Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu dây kéo của công ty TNHH YKK việt nam (Trang 30 - 34)

1. Kiến nghị đối với nhà nước

- Hồn thiện và ổn định cơ chế điều hành xuất khẩu

Những quy định về xuất khẩu và rào cản thương mại là một trong những yếu tố cĩ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. ðể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

31

động xuất khẩu được phát triển thì hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của Nhà Nước phải luơn được hồn thiện và đổi mới theo xu hướng đơn giản hơn, thơng thống hơn, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập như hiện nay. Cụ thể là các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu cần phải cĩ sự điều chỉnh rõ ràng đối với từng mặt hàng cụ thể.

Ngồi ra các khâu kiểm tra hải quan trước khi cho phép hàng hĩa xuất khẩu cũng cần được Nhà nước cĩ những điều chỉnh để mỗi lần làm thủ tục hải quan và khai báo hải quan cĩ thể được diễn ra nhanh chĩng, hiệu quả hơn.

- Quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi

+ Giảm bớt thuế quan và tiến tới tự do hĩa thương mại hồn tồn

Hiện nay danh mục các hàng hĩa bị đánh thuế của Nhà nước vẫn cịn phức tạp và cịn nhiều điều chưa hợp lý. ðể cĩ thể tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì Nhà nước nên điều chỉnh các danh mục này hợp lý hơn để cho doanh nghiệp cĩ thể xuất khẩu hàng hĩa dễ dàng hơn cũng như nhập khẩu các nguyên phụ liệu máy mĩc để phục vụ cho sản xuất được thuận tiện hơn.

+ Nhà nước nên coi các doanh nghiệp nước ngồi như là một bộ phận của kinh tế trong nước và được đối xử như các doanh nghiệp trong nước khác

Nhà nước cần cĩ những chính sách ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp này hơn để cho các doanh nghiệp này hoạt động cĩ hiệu quả. Vì doanh nghiệp hoạt động cĩ hiệu quả thì khơng chỉ làm lợi cho bản thân cơng ty mà cịn giúp cho Nhà nước cĩ thêm thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn thế nữa, doanh nghiệp gĩp phần tạo cơng ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp cho đội ngũ lao động của Việt Nam hiện nay. Như vậy, để cĩ thể thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi vào hoạt động tại Việt Nam và hoạt động cĩ hiệu quả thì Nhà nước ta cần cĩ những biện pháp khuyến khích cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này nhiều hơn nữa.

- Hỗ trợ về thơng tin cho các doanh nghiệp

+ Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thu thập thơng tin về các thị trường xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp cĩ phương án kinh doanh.

+ Nhà nước cần tạo lập các kênh thơng tin thương mại từ Việt Nam ra nước ngồi, nhằm thu hút các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp nước ngồi hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước

- Kiểm tra và xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm

Hoạt động bn lậu cũng như làm giả các mặt hàng gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới uy tín của cơng ty đang diễn ra, Nhà nước cần kết hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng cũng như với doanh nghiệp để ngăn chặn, đồng thời cĩ những biện pháp để xử lý nghiêm minh các trường hợp như vậy.

- Giảm bớt khĩ khăn trong cơng tác hải quan

Khi thơng quan xuất khẩu hàng hĩa thì hải quan là một vấn đề hiện nay vẫn ảnh hưởng khơng nhỏ đến các doanh nghiệp, từ việc khai báo hải quan cho đến việc kiểm tra hàng hĩa và thơng quan xuất khẩu hàng. Nhà nước ta cần quan tâm đến vấn đề này hơn cùng với việc ban hành các quy chế, văn bản để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi được dễ dàng xuất khẩu hàng hĩa.

