Mục tiêu và quan điểm hội nhập của nông nghiệp Việt Nam khi tham gia

Một phần của tài liệu tác động của cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan của hiệp định tpp tới nông nghiệp việt nam (Trang 54 - 72)

3.1. Mục tiêu và quan điểm hội nhập của nông nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP TPP

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế chung của thế giới, mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, bất kể là nước phát triển hay đang phát triển. Đối với Việt Nam, trong hơn 25 năm đổi mới (từ năm 1986), chính sách hội nhập đã mang lại những tác động tích cực và to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bao gồm thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp trong nước,... Tham gia Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với Việt Nam thực sự là bước vào một sân chơi lớn với nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Trong khi đàm phán vẫn chưa đi đến hồi kết, việc chủ động dựa trên các phân tích, dự đoán mà xác lập những quan điểm, mục tiêu cụ thể khi tham gia Hiệp định là vô cùng quan trọng, để có những phương hướng đàm phán thích hợp, một mặt để đón đầu những cơ hội lớn, một mặt để có sự chuẩn bị tốt, hạn chế ảnh hưởng từ các tác động tiêu cực.

3.1.1.Mục tiêu thúc đẩy thương mại quốc tế

a. Tận dụng được những lợi thế về xuất khẩu

Sản phẩm nông nghiệp vốn là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta. Năm 2011, tỷ trọng hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 14,9 %, năm 2010 là 14,6, 2009 là 14,7%. Trong đó, nhiều nước thành viên trong TPP là những thị trường chính của nông sản của Việt Nam như: Gạo – Singapore, Malayxia; Cà phê – Hoa Kỳ, Nhật; Hoa quả - Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Australia,... Một trong những định hướng cơ bản của TPP là loại bỏ phần lớn hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên. Đây chính là một cơ hội lớn để nông sản Việt Nam dành được lợi thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác không nằm trong khối

TPP. Đứng trước cơ hội ấy, Việt Nam cần có những định hướng cụ thể để nắm bắt, tận dụng, phát huy thế mạnh của những ngành này trong thương mại quốc tế.

b. Đạt được những lợi ích về nhập khẩu

Xóa bỏ thuế quan cũng cũng làm giảm giá hàng nhập khẩu từ các nước TPP. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ được tiếp cận với những mặt hàng nông sản chất lượng cao từ những nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản với mức giá rẻ hơn nhiều so với trước. Việc gia nhập WTO cũng đã và đang mang lại lợi ích này khi thuế suất được cắt giảm đáng kể theo nguyên tắc Tối Huệ Quốc. Cắt giảm thuế quan trong TPP dự định sẽ triệt để hơn nhiều, là cơ hội tăng phúc lợi xã hội khi người dân được tiêu dùng sản phẩm tốt hơn với giá rẻ. Để tận dụng được những lợi ích này, Việt Nam cần có những nhận định đúng hướng về mặt hàng không phải thế mạnh của ta trên thị trường, từ đó mà thu hút nhập khẩu, đảm bảo cho người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận với những sản phẩm tốt trên thị trường quốc tế.

c. Bảo vệ ngành sản xuất trong nước

Song song với những lợi ích về xuất nhập khẩu, việc hàng hóa giữa các nước TPP được xóa bỏ thuế quan cũng có thể sẽ là một nguy cơ lớn cho các ngành sản xuất trong nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là những ngành có sức cạnh tranh thấp như chăn nuôi. Các chính sách của nhà nước cần chú trọng đến việc xây dựng các phương án bảo hộ những mặt hàng nhạy cảm. Những giải pháp này vừa có tác dụng bảo vệ ngành hàng trong nước, đồng thời cũng phải là những phương án được phép áp dụng trong khuôn khổ TPP và có tính khả thi trong đàm phán.

