Các biện pháp của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ xây dựng và phát triển thƣơng mại việt nam (Trang 33 - 64)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.4. Nguyên lý nhằm giảm tác động của lãi suất đối với doanh nghiệp

1.4.2. Các biện pháp của doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ ngân hàng với mức lãi suất cao,

chẳng hạn có thể tìm nguồn vốn từ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, từ các đối tác chiến lược hay từ chính khách hàng của doanh nghiệp, liên kết hợp tác hay sát nhập giữa các doanh nghiệp để nâng cao năng lực tài chính để có thể đứng vững trong giai đoạn này và vượt qua khó khăn.

Hơn nữa, sử dụng thận trọng và linh hoạt cơng cụ địn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh, tính tốn và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án, dự án sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần trích lập đầy đủ các quỹ dự phịng về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong các cú sốc về lãi suất.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1. Tổng quan kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016

Trong giai đoạn 2012 - 2016, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, một số nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng, đặc biệt là tình hình căng thẳng gay gắt ở Biển Đơng... đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, cùng cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam vừa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững hồ bình, ổn định vừa nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 – 2016.

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 tương đối ổn định.Tính chung giai đoạn 2012 - 2016, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt khoảng 5,96%, thấp hơn so với giai đoạn trước, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi kinh tế trong 2 năm gần đây cũng rõ nét hơn. GDP bình quân đầu người cũng tăng trưởng khá, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân; Lạm phát giai đoạn 2012 - 2016 được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; Trên thị trường tiền tệ, lãi suất được điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong từng thời kỳ. Sau một số năm lãi suất tăng cao do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, từ năm 2012 đến nay mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, tạo điều kiện cho việc tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế giảm đáng kể nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách khác nhau (duy trì chính sách lãi suất thấp đối với tiền gửi ngoại tệ, thắt chặt các biện pháp quản lý ngoại hối phù hợp).

Trong giai đoạn 2012 – 2016, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm mạnh là một trong những điểm sáng của thị trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn này. Trong năm 2012 mặt bằng lãi suất đã được điều chỉnh theo hướng tích cực. Lãi suất cho vay giảm chỉ cịn 12%- 13%. Từ đó, các quy định bó buộc của NHNN đối với các NHTM

cũng được dần cởi bỏ; Nhờ đợt giảm lãi suất mạnh trong năm 2012 mà đến năm 2013, thị trường tiền tệ cũng không mấy biến động. Đến cuối năm, lãi suất huy động giảm nhẹ xuống còn quanh mức 8%-9%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên, lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh chỉ còn 8%-11,5%/năm trung và dài hạn. Những nỗ lực của Chính Phủ đã được đền đáp, các doanh nghiệp cũng vững tin hơn tập trung vào sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước; Lãi suất năm 2014 vẫn nằm trong xu hướng giảm. Lãi suất cho vay khoảng 9,5 – 11%/năm áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn. Hệ thống ngân hàng cũng từng bước ổn định, khơng cịn mong manh như những năm 2011 từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn toàn cầu; Năm 2015, lãi suất tiếp tục giảm nhưng so với các nước trong khu vực cũng như thế giới, mặt bằng lãi suất của Việt Nam vẫn khá cao, đặc biệt là lãi suất cho vay; Nhìn lại năm 2016 vừa qua, lãi suất huy động đã tăng trở lại trong khi lãi suất cho vay lại giữ vững ổn định, nguyên nhân chủ yếu do sự chạy đua vốn huy động giữa các ngân hàng thương mại. Cụ thể, đến cuối năm, lãi suất huy động ở mức 6,5%-8%/năm kỳ hạn trên 12 tháng.

