomyces(-), Mycoplasma (viêm phổi, CRD

gia cầm)…

Khi cơ thể mắc bệnh do hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản trên heo (PRRS), Tụ huyết trùng, cúm, viêm họng.

2.2.3. Cơ chế sinh bệnh

Khi nguyên nhân gây bệnh vào đến thanh quản sẽ kích thích tạo 1 phản ứng viêm, sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Cơ thể sẽ chống lại mầm bệnh bằng cách tiết ra dịch viêm, dịch tiết ra nhiều làm lịng thanh quản hẹp lại, khi khơng khí đi qua (thở) nghe có tiếng rít. Thú sẽ ho nhiều đơi khi có phản xạ ói mửa đẩy vật lạ ra.

2.2.4. Triệu chứng

Ho nhiều, thanh quản rất nhạy cảm, có thể sưng thanh quản và ói mửa. Sưng hạch hàm dưới làm sưng đến khí quản.

Sốt tùy thể bệnh: + Thể cấp tính sốt cao. + Thể màng giả sốt vừa. + Thể mãn tính khơng sốt. Thở nghe tiếng khị khè Có thể nghẹt thở do màng giả 2.2.5. Bệnh tích

Bệnh khơng có bệnh tích điển hình, thể màng giả khi mổ chỉ thấy màng giả.

2.2.6. Tiên lượng

Thể cấp tính: dễ điều trị.

Thể màng giả: thú dễ chết đột ngột do ngạt thở.

Thể mãn tính: thú ho thường xuyên, điều trị kéo dài, chậm lớn, tốn chi phí.

2.2.7. Chẩn đốn

Dựa vào triệu chứng: ho, sốt cao, thở có tiếng khó khè, sưng thanh quản.

2.2.8. Điều trị

- Thể cấp tính: Hạ sốt: Anagil

21 Giảm ho: Codeine, Bromhexine Kháng viêm: Dexamethasone Kháng sinh: dùng 3 – 4 ngày.

Penicillin + Streptomycin, Oxytetracycline, Gentamycin Tăng sức đề kháng bệnh: B- complex, vitamin C.

Giữ ấm cho thú - Thể màng giả:

Hạ sốt: Anagil.

Kháng viêm: Dexamethasone.

Kháng sinh:dùng kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, tác động mạnh: Gentamycin + Tylosin, Tiamulin + Oxytetracycline, ceftiofur…

Tăng sức đề kháng bệnh: B- complex, vitamin C.

Cấp cứu bằng Cannuyn nếu thú ngạt thở (đặt ống thông thanh quản). Giữ ấm cho thú.

- Thể mãn tính:

Cải thiện khí hậu chuồng ni: làm mát, sạch sẽ chuồng trại.

Hạn chế bụi do thức ăn bằng cách cho ăn dạng ẩm, bổ sung chất béo vào thức ăn.

Tăng sức kháng bệnh bằng vitamin C. Tăng chất lượng khẩu phần ăn.

2.2.9. Phịng bệnh

Cải thiện khí hậu chuồng ni gia súc.

Hạn chế bụi do thức ăn bằng cách cho ăn dạng ẩm. Tăng sức kháng bệnh bằng các chế phẩm vitamin Sử dụng các loại vaccine phòng bệnh gia súc:

Bảng 3.1. Vaccin phòng bệnh trên heo

Tên vaccine Phòng bệnh Ngày tuổi tiêm

Respisure Viêm phổi do

Mycoplasma

L1: 7 L2: 21

22

M+PAC Viêm phổi do

Mycoplasma 21 Tụ huyết trng Tụ huyết trng 40 – 45 PRRS Tai xanh Heo con < 21 Nái, nọc Sử dụng các loại vaccine phòng bệnh hơ hấp trên gia cầm như:

+ Bệnh dịch tả gà: vaccin dịch tả ( Newcastle chủng F, Lasota)

+ Bệnh cúm gia cầm: vaccine từ các subtype H5N1 cho gà (chủng Re5, Re 6 của Trung quốc) và H5N2 cho vịt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch bệnh vật nuôi (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)