Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế và ảnh hưởng của biến động lãi suất đến

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH lê sơn bá (Trang 25 - 27)

2.1.1. Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế và biến động lãi suất Việt Nam trongthời gian qua thời gian qua

Từ năm 2012 đến 2014 nền kinh tế có bước phục hồi. Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm. Hoạt động ngân hàng giai đoạn 2012- 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn: Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đạt được trong năm qua cho thấy những tiến bộ nhất định trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng: Tổng phương tiện thanh tốn tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm sốt trong biên độ đề ra.

Nhìn chung từ năm 2012 - 2014, lãi suất của nước ta biến động theo chiều hướng giảm rõ rệt. Dưới đây là bảng biểu thể hiện sự biển động của lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của các tổ chức tín dụng từ năm 2012 - 2014

Bảng 2.1: Lãi suất cơ bản và cho vay bình quân năm của Việt Nam giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị:%/năm

Năm 2012 2013 2014

Lãi suất cơ bản bình quân 13 10 8,3

Lãi suất cho vay bình quân 15,14 11,13 8,6

Nguồn: IMF và WB - Diễn biến lãi suất giai đoạn 2012 - 2014:

Bước vào năm 2012, lạm phát có xu hướng giảm, tình hình lãi suất đã dịu đi, lãi suất cho vay bình qn hạ xuống cịn 15,14%, lãi suất cơ bản bình quân là 13%. Do một thời gian dài lãi suất cho vay tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì thế, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ và tiếp cận vốn vay, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu. Cụ thể là trong năm 2013, NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất cơ bản bình quân giảm xuống mức 10% và tiếp tục giảm xuống 8,3 % vào năm 2014. Lãi suất cho vay bình quân cũng giảm từ 11,13 năm 2013 xuống còn 8,6% năm 2014.

Việc điều chỉnh mức lãi suất như vậy đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và cơng ty TNHH Lê Sơn Bá nói riêng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

2.1.2. Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Lãi suất vay đã giảm từ +-20% xuống còn +-12 – 13%/năm. Tuy lãi suất 2012 giảm so với 2011 tuy nhiên vẫn ở mức cao. Các doanh nghiệp gặp khá nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ

ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2013, lãi suất đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất VND đã giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm 2 -3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức thấp 7-9%/năm, trong đó khách hàng có dư nợ xếp hạng ở mức tốt thì lãi suất cho vay chỉ 6,5 - 7%/năm, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9 - 11,5%/năm.

Trong năm 2014 lãi suất tiếp tục giảm so với năm 2013. Cụ thể là lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10.5-12%/năm đối với trung và dài hạn.

Việc lãi suất giảm liên tục như vậy đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam thốt khỏi tình trạng thiếu vốn, dần tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, tạo thêm cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH lê sơn bá (Trang 25 - 27)