Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại ngân hàng TMCP quân đội – phòng giao dịch tây sơn (Trang 49 - 54)

b. Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN tại MB – Phòng giáo dịch Tây Sơn theo kỳ hạn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Với các kết qủa đạt được, MB – Phòng giao dịch Tây Sơn được đánh giá là đơn vị có hoạt động cho vay KHCN khá phát triển trên địa bàn Hà Nội với dư nợ khá, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ và có chất lượng tín dụng tốt. Tuy vậy, những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của MB do còn những hạn chế sau:

Một là, hoạt động tại thị trường Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị lớn thứ hai của cả nước và là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động cho vay KHCN tuy vậy dư nợ cho vay KHCN của MB – PGD Tây Sơn nói riêng và MB chi nhánh Đống Đa nói chung chưa thực sự lớn , chưa tương xứng vị thế của MB vốn vẫn được coi là ngân hàng có hoạt động cho vay KHCN phát triển

Hai là, trong cơ cấu dư nợ KHCN, dư nợ của các sản phẩm “ nhạy cảm” chịu ảnh hưởng lớn của chính sách quản lý của NHNN như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư vàng, cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn, dư nợ của các nhóm sản phẩm này chiếm tới 57% dư nợ KHCN. Nếu trong trường hợp, NHNN áp dụng chính sách hạn chế cho vay đối với những sản phẩm này (như đã áp dụng đối với sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khốn) thì dư nợ cho vay KHCN của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Ba là, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng kéo dài, gây tâm lý khơng tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu cần vốn nhanh. Đây là điểm kém cạnh tranh của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn so với các ngân hàng khác.

Năm là, mặc dù nợ xấu của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn ở mức thấp, song hiện tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn vẫn thực hiện phương pháp phân loại nhóm nợ theo định lượng mà chưa thực hiện theo phương pháp định tính ( theo điều 7 Quyết định 493) nên nợ xấu cũng còn nhiều tiềm ẩn.

Với các hạn chế nêu trên, có thể đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn chưa thực sự được mở rộng, các hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội có sự cạnh tranh rất gay gắt. Hà Nội là nơi có mạng lưới hoạt động của ngân hàng dày đặc và là nơi đặt trụ sở chính của nhiều NHTM. Tính đến hiện tại trên địa bàn Hà Nội (Hà Nội cũ ) có khoảng 1300 điểm giao dịch của 80 TCTD, có 5 NHTM Nhà Nước và 8 NHTMCP đặt trụ sở chính. Các NHTMCP có trụ sở chính tại Hà Nội như Techcombank, ACB, VIB, VPBank,... trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Với lợi thế có trụ sở chính tại Hà Nội, các ngân hàng này đã tập trung nhiều nguồn lực: mạng lưới, nhân sự, tài chính và các hoạt động marketing do đó đã tạo dựng được hình ảnh, danh tiếng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động cho vay KHCN trên địa bàn Hà Nội . Các NHTM Nhà Nước cũng đang có những bước chuyển mình và chú trọng hơn đến thị trường bán lẻ trước đây đã bỏ ngỏ, thờ ơ. Một đặc điểm nữa, tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường cho vay KHCN tại Hà Nội là sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường này như HSBC, ANZ, Standard Charter Bank,... các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ đang dần thu hút được sự quan tâm cuả khách hàng vay vốn.

Thứ hai, mơi trường văn hố xã hội Hà Nội có sự khác biệt. Đánh giá một cách tổng thể hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng của các NHTM tại Hà Nội không phát triển như tại TPHCM mà một trong những nguyên nhân là yếu tố mơi trường văn hố xã hội tại hai khu vực có sự khác nhau đáng kể. Tại Hà Nội, chiếm tỷ trọng lớn trong dân số là các công chức nhà nước, hoạt động kinh doanh cá thể có quy mơ nhỏ do đó nhu cầu về vốn vay khơng cao. Dân cư tại Hà Nội có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, tâm lý tiết kiệm cao hơn tiêu dùng , chi tiêu chủ yếu bằng tiền tiết kiệm được và không sẵn sàng đi vay ngân hàng để tiêu dùng. Thực tế cho thấy trong nhiều năm, tiền gửi từ dân cư trong hệ thống ngân hàng Hà Nội thường cao hơn tại TPHCM, song dư nợ cho vay tại Hà Nội lại thấp hơn nhiều. Mặt khác, một yếu tố khiến cho hoạt động của các NHTMCP nói chung và MB nói riêng khó khăn hơn trên địa bàn là tâm lý chưa tin tưởng vào hệ thống