3.1.2.Tạo động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh mang lại nguồn động lực to lớn cho sự phát triển. Trong một sân chơi công bằng như TPP, các mặt hàng kém chất lượng, các ngành sản xuất yếu kém, các doanh nghiệp trì trệ sẽ tất yếu bị đào thải. Mỗi thành viên, trong đó có Việt Nam không có cách nào khác ngoài việc tự nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp mình để đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao của thị

trường tiêu dùng thế giới. Hội nhập TPP phải bao gồm những kế hoạch chiến lược nhằm biến thách thức thành một cơ hội tự hoàn thiện quy trình sản xuất và chất lượng sản phấm, tạo thương hiệu trên thị trường quốc tế.

3.1.3.Củng cố quan hệ với một số nước đối tác lớn

Trong số các quốc gia thành viên TPP, có những nước là những đối tác quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Singapore,...Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật là hai nhà nhập khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Australia là nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất, Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất. Đặc biệt, 4 nước TPP là Canada, Mexico, Hoa Kỳ và Peru là những nước chưa có FTA với Việt Nam. Tham gia TPP sẽ là một cơ hội tốt để thiết lập quan hệ thương mại với các nước này. Thông qua hợp tác thương mại, Việt Nam có thể thu hút đầu tư, tiếp thu tiến bộ khoa học, đặc biệt là ở các ngành cần được hỗ trợ như quản lý, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ.

3.2. Đề xuất giải pháp đàm phán và hội nhập nông nghiệp Việt Nam

Kết quả 3 giả thiết theo mô hình GTAP cho phép nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị cho việc đàm phán của chính phủ cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán TPP.

3.2.1.Về phía chính phủ:

Giải pháp 1: Khuyến nghị chính phủ đàm phán theo giả thiết 3 của mô hình GTAP, bổ sung việc khuyến khích, trợ cấp xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam.

Trong 3 giả thiết được lựa chọn để chạy mô hình GTAP, giả thiết 1 và giả thiết 3 có tính khả thi cao hơn. Sở dĩ như vậy là vì trong khi 2 giả thiết này đưa ra các giả thiết có đi có lại tương hỗ giữa các nước ( hoặc tất cả đều giảm 100% dòng thuế, hoặc cùng bảo hộ một số ngành hang thế mạnh), thì giả thiết 2 lại chỉ là một sự phát triển từ giả thiết 1 của nhóm nghiên cứu, khi cho Việt Nam bảo hộ một số nhóm mặt hàng nhất định trong khi các nước khác vẫn giảm hết 100% dòng thuế. Vì vậy việc lựa chọn giải pháp đàm phán để khuyến nghị chỉ xảy ra giữa giả thiết 1 và giả thiết 3.

So sánh giữa 2 giả thiết 1 và 3, có thể thấy đàm phán theo giả thiết 3 đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn giả thiết 1. Thứ nhất, giá trị xuất khẩu thay đổi theo giả thiết 3 là vượt trội so với giả thiết 1. Giả thiết 3 dự báo khả năng tăng xuất khẩu sang các nước TPP lên tới 23,46% và tăng xuất khẩu nói chung 7,89%, trong khi giả thiết 1 chỉ đem lại 3,19% giá trị gia tăng khi xuất khẩu nông sản sang các nước TPP, và 1,05% tăng thêm tổng giá trị xuất khẩu. Thứ hai, đàm phán theo giả thiết thứ 3 cũng giúp hạn chế sự gia tăng nhập siêu của Việt Nam (3,95% theo giả thiết 3, so với 8,85% theo giả thiết 1). Thứ ba, nếu phương án đàm phán thứ nhất được áp dung sẽ dẫn tới sự suy giảm sản lượng nông sản cũng như giảm nhu cầu việc làm, thì phương án thứ ba đem lại những dự báo khả quan hơn, khi sản lượng nông sản được dự báo tăng nhẹ 0,1% còn số lượng lao động sẽ không giảm. Cuối cùng, so sánh từng nhóm mặt hang xuất nhập khẩu, có thể thấy nằm trong số tám nhóm mặt hàng nông sản sẽ đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao hơn khi thực hiện theo phương án đàm phán thứ 3, bao gồm nhóm hàng rau quả hạt, động vật và sản phẩm từ động vật, cây trồng phục vụ ngành dệt, đường và nhóm hàng thực phẩm chế biến, đóng hộp.

