6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Ảnh hưởng của lãi suất đến nguồn vốn và khả năng tiếp cận vốn củadoanh nghiệp doanh nghiệp
Nguồn vốn có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại chính là vốn chủ sở hữu và vốn nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp. Cịn nợ phải trả là phần vốn khơng thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp. Cũng qua cách phân loại này ta có thể dễ dàng biết được những phương
thức huy động vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể huy động vốn qua ba nguồn vốn chính gồm vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng và huy động từ khách hàng, bên cạnh đó các doanh nghiệp cịn huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ qua ngân sách (ODA), vay nước ngoài, từ quỹ phát triển nhà nước, trái phiếu, cổ phiếu, từ cổ đơng...Trong nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn vay từ ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà cịn đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Các ngân hàng thương mại cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc khơng sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại và vững chắc trên thị trường. Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và để tài trợ cho các dự án của doanh nghiệp.
Ngân hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức cho vay trả lãi hàng năm hay cịn gọi là lãi suất cho vay. Chính vì vậy lãi suất có ảnh hướng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là ảnh hưởng đến nguồn vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
a, Lãi suất ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn ban đầu của chủ sở hữu khi bắt đầu kinh doanh không chịu ảnh hưởng nhiều từ lãi suất, nhưng khi doanh nghiệp đã hoạt động lâu dài thì vốn chủ sở hữu sẽ được lấy ra từ nhưng lần doanh nghiệp kinh doanh có lãi chính vì thế lãi suất lúc này lại tác động mạnh đến nó. Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp khơng bị phụ thuộc vào bên ngồi (Ngân hàng...) và doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đơng. Nhưng khi các doanh nghiệp đi vay phải chịu một lãi suất cao thì nguồn vốn đi vay để đầu tư bị hạn chế dẫn đến đầu ra bị tắc nghẽn, sản phẩm không tiêu thụ được, cầu trên thị trường cạn kiệt nên doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc ít có lãi nên nguồn vốn để tái đầu tư khơng có.
b, Lãi suất ảnh hưởng tới nguồn vốn và khả năng huy động vốn từ ngân hàng
Do đặc tính của kinh doanh là cần rất nhiều vốn nên việc huy động từ ngân hàng là chủ yếu và quan trọng nhất. Cơ chế thắt chặt tín dụng của nhà nước buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tín dụng nên nhằm hạn chế lượng tiền trên thị trường. Trong thời gian gần đây việc tăng lãi suất cho vay lên xấp xỉ 20%/năm là một điều vơ cùng khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn. Khi lãi suất cao thì sẽ có ít khoản đầu tư và vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập ít hơn chi phí lãi phải trả cho các
khoản đi vay, do vậy chi cho đầu tư sẽ giảm, ngược lại khi lãi suất thập các doanh nghiệp quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi cho đầu tư sẽ tăng. Vốn đầu tư của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn từ lãi suất ngân hàng.
1.3.2. Ảnh hưởng của lãi suất đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Lãi suất ngân hàng có tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của q trình sản xuất kinh doanh. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ tới các hoạt động kinh tế.
a, Ảnh hưởng của lãi suất tới chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phí như: chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí trả lãi vay, chi phí vận tải phục vụ việc kinh doanh... Khi lãi suất biến động sẽ ảnh hưởng đến chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp, đó cũng chính là chi phí vốn, một trong những chi phí đầu vào của q trình kinh doanh.
Khi lãi suất cho vay trên thị trường tăng cao sẽ làm cho chi phí trả lãi vay tăng cao, kéo theo đó là chi phí kinh doanh tăng cao, gây khó khăn cho hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra khi lãi suất cho vay tăng doanh nghiệp sẽ có tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, từ đó hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn, bị hạn chế.
b, Ảnh hưởng của lãi suất tới doanh thu và quy mô thị trường
Như ta đã biết, khi lãi suất cho vay tăng cao làm cho chi phí kinh doanh tăng theo, khi đó các doanh nghiệp nếu khơng muốn thua lỗ thì phải tăng giá thành sản phẩm. Theo quy luật cung cầu, khi giá tăng thì cầu giảm, sản phẩm khó tiêu thụ hơn trên thị trường dẫn đến doanh thu giảm. Cùng với đó là nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mơ thị trường và phạm vi hoạt động.
Cịn khi lãi suất xuống thấp, chi phí kinh doanh giảm, giá thành sản phẩm theo đó cũng hạ xuống, giá bán giảm thì số lượng sản phẩm từ đó mà tiêu thụ nhiều hơn, doanh thu tăng cao. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay thấp cũng là cơ hội, động lực khuyến khích các doang nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư sản xuất, phát triển các hoạt động kinh doanh và mở rộng mạng lưới phân phối và bán hàng qua đó kích thích tăng trưởng của doanh nghiệp.
c, Ảnh hưởng của lãi suất tới lợi nhuận
Suy cho cùng mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Ta có cơng thức sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Cơng thức trên là cơng thức tính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước.
Như đã phân tích ở trên khi lãi suất cho vay giảm xuống, dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giảm, doanh thu tăng và dẫn đến lợi nhuận tăng. Hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều được mở rộng.