NHTMCP xuất phát từ việc sụp đổ của hệ thống các Quỹ Tín dung Nhân Dân trước đây, do đó mà người dân Hà Nội thường tìm đến các NHTM Nhà Nước mỗi khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng,

Thứ ba , các vấn đề thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay. Điều đầu tiên phải nói đến là tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và các thủ tục liên quan: sang tên, nộp thuế, ... tại Hà Nội rất chậm gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn, nhiều người mặc dù có tài sản hợp pháp là bất động sản nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, có nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ nhưng khơng thể vay được vốn vì khơng có tài sản đảm bảo. Mặt khác, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký / xoá đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay tại Hà Nội rất phiền hà, mất nhiều thời gian và chi phí , điều này gây tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi có nhu cầu vay vốn. do đó họ thường tìm đến vay vốn của người thân hoặc thậm chí vay của tư nhân kể cả trong trường hợp lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng.

Một vấn đề khác khiến các NHTM e ngại hơn khi cho vay hiện nay là các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, chưa có quy định thực sự rõ ràng, chưa bảo vệ quyền lợi của người cho vay, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan trong việc thu hồi nợ: toà án, thi hành án chưa hiệu quả và nhanh chóng.

Ngun nhân chủ quan

Mợt là, chính sách cho vay của MB – chi nhánh Đống Đa chưa thông thoáng dẫn đến MB – Phòng giao dịch Tây Sơn có những gò bó riêng.

Trong hệ thống NHTM Việt Nam MB ln được đánh giá là ngân hàng có chính sách tín dụng chặt chẽ thậm chí cịn mang tính chất bảo thủ. Trong thời gian qua, với chính sách cho vay như vậy, MB - Đống Đa quản lý tốt được danh mục cho vay, hạn chế được nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay. Tuy vậy, đây cũng là điều làm cho MB – Đống Đa nói chung và MB – Phịng giao dịch Tây Sơn nói riêng đánh mất nhiều cơ hội để phát triển KHCN và hạn chế việc mở rộng cho vay KHCN.

Hai là, cơ cấu tổ chức hoạt đợng cho vay mang tính hình thức chưa mang lại hiêu quả

Mỗi cơng đoạn trong quy trình cho vay tại MB – Phịng giao dịch Tây Sơn được thực hiện bởi một chức danh /bộ phận chuyên trách: từ công đoạn tiếp thị, hướng dẫn hồ sơ khách hàng, thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, đến công đoạn phê duyệt, thực hiện các thủ tục pháp lý trước khi giải ngân, giải ngân cho khách hàng,.. Cách thức tổ chức như vậy là khá bài bản và chuyên nghiệp tuy vậy do chưa có quy trình phối hợp chặt chẽ nên dẫn đến thực trạng hồ sơ của khách hàng được chuyển qua nhiều bộ phận/ nhân viên khác nhau thời gian bị kéo dài, bản thân khách hàng phải gặp quá nhiều nhân viên của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn từ khi nộp hồ sơ vay vốn đến khi được giải ngân, điều này gây tâm lý không tốt cho khách hàng.

Cách thức tổ chức bộ phận PFC cũng chưa được hợp lý, chưa có sự phân cơng rõ ràng trong cơng tác phát triển khách hàng cho các PFC, các PFC làm việc trên cơ sở tự phát, khơng có định hướng hoạt động như định hướng về sản phẩm, khu vực thị trường, nhóm khách hàng cần phát triển hay cần hạn chế.

Mơ hình phê duyệt tín dụng theo cơ chế chun viên là một bước đột phá về quan điểm của MB trong thời gian vừa qua. Mục đích áp dụng mơ hình này nhằm đẩy nhanh thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, giảm tải cho ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng. Tuy vậy, mơ hình này hoạt động chưa thực sự hiệu quả , chưa đáp ứng được ý đồ ban đầu khi triển khai do các chuyên viên phê duyệt có hạn mức phê duyệt thấp và chỉ được phê duyệt các hồ sơ vay vốn đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định do đó phần lớn các hồ sơ vay vốn vẫn được phê duyệt theo mơ hình cũ : phê duyêt tập thể theo ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng.