Điều gây ra bất lợi lớn nhất của giả thiết 3 tới ngành nông nghiệp Việt Nam so với giả thiết 1 là ở chỗ, trong khi hầu hết các nhóm hàng đều được dự báo sẽ nhận tác động tích cực, thì lúa gạo – một nhóm hàng chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, lại có mức xuất khẩu thấp hơn khá nhiều so với trước khi áp dụng TPP, trong khi ở 2 giả thiết còn lại thì xuất khẩu gạo đều tăng đáng kể. Vì vậy, trong quá trình đàm phán, chính phủ cũng nên đàm phán thêm vấn đề trợ cấp xuất khẩu cho mặt hàng này, đồng thời chú trọng phát triển ngành sản xuất lúa gạo nước nhà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng, chất lượng lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

Giải pháp 2: Tăng cường công tác chuẩn bị, xây dựng chính sách đàm phán bài bản trước mỗi vòng đàm phán để đạt được những thỏa thuận có lợi nhất cho hội nhập.

Do đàm phán TPP hiện nay được thực hiện theo cơ chế đàm phán song phương, để đạt được các mục tiêu khi tham gia TPP, đoàn đàm phán Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo, xây dựng kế hoạch đàm phán cụ thể đối với mỗi bên đối tác. Để làm được điều đó, chính phủ cần (1) cập nhật, tổng hợp quan điểm của các bên qua từng vòng đàm phán; (2) tổng kết thực trạng hội nhập hiện nay giữa Việt Nam và từng nước thành viên TPP; (3) trên cơ sở đó, tiến hành các nghiên cứu dự báo các tác động có thể xảy đến với ngành nông nghiệp nội địa; (4) từ đó, vạch ra những đường lối và phương pháp đàm phán thuyết phục và có lợi nhất.Với nguyên tắc ban đầu của đàm phán: hiệp định chỉ được kí khi có sự đồng thuận của tất cả các bên, các thành viên luôn có động lực bảo vệ đến cùng quan điểm đàm phán của mình. Hơn nữa, so với Việt Nam, một số nước tham gia TPP là những nền kinh tế lớn, có sức ảnh hưởng mạnh trong thương mại quốc tế. Vì vậy, việc chuẩn bị kĩ lưỡng, bài bản cho từng vòng đàm phán là vô cùng cần thiết để sự tham gia của Việt Nam vừa đóng góp tích cực, thúc đẩy tiến trình đàm phán vừa tránh sự lấn át của các nước lớn.

Giải pháp 3: Định hướng hoạt động sản xuất trong nước: chú trọng tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm của các ngành có cơ hội mở rộng xuất khẩu theo TPP.

Chính phủ cần kịp thời phổ biến kết quả và xu hướng đàm phán, đồng thời có chính sách chỉ đạo, định hướng hợp lý đến các doanh nghiệp và các nhà sản xuất trong nước. Một số ngành được dự báo sẽ tăng giá trị xuất khẩu trong cả hai trường hợp: trường hợp bảo hộ thuế quan được xóa bỏ hoàn toàn và trường hợp một số nước lớn trong TPP giữ bảo hộ một số mặt hàng nhạy cảm. Điều này chứng tỏ đây là những ngành thế mạnh và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, là những ngành hưởng lợi khi chính sách xóa bỏ thuế quan được thực hiện. Đó là các ngành lúa gạo, rau quả, cây trồng và động vật nguyên liệu cho ngành dệt, đường, sữa. Đối với những mặt hàng này, chính phủ nên có chính sách định hướng, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất để tăng sản lượng khi mà đầu ra là thị trường quốc tế rộng mở. Cụ thể, có thể đưa ra một số đề xuất như: hỗ trợ đầu tư công nghệ hiện đại, miễn giảm thuế

