6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
3.2. Một số giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của Lãi suất đến hoạt động kinh doanh
công ty đi học hỏi cơng nghệ sản xuất từ bên ngồi. Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất vật liệu xây dựng như: TCVN 4085:2011 về kết cấu gạch đá xây dựng; QCVN 16:2011/BXD…
3.2. Một số giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của Lãi suất đến hoạt động kinhdoanh của công ty. doanh của công ty.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động của lãi suất cho vay đối với hoạt động của Cơng ty, từ đó có các giải pháp tối ưu nhằm khai thác các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh cũng những hoạt động điều tiết nền kinh tế luôn là yêu cầu đặt ra đối với cả các NHTM, các DN và các cơ quan quản lý vĩ mô. Đứng trên giác độ của mỗi bên, các định hướng và giải pháp cụ thể khi xử lý vấn đề lãi suất cần phải thực hiện như sau:
Đối với các DN
Lãi suất tiền vay hình thành nên chi phí vốn và chi phí đầu vào để hoạt động SXKD. Do đó mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi và hoạt động của họ. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển bền vững hạn chế những ảnh hưởng xấu từ sự biến động lãi suất, DN cần phải:
- Doanh nghiệp cần phải tính tốn và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án SXKD. Khi nhận được hợp đồng từ nhà đầu tư, DN phải cân nhắc, đánh giá được mức độ khả thi cũng như tốc độ thu hồi vốn của dự án kết hợp với những dự báo về biến động về lãi suất trong thời gian tời để cân nhắc giữa chi phí trả lãi với lợi nhuận thu được từ dự án, từ đó đưa ra quyết định thích hợp nhằm giảm thiếu tối đa nhất ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH xây dựng thương mại Elimo hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng với đặc điểm của ngành nghề là khả năng thu hồi vốn chậm vì thời gian hồn thành 1 cơng trình là tương đối dài, do đó để phịng ngừa rủi ro về lãi suất một cách tốt nhất thì cơng tác tính tốn và dự báo đầy đủ về những biến động thị trường là vô cùng cần thiết.
- Doanh Nghiệp cần phải tích cực và chủ động thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro về lãi suất thông qua việc khai thác, sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm các rủi ro do biến động lãi suất trên thị trường. DN có thể sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất để thực hiện giao dịch hoán đổi với NH như thế DN chỉ phải trả 1 mức lãi suất cố định không phụ thuộc vào sự biến động lãi suất, theo đó có thể dự đốn được dịng tiền vốn của DN.
- Trích lập đầy đủ các quỹ dự phịng về tài chính trong hoạt động SXKD nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp cho DN đứng vững trong các cú sốc về lãi suất. Thường xun trích lập ra các quỹ dự phịng để khi cần huy động vốn có thể sử dụng các quỹ đã trích lập trong trường hợp lãi suất trên thị trường cao.
- Địn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của 1 doanh nghiệp. Cơng ty TNHH xây dựng thương mại Elimo là một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp trong cơ cấu vốn do đó địn bẩy tài chính là lớn. Địn bẩy tài chính lớn thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng dẫn đến sự thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, do đó Cơng ty cần Sử dụng thận trọng và linh hoạt cơng cụ địn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngồi dự đốn.
- Thường xun tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng. Không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng công ty nên mở rộng cách thức huy động vốn của mình đa dạng hóa ra nhiều kênh như: huy động vốn từ bạn bè, người thân, từ chính nhân viên trong cơng ty, phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá, rao bán các dự án trước để có nguồn vốn tiến hành sản xuất kinh doanh.
-Doanh nghiệp cần phải thành lập một hệ thống cập nhật thông tin thị trường ( về giá cả, thị trường, đối tác…), cảnh báo nhanh về khả năng thanh toán của khách hàng và hàng tồn kho… hệ thống này sẽ dám sát các tín hiệu báo nguy để kịp thời đề ra những hành động ứng phó. Vì thị trường hiện tại rất phức tạp khó có thể nắm bắt được xu hướng.
Đối với các Cơ quan quản lý vĩ mô.
Đứng trên góc độ là cơ quan quản lý nhà nước là đại diện có vai trị trực tiếp tạo ra hành lang giúp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. 1 chính sách được đưa ra có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp dù ở quy mô hay cấp độ nào đi chăng nữa. Lãi suất là một công cụ điều tiết vĩ mơ hết sức nhạy cảm, có tác động lớn đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế, vì vậy, để đảm hiệu quả tối ưu khi sử dụng cơng cụ này thì các nhà làm chính sách cần:
- Có lộ trình, giải pháp khuyến khích phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong nền kinh tế để nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của DN, hạn chế tình trạng tín dụng đen, thị trường tài chính ngầm phát triển tự do khơng có kiểm sốt.
- Điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, phù hợp cơ chế thị trường trên cơ sở xử lý tốt mối quan hệ về lợi ích của người gửi tiền, các Ngân hàng và người vay tiền.
- Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, làm biến dạng sự vận động của lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có thể dự báo, đưa ra các giải pháp đối phó phù hợp.
- Tăng cường năng lực dự báo kinh tế và sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đón đầu để tránh các cú sốc về lãi suất, gây tổn thương cho các chủ thể trong nền kinh tế.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, cần thực hiện triệt để và kiên trì giải pháp hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi DN có thể tiếp cận được sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm phát huy tốt nhất hiệu ứng từ gói kích cầu này đối với tồn bộ nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Thực hiện các giải pháp nhằm làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng giúp các doanh nghiệp cơ cấu.