1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.2.2 .Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố vi mô đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại dịch vụ Vinh Vượng
- Đối thủ cạnh tranh: Do Công ty kinh doanh mặt hàng inox nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ trên thị trường. Một số đối thủ cạnh tranh điển hình của cơng ty như Cơng ty TNHH Kim khí Đức Thịnh, Cơng ty TNHH Xuất khẩu và thương mại Hịa Phát, Công ty TNHH thép H&D. Đây là các Cơng ty có tên tuổi lớn trên thị trường Hà Nội, thị trường kinh doanh tương đối giống nhau. Quy mô của các Công ty này tương đối lớn, tiềm lực kinh tế mạnh nên dù trong suy thoái vẫn phát triển tốt. Các đối thủ cạnh tranh này thu hút khách hàng, chiếm thị trường làm giảm doanh thu của Công ty.
- Khách hàng: Khách hàng của Công ty là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay hộ gia đình phần lớn họ là đang hoạt động tại Hà Nội. Họ quyết định doanh thu và tạo lợi nhuận cho Công ty. Chủ yếu khách hàng chú trọng đến chất lượng, mẫu mã và giá cả của sản phẩm. Với uy tín của mình thì Cơng ty đã có được những khách hàng trung thành và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với công ty.
- Nhà cung ứng: Cơng ty có các nhà cung cấp chính như Cơng ty TNHH Thương mại Bùi Gia và Công ty TNHH Tiến Đạt chuyên cung cấp các dây, tấm, thanh inox; Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt Nga, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Vạn Xuân chuyên cung cấp hộp, ống inox đặc, phi. Sản phẩm của Cơng ty này có tiềm năng kinnh tế lớn, uy tín, chất lượng tốt, giá cả hợp lý giúp cho doanh nghiệp có nguồn đầu vào ổn định góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển. Nhưng Cơng ty vẫn khơng ngừng tìm và mở rộng thêm nhà cung ứng có giá cả cạnh tranh và đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhằm giảm được chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. 2.1.4.2. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Môi trường văn hóa, xã hội
Dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hiện nay dân số nước ta là 90 triệu người, rất đông đúc với mật độ dân số cao, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội dân số dày đặc, số lượng doanh nghiệp và tổ chức lớn nên nhu cầu tiêu thụ cũng lớn.
Thu nhập của người dân nước ta không cao nên phần lớn tiêu dùng hàng hóa có giá trị thấp và trung bình. Cơng ty đang kinh doanh các loại sản phầm inox có chất lượng và giá cả đa dạng nên có thể đáp ứng được các khả năng thanh toán của người dân.
Mơi trường chính trị, pháp luật
Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định nên việc kinh doanh của Cơng ty cũng gặp nhiều thuận lợi. Nhưng về hệ thống pháp luật hiện nay của chúng ta cịn chưa hồn thiện, quản lý hàng hóa cịn lỏng lẻo và xử phạt chưa nghiêm minh nên tình trạng bn lậu cịn nhiều gây ảnh hưởng đến cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Đặc biệt là tình trạng bán phá giá của một số thị trường như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia hay tình trạng độc chiếm thị trường inox của một số doanh nghiệp gây khơng ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh inox.
Mơi trường kinh tế và công nghệ
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Như đã tìm hiểu ở mục 2.1.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có xu hướng tăng ổn định trong 4 năm gần đây, đó là một điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Kinh tế phát triển làm cho nhu cầu của về mặt hàng inox cũng tăng làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Lãi suất: Lãi suất có xu hướng giảm tác động tích cực đến cả người tiêu dùng và Cơng ty. Lãi suất thấp thì Cơng ty giảm được chi phí, tăng lợi nhuận và tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn, còn người tiêu dùng vay được tiền với lãi suất thấp để tiêu dùng nên cầu hàng hóa tăng dẫn đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty đạt hiệu quả.
- Biến động giá cả: Giá cả các yếu tố đầu vào như lao động, nguyên liệu sản suất, chi phí vận chuyển tăng làm giá nhập hàng tăng buộc Công ty phải tăng giá bán. Điều này tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty bởi vì giá tăng là yếu tố làm giảm cầu của người tiêu dùng.
năm 2013 cịn năm 2015 thì chỉ tăng 0,63% so với năm 2014 thấp nhất trong 15 năm qua. Lạm phát giảm làm cho đồng nội tệ có giá, người dân khơng lo ngại tiền bị mất giá trong tương lai và tiền lương thực tế sẽ tăng dẫn đến nhu cầu của người dân sẽ tăng. Nhưng lạm phát xuống quá thấp thì lại là biểu hiện của nền kinh tế tăng trưởng kém nên nó có thể tác động tốt hoặc xấu đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các chính sách vĩ mơ của nhà nước: Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông là 22% và từ ngày 01/01/2016 là 20%. Đối với DN có tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ thì thuế suất thuế TNDN áp dụng là 20%. Thêm vào đó là được gia hạn thuế, giãn thuế hay miễn thuế theo từng quy định cụ thể. Chính sách này đã và đang tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm được đáng kể chi phí và tăng lợi nhận, thúc đẩy sự phát triển, sản xuất. Thêm vào đó thực hiện Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 thì nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm, đầu năm 2016 thì lãi suất vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại là 8% , hỗ trợ thị trường tài chính trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Chính sách này giúp cho doanh nghiệp yên tâm phát triển mạnh mẽ, bền vững, vay vốn mở rộng dầu tư, ổn định giá cả trên thị trường, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Cùng với đó là việc chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2015 qua đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các doanh nghiệp như sự phân tích ở mục 2.1.2 ở trên.
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại dịch vụ Vinh Vượng