sản xuất, đầu tư nghiên cứu, cải tiến giống và kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, khuyến khích chính người nông dân tích cực sáng tạo trong sản xuất,...Đặc biệt, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, tự phát, chính phủ nên có chính sách hỗ trợ hình thành các vùng chuyên canh, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, định hướng phát triển sản xuất những ngành này không thể chỉ chú trọng về lượng, mà còn cần đảm bảo về chất. Trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, người tiêu dùng thế giới và cả trong nước có nhiều lựa chọn hơn khi lựa chọn giỏ hàng tiêu dùng cho mình, chính phủ các nước cũng đặt ra những tiêu chuẩn cao về kĩ thuật, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh dịch tễ,... Vì thế, những mặt hàng yếu về chất sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường. Hỗ trợ từ phía chính phủ để nâng cao chất lượng có thể bao gồm đầu tư các công trình nghiên cứu cải tạo giống, khuyến khích nông dân đưa vào thử nghiệm các loại giống tốt, cho ra sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, những nỗ lực hỗ trợ nông dân khắc phục các điều kiện khó khăn thất thường của tự nhiên, cụ thể như đảm bảo hệ thống thủy lợi, khắc phục sâu bệnh không chỉ giúp đảm bảo năng suất mà còn tránh được những tác động xấu tới chất lượng nông sản.

Ngoài ra, chính phủ cũng cần liên tục thực hiện các khảo sát, nghiên cứu dự báo tác động của Hiệp định, dựa theo những diễn biến mới nhất của đàm phán và những thay đổi của hoàn cảnh thực tế. Các đề tài nghiên cứu cấp cao, do những người có chuyên môn thực hiện sẽ là nguồn căn cứ đáng tin cậy để định hướng cho doanh nghiệp và các nhà sản xuất phát triển ngành hàng theo hướng có lợi nhất.

Giải pháp 4: Xây dựng lộ trình hợp lý cho việc bảo hộ và hội nhập các ngành bị tổn thất do mở cửa

Từ bảng kết quả 1 và 3 có thể thấy trong cả 2 phương án đàm phán khả quan nhất đến thời điểm này thì ngành chăn nuôi Việt Nam luôn là ngành chịu nhiều tổn thất nhất. Trong khi tổng giá trị xuất khẩu động vật và các sản phẩm từ động vật (thịt, trứng) từ Việt Nam sang các nước giảm thì giá trị nhập khẩu tăng, đặc biệt nhập

khẩu từ khối TPP vào Việt Nam tăng mạnh. Hơn nữa, việc sản lượng và cầu về lao động ngành này giảm còn cho thấy luồng nhập khẩu sẽ thay thế sản xuất trong nước. Trên thực tế, vào năm 2007 và 2008, ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế suất nhập khẩu thịt cao hơn và nhanh hơn mức cam kết theo lộ trình. Việc cắt giảm đột ngột thuế và thiếu hàng rào kĩ thuật bảo hộ dẫn đến thịt nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam năm 2009, nhiều hộ chăn nuôi bị phá sản còn người tiêu dùng phải tiêu thụ hàng đông lạnh kém chất lượng. Vì vậy, bảo hộ ngành chăn nuôi khi gia nhập TPP là điều cần thiết, song bảo hộ cũng có mặt trái là cản trở quá trình hội nhập, do vậy Chính phủ cần xác định các lĩnh vực và lộ trình bảo hộ hợp lí.

Đối với nguyên liệu đầu vào mà trong nước chưa thể tự phát triển như máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại; các nguồn thức ăn không thể thay thế hoặc các nguồn giống tân tiến thì Nhà nước không nên áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Nguyên nhân là do việc nhập khẩu này sẽ tạo đầu vào chất lượng cao cho sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây chính là hiện tượng “lấy nhập khẩu nuôi xuất khẩu” ở các nước đang phát triển vì khả năng sản xuất của các quốc gia này có hạn (Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, 2009). Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Đối với những yếu tố sản xuất có thể thay thế bằng nguồn nội địa và các thành phