Bọ xít xanh (Nevara viridula):

Một phần của tài liệu Giáo trình Cây công nghiệp (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 76)

2. Nguồn gốc và phân loại:

7.3. Bọ xít xanh (Nevara viridula):

Bọ xít thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của mè từ khi mè hình thành trái non trở đi, nó có thể xuất hiện ở mật độ cao và gây hại nặng, cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút trái non (Hình 3.4) làm hạt bị lép hoặc khơng no đầy, giảm phẩm chất. Phịng trừ bằng cách trồng đồng loạt, luân canh với cây trồng khác, sử dụng thuốc hóa học: Karate, Cyper Alpha, Peran,...

63

Hình 3.4: Bọ xít xanh gây hại trên trái mè

8. Bệnh hại và biện pháp quản lý 8.1. Bệnh héo tươi

Bệnh do nấm Fusarium oxysparium f.sesami gây ra, nấm này thường làm

chết cây con. Do đó phải xử lý hạt trước khi gieo bằng CuSO4 hoặc Copper-zin, nồng độ 2%, nếu trị bệnh dùng Copper-B để trị.

8.2. Bệnh đốm lá

Bệnh do nấm Phytopthora spp., vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ màu xám xanh xuất hiện trên phiến lá, cuống lá hay đốt thân, sau đó lan rộng có đường kính 2 - 3 cm, trên vết bệnh có nhiều vịng đồng tâm xung quanh, nếu bệnh tấn cơng trên cuống lá có thể làm lá gãy gục. Phịng trừ bằng cách gieo mật độ thưa, bón phân cân đối, phun thuốc trừ bệnh Aliette, Curzate M8,...

8.3. Bệnh đốm phấn

Bệnh do nấm Oidium spp. gây nên, bệnh lan truyền rất nhanh, bệnh gây hại chủ yếu vào giai đoạn mè ra hoa, kết trái trở về sau. Vết bệnh là những đốm trắng do các bào tử phát triển tạo thành, vết bệnh có thể gặp trên thân, lá, chủ yếu trên

64

các lá già trên ruộng trồng mật độ cao. Phòng trừ bằng cách gieo mật độ thưa, phun thuốc trừ nấm như Mancozeb, Polyram, Derosal,...

8.4. Bệnh khảm

Đây là bệnh quan trọng khi trồng mè, do rầy xanh, bọ xít xanh truyền các virus gây ra xoắn lá (Hình 3.5). Phịng trừ bằng biện pháp luân canh với cây trồng khác, phun thuốc trừ ký chủ lan truyền như rầy xanh, bọ xít xanh.

Hình 3.5: Triệu trứng bệnh khảm trên mè

9. Thu hoạch và bảo quản 9.1. Thu hoạch

Mè ra hoa, kết trái suốt thời gian sinh trưởng, do đó xác định thời gian thu hoạch đúng lúc sẽ làm hạn chế mất hạt do nứt trái, hạt rơi xuống đất thu hoạch khi thấy lá bên dưới vàng và trái có những đốm đen nhiều.

Khi thu hoạch có thể dùng dao, lưỡi hái cắt sát gốc, cũng có nơi người ta nhổ mè bằng tay, xong bó thành từng bó, dựng chụm đầu bó lại để phơi trên ruộng 3- 4 nắng. Nếu trồng diện tích ít đem về nhà ủ, treo lên cho lá rụng bớt một phần và đem phơi trên sân xi măng hoặc đan phơi ngồi nắng, khi mè bắt đầu khơ dùng cây quất nhẹ trên thân, trái nứt hạt sẽ rơi ra ngoài. Nếu dùng hạt làm giống chỉ phơi nơi thoáng mát.

65

Chú ý: Trong suốt thời gian thu hoạch, nếu khơng khéo có những giống mất

75% do thu hoạch trễ. Nhưng nếu thu hoạch đúng, cũng có những giống mất 10% năng suất do các thao tác thu hoạch phơi gom.

9.2. Bảo quản

Sau khi thu hoạch loại bỏ các tạp chất để tồn trữ. Nếu tồn trữ làm giống cho mùa sau phải giữ mè trong chai, lu hũ, bên trong đựng hạt giống, bên trên có 1 lớp tro trấu để hút ẩm. Chú ý lấy những trái ở giữa cây để làm giống. Nếu thu hoạch để bán hạt, chỉ cần đựng vào các bao đay để nơi thoáng mát.