2.1.2. Tổng quan tình hình kinh doanh nhóm hàng vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành xây dựng nói riêng đều đạt mức cao, khoảng trên 10%/năm.Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất, mức tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong các khu vực xây dựng cũng đang ngày càng gia tăng. Hiện nay, tổng năng lượng tiêu thụ dùng trong khu vực xây dựng, ước tính chiếm khoảng trên 20% tổng năng lượng quốc gia. Cùng với những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới, thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và các doanh nghiệp sản xuất trong ngành VLXD đã phải chịu ảnh hưởng rất nhiều của suy thoái kinh tế thế giới nên rất thiếu nguồn lực, kinh phí để khơi phục và phát triển lại. Từ suy thối, nhu cầu sản phẩm cũng ít đi khiến doanh nghiệp sản xuất VLXD gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 2012, tình hình kinh doanh ngành vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài đã đẩy các doanh nghiệp vật liệu xây dựng chìm nghỉm. Số lượng hàng tồn kho cao, đầu ra bế tắc khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh thua lỗ triền miên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2012, chỉ số tiêu thụ của ngành sắt, thép giảm 2,2%; sản xuất xi măng giảm 9,5%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 18,3%... Bên cạnh đó, chỉ số hàng tồn kho của các ngành này cũng tăng cao như sản xuất xi măng tăng 44,2%, sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 16,7%; sản xuất sắt, thép tăng 1,1%... Nguyên nhân do thị trường BĐS vẫn trầm lắng và các chính sách cắt giảm đầu tư cơng, đầu tư cho các

cơng trình xây dựng, hạ tầng vẫn cịn kéo dài. Trong bối cảnh ngặt nghèo đó, giữa tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13, đưa ra các gói giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như giảm, giãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, giãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất... Mục tiêu nhóm giải pháp này là giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và đưa ra các biện pháp tháo gỡ nhằm khơi thông thị trường cũng như giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, chi tiêu công sẽ giúp doanh nghiệp nói chung tháo gỡ hàng tồn kho như sắt thép, xi măng... cho các cơng trình xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, dù ghi nhận những tác động về mặt chính sách của Chính phủ nhưng doanh nghiệp ngành VLXD gần như khơng mấy lạc quan

Năm 2013, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành Xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS còn lượng hàng tồn kho lớn, khó khăn trong việc huy động vốn để tiếp tục triển khai các dự án đang triển khai dở dang… Ngành sản xuất VLXD phụ thuộc rất lớn vào thị trường BĐS. Thị trường sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành sản xuất VLXD, ngành này không quyết định được thị trường. Tuy vậy, trong năm 2013 đã có nhiều mảng sáng trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng.Về công tác quản lý nhà nước về VLXD năm 2013 là Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đồng thời rà soát quy hoạch tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy hoạch phát triển xi măng và các chương trình quốc gia về VLXD khác. Cụ thể: trong lĩnh vực xi măng, đã kiểm tra rà soát và đã đưa 9 dự án xi măng công suất dưới 2.500 tấn clinhker/ngày ra khỏi quy hoạch, giãn tiến độ đầu tư 7 dự án xi măng sang giai đoạn sau năm 2015. Sự điều chỉnh đó đã đưa cung - cầu xi măng về mức hợp lý nên trong năm 2013 vừa qua, mặc dù nền kinh tế cịn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất VLXD nhưng xi măng vẫn là mảng sáng. Năm 2013, Bộ Xây dựng đã dần từng bước quy hoạch được những sản phẩm chủ yếu khác ngoài xi măng như xây dựng quy hoạch phát triển gốm sứ xây dựng, đá ốp lát Việt Nam, quy hoạch phát triển Vôi công nghiệp đến năm 2020 và định hướng 2030. Đặc biệt, Nhà nước đang hoàn thiện Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành cơ chế thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 gửi các bộ, ngành xin ý kiến…Thực sự là 2 năm 2012 - 2013, DN VLXD đã phải hoạt động trong điều kiện rất khó khăn. Tuy nhiên có thế nhận thấy, trong khó khăn đã thấy được bản lĩnh và sức vượt của DN. Đến nay, phần lớn các DN đã có kinh nghiệm vượt khó. Mỗi lĩnh vực DN đều đã có thay đổi theo hướng tích cực để phù hợp với khó khăn mà thị

trường đặt ra. Bước sang năm 2014 các DN sẽ chững chạc hơn, khi thị trường hồi phục thì sẽ rất thuận lợi.

Năm 2014, giá một số nguyên liệu đầu vào có xu hướng giảm, cộng thêm thị trường BĐS rục rịch tan băng đã khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp VLXD xuất hiện những mảng sáng. Tuy vậy, việc tăng giá điện và xăng trong nước năm 2014 đã khiến các doanh nghiệp này lại đối mặt với những khó khăn mới. Một khó khăn lớn nữa là vốn. Một số doanh nghiệp VLXD chỉ vừa nhen nhóm khởi sắc, phần lớn vẫn trong giai đoạn trả nợ đầu tư. Do vậy, các doanh nghiệp vẫn cần nguồn vốn để hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nhưng thực tế việc tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn. Dư địa giảm giá thành sản phẩm thơng qua việc rà sốt hệ thống thiết bị sản xuất cịn nhiều vì thực tế một số dây chuyền có định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu cao hơn mức cho phép. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp VLXD cần tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” bằng cách tăng cường tiết kiệm tại tất cả các khâu, vị trí từ khu vực sản xuất đến khối văn phòng. Ðồng thời tiếp tục nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Năm 2015, do nhu cầu xây dựng, hồn thiện cơng trình của người dân, doanh nghiệp (DN) tăng nên VLXD tiêu thụ khá mạnh, tăng từ 20% đến 30% so với những tháng trước đó. Giá các mặt hàng này, trừ thép các loại tăng 300 nghìn đồng/tấn trong tháng 12-2014 còn lại đều tương đối ổn định. Hiện thép cuộn có giá bán 14,5 triệu đồng/tấn, thép cây từ 14,5 đến 15 triệu đồng/tấn, xi măng Hoàng Thạch 1,5 triệu đồng/tấn, xi măng Bắc Giang 1,15 triệu đồng/tấn… Cùng với các cửa hàng, đại lý, thời điểm này, một số doanh nghiệp sản xuất VLXD cũng tiêu thụ khá tốt sản phẩm.

Năm 2016, hoạt động xây dựng được đánh giá là đạt khá khi công tác thi công và giải ngân các cơng trình, dự án trọng điểm nhìn chung đảm bảo tiến độ. Cùng với đó, chính sách lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay. Ngành xây dựng đạt được nhiều mốc tăng trưởng tích cực, giá vật liệu xây dựng ổn định, sự cải thiện của thị trường bất động sản cùng các giải pháp của Chính phủ và Bộ, ngành đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư, cơng trình dự án các doanh nghiệp xây dựng.

2.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Môi trường vĩ mô là tất cả các lực lượng nằm ngồi tổ chức doanh nghiệp. Mặc dù khơng có liên quan trực tiếp và rõ ràng đến doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Bao gồm các yếu tố: Kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, kỹ thuật - công nghệ, tự nhiên.

Các nhân tố kinh tế có vai trị quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

- Ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước. Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu … dẫn đến tăng lên quy mô thị trường. Điều này đến lượt nó lại địi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm sốt và ra các quyết định khơng chỉ về chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu và vào lúc nào.Ở nước ta từ năm 1990 đến nay do sự tăng lên của GDP đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản trị. Nhiều doanh nghiệp đã thành cơng nhờ đưa ra các hàng hóa dịch vụ phù hợp nhu cầu, thẩm mỹ, thị hiếu đang gia tăng của người tiêu dùng. Tuy nhiên một số doanh nghiệp khơng nhanh nhạy thích ứng với sự thay đổi này đã dẫn tới thua lỗ, phá sản. Nguy cơ và rủi ro cho một số doanh nghiệp không chỉ bắt nguồn từ sự thay đổi quá nhanh và mạnh mẽ mà cịn cả từ sự khơng năng động và linh hoạt của các nhà quản trị trong việc không biết cách đáp ứng nhu cầu đã tăng lên và thay đổi nhanh chóng về các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong thời kỳ này.

- Ảnh hưởng của lạm phát:

Yếu tố lạm phát tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh. Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả yếu tố đầu vào kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán. Nhưng tăng giá bán lại khó cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ xây dựng và phát triển thƣơng mại việt nam (Trang 33 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)