Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2016-

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại dịch vụ minh phương hà nội (Trang 42 - 43)

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2016-2017 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mơ hình tăng trưởng mới. Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2015 với một số thành tựu như tăng trưởng GDP vượt mục tiêu và cao nhất trong 3 năm gần đây, lạm phát thấp, cán cân thương mại thặng dư, sản xuất công nghiệp tăng trưởng... Sang năm 2016, nhà điều hành đánh giá kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi, song vẫn còn nhiều thách thức khi kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quốc gia vốn có độ mở lớn, chú trọng xuất khẩu như Việt Nam, cụ thể:

Một là, việc phục hồi và nâng cao tốc độ tăng trưởng

Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3000 USD. Tuy nhiên những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đều thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Hai là, lạm phát là biến số khó lường trong năm 2016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 3.1: Diễn biến CPI qua các tháng 2015 – 2016

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong 3 tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% cuối quý. Mức tăng này phần lớn đến từ đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục đầu tháng

Ba. Giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP. Theo đó đến hết năm 2016, giá dịch vụ sự nghiệp cơng sử dụng ngân sách nhà nước cần tính đầy đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định). Theo tính tốn của Tổng cục Thống kê, điều chỉnh giá thuốc và dịch vụ y tế khiến CPI tăng 1,27 điểm phần trăm trong tháng Ba. Nhóm dịch vụ giáo dục đóng góp 0,66 điểm phần trăm do học phí tăng tại 6 tỉnh, thành theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

Trước đó, Báo cáo tháng 3/2016 của Tạp chí The Economist về tình hình Việt Nam cũng đã đưa ra nhận xét: Áp lực lạm phát ở Việt Nam vẫn ẩn chứa trong năm nay. Giá cả sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn một chút. Áp lực lạm phát từ phía cầu cũng sẽ mạnh hơn. Dù vậy, Economist cho rằng mức tăng của lạm phát từ nay đến 2018 sẽ ở mức độ vừa phải, chứ không tăng “sốc” như giai đoạn 2011-2015. Economist cũng dự báo rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái để lạm phát khơng tăng đột biến bằng chính sách thắt chặt tiền tệ thực hiện từ năm 2017 và 2018.

Ba là, nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược

Để đẩy nhanh tốc độ thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phải có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7,5%, nền kinh tế phải duy trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP. Trong khi đó do khả năng tích lũy, tích kiệm đầu tư trong nước có hạn, chúng ta phải dựa một phần vào FDI, một phần vào vốn vay (cả trong nước và quốc tế). Tình hình đó nếu cứ tiếp tục kéo dài có thể ảnh hưởng khơng tốt đến khả năng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại dịch vụ minh phương hà nội (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)