10. Thực hành: Kỹ thuật trồng và quản lý sâu, bệnh gây hại trên cây mè 10.1. Chuẩn bị đất 10.1. Chuẩn bị đất

Tiến hành làm sạch cỏ dại trước khi lên liếp, sau khi lên liếp kết hợp bón lót phân hữu cơ. Sau đó xới đều và làm bằng phẳng mặt liếp trước khi gieo hạt.

10.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Gieo hạt

Gieo hạt bằng phương pháp sạ lan, trộn hạt với cát theo tỷ lệ 2 cát : 1 mè hoặc 1,5 kg ure với 400 gam hạt mè gieo cho 1000 m2. Sau khi sạ, phủ 1 lớp rơm mỏng để giữ ẩm cho đất, giúp hạt nhanh nảy mầm.

b. Bón phân

Theo khuyến cáo của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp (2012), lượng phân bón sử dụng trên diện tích 1 ha như sau:

- Bón lót (trước khi sạ): 75 kg NPK (20-20-15)

- Bón thúc lần 1 (15 – 20 ngày sau khi sạ): 100 kg NPK (20-20-15) - Bón thúc lần 2 (40 – 45 ngày sau khi sạ): 125 kg NPK (20-20-15) c. Tưới nước

Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất mè, tưới nước 2 lần/ ngày vào giai đoạn từ khi gieo đến khi ra hoa đầu tiên, sau đó giảm dần 1 lần/ngày. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch trái đậu 1 tuần.

10.3. Quan sát côn trùng gây hại và biện pháp quản lý

66

10.4. Quan sát bệnh hại và biện pháp quản lý

Ghi nhận tất cả các loại bệnh gây hại và biện pháp phòng trừ

10.5. Quan sát đặc điểm hình thái, tính thành phần năng suất và năng suất - Quan sát đặc điểm hình thái: rễ, thân, lá, hoa, trái và hạt đậu nành

- Tính thành phần năng suất và năng suất mè + Số trái/cây: đếm tất cả trái mè trên cây.

+ Phần trăm trái lép: tính phần trăm trái lép theo cơng thức sau: Số trái lép

Phần trăm trái lép = x 100

Tổng số trái

+ Trọng lượng 1000 hạt: cân trọng lượng 1000 hạt mè sau khi thu hoạch. + Năng suất lý thuyết/m2: thu tất cả các cây trên lô (1m2), đập ra hạt, cân trọng lượng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nêu cách chuẩn bị đất trồng mè?

Câu 2: Trình bày phương pháp tưới nước cho cây mè? Câu 3: Trình bày các loại cơn trùng gây hại trên cây mè? Câu 4: Trình bày các bệnh gây hại trên cây mè?

67

CHƯƠNG 4 CÂY DỪA

Giới thiệu:

Dừa là loại cây đa niên thuộc họ Palmeae (Arecaceae), một họ rất cổ xưa, đa dạng và là cây trồng quan trọng trong nhóm đơn tử diệp cả về phân bố lẫn sử dụng. Chính vì vậy mà nó được gọi là “cây của cuộc sống”, các bộ phận của dừa đều có ích, tận dụng để cho ra nhiều sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao và sản phẩm hữu dụng của nhiều quốc gia đang phát triển. Có khoảng 60 lồi thuộc giống Cocos, nhưng chỉ có dừa đứng riêng lẽ và đại diện duy nhất của lồi nucifera, vì thế tất cả các giống dừa trên thế giới đều được xếp vào cùng một

lồi.

Mục tiêu:

Kiến thức: trình bày được nguồn gốc, phân bố, giá trị sử dụng, đặc điểm thực vật, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, giống dừa, nhân giống dừa, kỹ thuật canh tác, các loại sâu bệnh và biện pháp quản lý trên cây dừa.

Kỹ năng: thực hiện được, hướng dẫn thực hiện được quy trình kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh gây hại trên cây dừa.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về mơn học, có thái độ hợp tác với bạn bè, tơn trọng pháp luật và các quy định của nhà trường; có ý thức trách nhiệm trong học tập, có khả năng làm việc theo nhóm; có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.

