1.2.2 .Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cố phần Á Châu
Thứ nhất, Xây dựng chính sách cho vay đối với DNNVV
Chính sách cho vay DNNVV cần có những quy định về quy trình cho vay đối với khách hàng này, cùng những chính sách về lãi suất, những chính sách ưu đãi cụ thể. Việc ban hành chính sách cho vay riêng đối với DNNVV giúp cho các chi nhánh, các phòng giao dịch chủ động hơn trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay. Thêm vào đó cần xây dựng một quy trình riêng đối với các DNNVV, tránh những thủ tục rườm rà để tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và cho doanh nghiệp.
Thứ hai, Đa dạng hóa các phương thức cho vay
Mỗi DNNVV khác nhau lại có một đặc điểm khác nhau, nhu cầu khác nhau và đa dạng ngành nghề. Vì vậy mỗi nhu cầu sẽ cần phải có phương án vay sao cho phù hợp nhất, đáp ứng được nhu cầu vốn của DNNVV và đảm bảo an tồn về phía Ngân hàng.
Hiện nay, việc lựa chọn phương thức cho vay và giải ngân ngân hàng và doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau sao cho phù hợp nhất. ACB đang áp dụng nhiều hình thức cho vay khác nhau như vay theo hạn mức, vay trả góp,.. tuy nhiên chủ yếu là vay trực tiếp từng lần. Phương thức cho vay này sẽ phù hợp đối với các DNNVV mới hợp tác với ACB, nhưng nhược điểm của phương thức này là sau khi kết thúc thời hạn vay, khách hàng muốn giải ngân tiếp thì phải tiếp tục lập lại hồ sơ từ đầu. Vì vậy đối với phương án này, ACB có thể áp dụng cho các DNNVV khơng vay trả thường xun, doanh nghiệp có thu nhập khơng ổn định, hoặc vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời. Còn đối với những doanh nghiệp vay truyền thống, ACB có thể áp dụng các phương thức vay cịn lại như vay theo hạn mức tín dụng, vay trả góp, vay theo hạn mức tín dụng dự phịng, …
Thứ ba, Tăng cường nhận thức của các cán bộ ngân hàng về mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các DNNVV
Việc đào tạo các cán bộ ngân hàng mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các DNNVV giúp cho họ nắm rõ được bản chất của mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Từ đó hiểu được rằng, những tồn tại yếu kém trong công tác cho vay DNNVV nguyên nhân không chỉ ở phía doanh nghiệp mà cịn ở phía của ngân hàng. Nếu việc các nhân viên không nắm rõ về đặc điểm hoạt động của các DNNVV sẽ dẫn đến việc xây dựng các quy trình và thủ tục khơng hợp lý đối với các doanh nghiệp, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.
3.3.4. Kiến nghị đối với ACB – Phịng giao dịch Nguyễn Khánh Tồn
Thứ nhất, Cần tăng cường thêm về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công
nhân viên bộ phận KHDN để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các DNNVV. PGD thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên có thêm điều kiện để tham gia các khóa học về nghiệp vụ, các khóa học về kỹ năng khác để có thêm kiến thức giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Thứ hai, Thường xuyên phổ biến các văn bản có liên quan đến hoạt động cho
vay, các văn bản của NHNN, của Ngân hàng TMCP Á Châu; thường xuyên họp để trao đổi thông tin, nắm bắt những những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong hoạt động cho vay, bảo đảm tiền vay để có những điều chỉnh kịp thời.
Thứ ba, PGD cần học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm của các Chi nhánh/PGD
khác trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Đồng thời tham khảo kinh nghiệp của các NHTM khác trong nước và trên thế giới, để đề xuất những kiến nghị hợp lý phù hợp cho hoạt động của ACB
KẾT LUẬN
Trước sự phát triển không ngừng của lực lượng DNNVV Việt Nam hiện nay, việc mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNNVV là hoạt động tiềm năng và là xu thế tất yếu của các NHTM
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Thành - Phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn” đã đưa ra một số những cơ sở lý luận về DNNVV, về hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV, đặc biệt là chất lượng cho vay DNNVV; tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích đánh giá để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, khóa luận đã giới thiệu hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Thành - Phịng giao dịch Nguyễn Khánh Tồn trong giai đoạn 2014 – 2016, phân thích hoạt động cho vay DNNVV tại PGD, phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNNVV.
Những năm vừa qua, ACB – PGD Nguyễn Khánh Toàn đã đi đúng hướng, phát triển phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng và đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động cho vay DNNVV. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngân hàng vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DNNVV. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt đơng cho vay đối với DNNVV, ngoài việc thực hiện tốt theo định hướng của Ngân hàng Á Châu, thực hiện tốt những giải pháp đối với PGD, thì ACB – PGD Nguyễn Khánh Toàn cũng cần đảm bảo hoạt động đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cịn địi hỏi những biện pháp vĩ mơ từ phía Chính phủ và NHNN để tạo điều kiện hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV.
1. NHNN (2013). Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013, về “Phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”.
2. NHNN (2016). Thơng tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016: “Quy định
về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”.
3. ACB (2017). Định hướng chính sách và Hoạt động tín dụng tại ACB.
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (2011). Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại. Nhà Xuất Bản Thống Kê.
5. Nguyễn Đình Phan (2012). Quản trị chất lượng. Đại học Kinh tế quốc dân. 6. Phạm Trường Giang (2012). Chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại
Techcombank chi nhánh Chương Dương. Luận văn thạc sỹ - Trường đại học Quốc gia
Hà Nội.
7. Bùi Minh Thăng (2016). Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Bắc Giang.
Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
8. Ngô Thu Trang (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay Doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung. Khóa luận tốt nghiệp - Đại học Thăng Long.
9. United States International Trade Commission (2010). Small and Medium Sized Enterprises: Overview of Participation in U.S Exports.
10. Susan Ward (2017). SME Definition (Small to Medium Enterprise) – The Balance.
11. Website: http://www.acb.com.vn/ http://www.mpi.gov.vn/ http://tailieu.vn/