Các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần môi trƣờng đô thị và công nghiệp URENCO 11 (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3. Các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh

có hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

Doanh thu trên đồng vốn=

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ sử dụng ¯ếu tố vốn của doanh nghiệp, ROA càng cao thì càng tốt vì doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn:

ROA=

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí=

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần=

1.3. Các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp doanh nghiệp

1.3.1. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới nguồn vốn của doanh nghiệp

Hiện nay, ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề về nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể là vốn tự có, vốn vay ngân hàng hoặc của các tổ chức tín dụng khác. Nhưng phần lớn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là vay vốn ngân hàng. Sự biến đổi lãi suất cho vay trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến hệ thống ngân hàng, gây ra tình trạng doanh nghiệp đói vốn nhưng ngân hàng vẫn khơng cho vay. Suy thối làm

nhưng lại khơng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Lãi suất giảm có thể giúp doanh nghiệp vực dậy được trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, do có nhiều doanh nghiệp phá sản nên tình trạng nợ xấu của các ngân hàng tăng cao đến mức báo động, các ngân hàng đặt ra các điều kiện cho vay rất khắt khe để đảm bảo khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì đến tài sản thế chấp cũng là một vấn đề chứ chưa nói đến các điều kiện ngân hàng đưa ra.

1.3.2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm vàdoanh thu của doanh nghiệp doanh thu của doanh nghiệp

Trong thời kỳ suy thối, DN gặp nhiều khó khăn nhưng cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của DN. Đây có thể cịn là tác động lớn nhất của suy thoái kinh tế tới tiêu thụ sản phẩm. Các khó khăn khác mang tính chất nội tại trong DN chiếm tổng số ít hơn. Bên cạnh đó, DN cũng chịu áp lực khơng nhỏ về giá bán. Áp lực này đến từ cả hai phía đó là tăng giá bán đối với DN và giảm giá bán đối với khách hàng. Đối với DN, vì giá đầu vào tăng lên gần 20%, để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, DN phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán. Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, DN phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn. Để giải quyết áp lực về giá bán trong thời kỳ STKT, chiến lược ổn định giá bán được nhiều DN lựa chọn. Điều này được thể hiện thơng qua những chính sách hạn chế điều chỉnh giá bán, cố gắng duy trì ở mức trước thời kỳ suy thoái. Giá bán được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng ngân quỹ chi tiêu của khách hàng chứ không phải là lợi nhuận mục tiêu hay tốc độ tăng của giá cả NVL đầu vào.

1.3.3. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu tố cơ bản là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh cũng đồng thời là q trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí kinh doanh tương ứng: chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn. Do đó nếu khơng có chi phí thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh được. Chi phí thì khơng ngừng tăng do tăng giá điện, giá xăng và chi phí quản lý nên doanh nghiệp thương mại buộc phải tăng giá bán dịch vụ. Nhưng trong tình trạng suy thối, cầu của người dân thấp mà tăng giá nhiều thì khơng bán được sản phẩm nên dù chi phí có tăng nhưng các doanh nghiệp cũng không tăng giá nhiều. Như

vậy, suy thối kinh tế làm cho chi phí đầu vào tăng lên dẫn đến làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.

1.3.4. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chịu áp lực khơng nhỏ về giá bán. Áp lực này đến từ cả hai phía đó là tăng giá bán đối với doanh nghiệp và giảm giá bán đối với khách hàng. Đối với doanh nghiệp, vì giá đầu vào tăng lên để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán.

Suy thoái kinh tế gây áp lực lên doanh nghiệp: chi phí đầu vào thì tăng trong khi đó muốn bán được hàng thì phải giảm giá bán đối với khách hàng, nếu bán với giá cao thì khơng tiêu thụ được sản phẩm, tức là doanh thu giảm mà chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Để giải quyết áp lực về giá bán trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chiến lược ổn định giá bán được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Điều này được thể hiện thơng qua những chính sách hạn chế điều chỉnh giá bán, cố gắng duy trì ở mức trước thời kỳ suy thối hoặc tăng khơng đáng kể.

Suy thối kinh tế diễn ra, tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội. Mặc dù chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp như giảm lãi suất, gia hạn thuế nhưng rất nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn vay lãi thấp nhưng phải chấp nhận vay ở mức lãi cao để hoạt động kinh doanh làm tăng chi phí kinh doanh. Doanh nghiệp vẫn phải mất chi phí quản lý, lương nhân viên .... trong khi khơng tiêu thụ được sản phẩm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

1.3.5. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ của doanhnghiệp. nghiệp.

Thị trường tiêu thụ: do suy thoái kinh tế mà cầu của người dân giảm, doanh thu của các thị trường giảm và cơ cấu thị trường cũng thay đổi. Các doanh nghiệp thường đưa hàng về khu vực nông thôn để tiêu thụ. Khu vực nông thôn mới và ngoại thành là khu vực đang trên đà phát triển, xuất hiện nhiều khu công nghiệp nên phù hợp với các doanh nghiệp trong tình trạng suy thối nền kinh tế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trị quan trong, mang tinh chất sống còn của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường,các doanh nghiệp đạt

tiêu thụ càng nhiều, còn thị trường bị thu hẹp hay doanh nghiệp bị mất thị trường thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại lâu được, có thể đứng trên bờ vực phá sản. Khi suy thoái kinh tế xảy ra, thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết, nếu doanh nghiệp khơng có kế hoạch kịp thời thì thị phần kinh doanh của cơng ty sẽ giảm.

Suy thối cũng ảnh hưởng đến túi tiền của khách hàng, những người sẽ phải giảm chi tiêu và điều này ảnh hưởng đến công ty. Cụ thể là số lượng đơn hàng giảm, khách hàng khơng thể thanh tốn hóa đơn, do đó làm giảm vốn lưu động của công ty và buộc công ty giảm giá trị sổ sách. Trong điều kiện thị trường khó khăn, khách hàng của họ cũng thắt chắt chi tiêu, chỉ tiêu dùng cho những sản phẩm cần thiết và giảm các đơn hàng dịch vụ để tiết kiệm tiền mặt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐÉN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần môi trƣờng đô thị và công nghiệp URENCO 11 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)