1. Nguồn gốc và phân bố 1.1. Nguồn gốc

Vùng Nam Thái Bình Dương và Nam Phi thường được cho là trung tâm phát sinh của cây dừa. Cụ thể hơn, nguồn gốc dừa có thể là ở Đơng Nam Phi và đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Khoảng 300 năm trước Công Nguyên (Woodroof, 1979) dừa được ghi nhận là canh tác trước tiên ở Ấn Độ vì vậy nguồn gốc của dừa có thể cũng khơng xa Ấn Độ lắm. Người Ả Rập có bn bán với Ấn Độ gọi dừa là trái “Ấn Độ” và Kerala được gọi là “xứ dừa”. Tuy nhiên, Ấn Độ và Sri Lanka không được xem là nguồn gốc của dừa.

68

1.2. Phân bố

Dừa được trồng nhiều ở Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka, Mã Lai, Indonesia, Trung Mỹ, quần đảo Cuba, Puerto Rico, quần đảo Nam Thái Bình Dương…Thảm thực vật trên các đảo và bờ biển vùng Nam Thái Bình Dương chủ yếu là dừa (Apacible, 1968). Việt Nam được xem là một trong những nước có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc trồng dừa và có sản lượng dừa khá lớn trong khu vực Đơng Nam Á. Ở Việt Nam, dừa được trồng tập trung ở các tỉnh ĐBSCL như: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang... Trong đó, Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất, khoảng 40.000 ha, cung cấp khoảng 200 triệu trái/năm.

Sự phân bố rộng và phát tán dừa từ vùng này sang vùng khác là do 2 tác nhân: con người và biển cả. Trái dừa được nước mưa đưa ra biển rồi trôi nổi đi xa hàng ngàn dặm đến khi chúng được giữ lại bởi những bờ biển cát rồi định cư ở đó (Ohler, 1999; Woodroof, 1979). Dưới ánh nắng mặt trời của vùng nhiệt đới, dừa mọc mầm và bắt đầu cuộc sống mới. Thêm vào đó, trong q trình giao lưu bn bán trao đổi hàng hóa, con người đã vận chuyển dừa đến nhiều vùng khác nhau trên thế giới.

2. Giá trị sử dụng 2.1. Giá trị dinh dưỡng 2.1. Giá trị dinh dưỡng

Giá trị năng lượng của dừa tươi là 17,4 calo/100g. Carbohydrate trong nước dừa chiếm 4%, khoáng chiếm 0,4% (Bảng 4.1). Ngồi ra, trong nước dừa cịn những dưỡng chất khác rất tốt cho người sử dụng.

Bảng 4.1: Thành phần của nước dừa tươi.

Thành phần % Trọng lượng Nước 95,5 Carbohydrate 4,0 Chất khoáng 0,4 Protein 0,1 Chất béo 0,1 Sắt 0,05 Ca 0,02

69

Hàm lượng dầu trong Copra dao động trong khoảng 65-74%, tùy thuộc vào giống và môi trường canh tác (Ohler, 1984). Các acid béo của dầu dừa, trong đó 44-51% là Lauric acid (Bảng 4.2)). Các acid béo khơng bảo hịa trong dầu dừa có hàm lượng thấp nên giúp cho dầu dừa chống lại việc trở mùi. Điểm nóng của dầu dừa từ 24-270C và ổn định khơng bị trở mùi, chính nhờ đặc tính này mà dầu dừa là chất cực tốt dùng trong chế biến thực phẩm (Jones,1989).

Tuy nhiên, việc sử dụng dầu dừa có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người là vấn đề tranh cãi của nhiều cuộc tranh luận bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự tiêu thụ loại dầu “nhiệt đới” này. Dầu dừa chứa nhiều acid béo bảo hịa (92%), chỉ có 6% acid đơn và 2% acid đa khơng bảo hịa được cho là có ảnh hưởng đến tim mạch của người sử dụng vì có liên quan đến việc làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu do chứa nhiều lauric, myristic và palmitic acid.

Bảng 4.2: Thành phần acid béo của dầu dừa (Peerley, 1992).

Acid béo Chuỗi carbon Phần trăm (%)

Caproic C6 0,5 Caprylic C8 8,0 Capric C10 6,4 Lauric C12 47,3 Mycristic C14 17,6 Palmitic C16 8,4