2. Kiến nghị đối với Cảng vụ

Hiện tại các cảng nội thành hầu như tất cả đều bị ùn tắc do lượng hàng hĩa nhập và xuất đi quá nhiều. Do vậy việc hạn chế đến mức tối đa các cơng đoạn thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trực tiếp giao nhận hàng tại cảng cũng là một vấn đề cĩ tầm quan trọng thực tiễn. ðể cĩ thể tránh tình trạng chờ đợi như nêu trên thì chính quyền cảng cần phải:

- Tổ chức quản lý và sản xuất tại cảng cĩ hệ thống hơn. Tạo điều kiện thuận lợi vừa cho khách hàng giảm bớt các thủ tục hành chính vừa giảm được thời gian chờ đợi.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng cầu bến kho bãi và các tuyến giao thơng trong cảng, nhất là cảng Tân Cảng vì số lượng hàng hĩa nhập tại cảng này rất cao, việc chuyển bãi gây nhiều khĩ khăn, bất tiện cho việc rút hàng, đĩng hàng tại bãi…

- ðầu tư thêm trang thiết bị và cơ giới hĩa dây chuyền bốc xếp.

- Giá xếp dỡ hàng hĩa cần cĩ sự thống nhất chung trong cả nước vì vậy phải thống nhất giá cước.

33

- Một số cảng chưa khai thác hết các năng lực của cảng gây sự lãng phí mất cân bằng giữa các cảng.

3. Kiến nghị đối với Hải quan

- Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu càng nhiều, lượng hàng hĩa ra vào các cảng ngày càng tăng nhưng số lượng nhân viên Hải quan cịn rất hạn chế nên nhân viên giao nhận gặp khĩ khăn, tốn thời gian trong việc làm thủ tục Hải quan từ khâu mở tờ khai đến kiểm hĩa...Nhà nước cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hải quan. Nghiên cứu triển khai mở rộng quy trình thủ tục thơng quan điện tử đến tất cả các doanh nghiệp.

- Nhân viên hải quan cần nhiệt tình hơn nữa trong việc giúp các doanh nghiệp hồn tất hồ sơ để hàng hĩa của họ được thơng quan nhanh chĩng, hạn chế tình trạng lưu kho lưu bãi lâu ngày.

KẾT LUẬN

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xuất khẩu luơn đĩng vai trị quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam. ðảng và Nhà nước ta trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ các nước khác đã lựa chọn cho mình những hướng đi phù hợp nhất để phát triển nền kinh tế ở Việt Nam theo kịp với xu hướng chung của thế giới.

Vì Việt Nam thiếu nhiều vốn nên Nhà nước luơn khuyến khích các luồng vốn từ nước ngồi vào trong nước để cĩ thể khai thác và phát triển đa dạng các ngành nghề trong nước. Chính vì vậy mà hiện nay Chính phủ cĩ những biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi hoạt động tại Việt Nam. Cơng ty TNHH YKK Việt Nam được hình thành từ 100% nguồn vốn nước ngồi của cơng ty YKK HOLDING ASIA PTE., LTD. Thuộc tập đồn YKK của Nhật Bản tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trong suốt thời gian qua, cơng ty đã cĩ những nỗ lực và cố gắng trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình với mặt hàng chủ lực là dây kéo.

ðể cĩ sự phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai, cơng ty cần phải xác định được những giải pháp, phương hướng cụ thể, kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn và thực hiện chúng một cách cĩ hiệu quả nhất. Muốn vậy cơng ty phải luơn gắn các phương hướng phát triển của mình với những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đặt ra. Trong bài báo cáo này, tơi cũng đã đĩng gĩp một số giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu dây kéo của cơng ty: tăng cường cơng tác tiếp thị và nghiên cứu thị trường, khơng ngừng nâng cao uy tín cơng ty, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và cơng nhân viên, nâng cao sức cạnh tranh hàng hĩa, hiệu quả kiểm sốt chi phí, đầu tư cơng nghệ và phát triển cơ sở kinh doanh, phương thức vận tải và thanh tốn.

Hy vọng rằng với những kết quả mà cơng ty TNHH YKK Việt Nam đạt được trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực khơng ngừng của cơng ty thì hoạt động xuất khẩu của cơng ty sẽ ngày càng phát triển hơn, đĩng gĩp càng nhiều lợi nhuận cho cơng ty nĩi riêng và quốc gia nĩi chung.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu dây kéo của công ty TNHH YKK việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)