Ba là, trình đợ nhân viên còn hạn chế , thiếu kinh nghiệm

MB là ngân hàng được đánh giá là có hệ thống đào tạo nhân viên bài bản, tuy vậy thực tế là tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn đa phần đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động cho vay đa phần là những sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm còn chưa nhiều đặc biệt là nhân sự thực hiện cơng tác phân tích tín dụng và cơng tác phát triển khách hàng.

Về nhân sự thực hiên công tác thẩm định khách hàng: do sức ép của việc mở rộng mạng lưới tại Hà Nội, MB – Phòng giao dịch Tây Sơn liên tục tuyển dụng nhân viên để đáp ứng nhu cầu nhân sự. Tính đến hiện tại có đến 90% nhân viên phân tích tín dụng tại MB – Phịng giao dịch Tây Sơn đều có thâm niên dưới 2 năm.

Về nhân sự thực hiện công tác phát triển khách hàng : Trước đây công tác phát triển khách hàng được thực hiện bởi nhân viên A/O. Do phần lớn khách hàng của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn đều là tự tìm đến, nên cơng việc của A/O chủ yếu là việc phân tích tín dụng, thẩm định khách hàng nên việc tiếp thị, phát triển khách hàng khơng được chú trọng. Chính vì vậy, kinh nghiệm, kỹ năng tiếp thị, phát triển khách hàng của A/O là rất hạn chế nên khi được yêu cầu thực hiện công việc này các A/O thường rất lúng túng, khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Thời gian vừa qua, công tác tiếp thị, phát triển khách hàng được PFC đảm nhiệm, công tác tiếp thị được thực hiện chủ động hơn song do các PFC chủ yếu là các sinh viên mới ra trường hoặc các nhân viên từ ngành khác chuyển về ngân hàng thiếu kiến thức thực tế về nghiệp vụ tín dụng nên chất lượng khách hàng PFC mang về chưa cao, số lượng hồ sơ vay vốn PFC mang về nhiều hơn song tỷ lệ hồ sơ đủ điều kiện vay vốn rất thấp.

Bốn là, thiếu các công cụ để đánh giá khách hàng

Hiện tại, chương trình CLMS chỉ được áp dụng đối với việc xử lý hồ sơ của sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng, đối với các sản phẩm khác chưa được triển khai do đó việc áp dụng chương trình này chưa thực sự mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động cho vay KHCN nói chung. MB cũng chưa xây dựng được hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ nên việc đánh giá phân loại khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – PHÒNG GIAO DỊCH TÂY SƠN NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – PHÒNG GIAO DỊCH TÂY SƠN

3.1. Định hướng hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Quânđội – Phòng giao dịch Tây Sơn đội – Phòng giao dịch Tây Sơn

3.2. Cơ hộ và thách thức của Ngân hàng TMCP Quân đội – Phòng giaodịch Tây Sơn trong việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân dịch Tây Sơn trong việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

a. Cơ hội

Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước với dân số đông và tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động lớn. Sau khi được mở rộng dân số của Hà Nội ước tính khoảng 6,4 triệu người trong đó có đến 3,4 triệu người nằm trọng độ tuổi lao động. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh , thu nhập của người dân tăng cao, mức sống được cải thiện. do vậy mà nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên và thói quen tiêu dùng có sự thay đổi theo hướng thống hơn. Đây chính là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói chung.

Cùng với tiến trình cổ phần hố các NHTM Nhà Nước, trong thời gian không xa các NHTM Nhà Nước được cổ phần hoá, khoảng cách trong quan niệm giữa NHTM Nhà Nước và NHTMCP được thu hẹp lại, các NHTMCP sẽ được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn.Chính vì vậy , các NHTMCP trong đó có MB sẽ có cơ hội tiếp cận khách hàng được sâu rộng hơn và do đó hứa hẹn khả năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại ngân hàng TMCP quân đội – phòng giao dịch tây sơn (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)