Stearic, Oleic, Linoleic C18 10,5

2.2. Giá trị kinh tế

Dừa là một cây công nghiệp lâu năm. Các sản phẩm từ dừa rất đa dạng, phong phú và các sản phẩm từ dừa là nguồn nguyên liệu cơ bản của công nghiệp chế biến, cung cấp thực phẩm cho con người, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cung cấp hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày của nhân dân và có giá trị xuất khẩu cao. Ngồi ra, sản phẩm từ dừa cịn làm thức ăn cho chăn ni gia súc, tơm, cá. Trung bình 50 triệu trái dừa sẽ thu được 12.600 tấn cơm dừa và ép ra được 6.930 tấn dầu dừa thô, xác cơm dừa sau khi ép dầu có thể ni 600 tấn heo hơi. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo sản xuất từ các bộ phận trên cây dừa không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là các mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nơng thơn. Ngồi ra, các mương trong vườn dừa giữ nhiệt độ luôn

70

ấm áp rất thích hợp với nghề ni trồng thủy sản như tôm, cá để tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu. Tính giá trị sản xuất hàng hóa của 1 ha vườn dừa thì thu hoạch lớn hơn nhiều so với các loại cây lâu năm khác. Đồng thời, trồng dừa mang lại tác dụng thiết thực trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái, hạn chế được tình trạng sụp lở đất đai dọc theo các sông, kênh rạch lớn.

Lê Hữu Trung (2004) cho rằng các bộ phận từ cây dừa như: rễ dừa, thân dừa, lá dừa, đọt dừa, gáo dừa, nước dừa, xơ dừa...cịn có các cơng dụng rất thiết thực trong đời sống hằng ngày của người dân

- Vỏ dừa dùng làm chất đốt, lấy xơ dừa, mụn dừa. Xơ dừa chống lại sự tấn công của vi khuẩn và nấm nên được dùng làm nệm, thảm, dây thừng...; mụn dừa dùng làm phân hữu cơ, giá thể gieo trồng.

- Trái dừa, gáo dừa dùng để làm hàng thủ cơng mỹ nghệ (Hình 4.1a), vật dụng trong gia đình.

- Phát hoa dừa: dùng làm thảm (Hình 4.1b).

- Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khơ trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.

- Nước dừa tươi (khoảng 7 tháng) được dùng làm nước giải khát rất tốt tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra và có thể dùng làm dung dịch truyền trong y tế trong những năm chiến tranh, được dùng trong trường hợp bị bệnh đường ruột, tiêu chảy, mữa để chống mất nước. Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọi Thạch dừa (nata de coco).

- Cây cảnh: những cây dừa lạ (do biến dị) được trồng làm cảnh, chủ yếu tại Philippines, tại đây nó được gọi là macapuno.

- Sữa dừa, ở miền Nam gọi là nước cốt dừa (chứa khoảng 17% chất béo) được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hịa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đơng Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc.

- Kẹo dừa là món đồ ngọt thơng dụng tại Việt Nam, nguyên liệu chính là nước cốt dừa cô đặc pha hương vị lá dứa, sầu riêng hoặc Sôcôla.

- Mứt dừa được làm từ cơm dừa được cắt sợi và sên với đường cát để khô dùng trong ngày tết ở Việt Nam.

71

- Nhựa dừa thu được từ việc rạch các cụm hoa dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba).

- Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa.

- Các gân giữa của các lá (chét) có độ cứng thích hợp cho việc làm các que xiên (để nướng thịt chẳng hạn) trong nấu ăn.

- Phần bên trong của lá non đang lớn cũng có thể thu hoạch làm tim dừa và nó được coi là một loại đặc sản. Kiểu thu hái này cũng làm chết cây dừa. Tim dừa thường được ăn trong các món rau trộn; các món rau trộn như thế đôi khi được gọi là "salad triệu phú".

- Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số cơng trình xây dựng đặc biệt (nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila). Người Hawaii còn đục rỗng thân cây dừa để làm trống, thùng chứa hay các loại xuồng nhỏ.

- Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Nó cịn được dùng để đánh răng.

- Củ hũ dừa là phần lõi trong thân cây dừa, đơi khi cũng được dùng làm món ăn (bánh xèo).

Hình 4.1: Cơng dụng của dừa (a) trái dừa, (b) phát hoa dừa

Vì thế, việc duy trì và phát triển diện tích trồng dừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và giữ vị trí quan trọng, nhất là đối với các tỉnh vùng ĐBSCL và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

3. Đặc điểm thực vật 3.1. Rễ

Dừa khơng có rễ cọc và rễ mọc bất định ở phần gốc thân (Hình 4.2a), chúng thường mọc dài ngang ra 5-7 m và sâu 0,3-1,2 m (Perley, 1992; Reynold, 1988), lúc mới mọc có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu đỏ nâu. Cá biệt rễ có thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Cây công nghiệp (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)