Hình 2.2: Biến động của nguồn vốn của cơng ty giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Phịng kế tốn và tổng cục thống kê Năm 2012, do tăng trưởng kinh tế giảm, nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh (vượt quá 3%) nên mặc dù nhà nước đã thực hiện chính sách giảm lãi suất cho các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất kinh doanh thì các ngân hàng đã đối phí bằng cách thắt chặt điều kiện cho vay để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay. Vì vậy, năm 2012, vốn vay của ngân hàng chỉ đạt mức 15 tỷ đồng, công ty phải vay mượn của các tổ chức tín dụng khác để có vốn hoạt động kinh doanh.
Năm 2013, do kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng kinh tế tăng, doanh thu của các doanh nghiệp cũng tăng đáng kể nên các ngân hàng cũng có niềm tin hơn vào các doanh nghiệp. Tận dụng được lợi thế này, Năm 2013, Công ty đã vay vốn của ngân hàng 17 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 2 tỷ đồng tương ứng tăng 13%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì trong thời kỳ suy thối, quay vịng vốn chậm nên Công ty thiếu vốn kinh doanh, mà vay vốn từ ngân hàng sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so vay ở các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, mà lãi suất sẽ ít đi rất nhiều, giúp giảm chi phí kinh doanh. Trên đà phục hồi tăng trưởng kinh tế đó, năm 2014 và 2015 lượng vốn doanh nghiệp vay được từ ngân hàng tiếp tục tăng mạnh.
Suy thối có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của doanh nghiệp, nhất là vốn vay ngân hàng. Ngân hàng sợ nợ xấu gia tăng nên thắt chặt điều kiện cho vay cịn Cơng ty vì muốn hồi phục kinh doanh nên cần vay nhiều vốn. Sự mâu thuẫn này làm cho doanh nghiệp vay vốn khó khăn, nhưng đáng mừng là năm 2013 kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục nên việc vay vốn của cơng ty bớt khó khăn hơn.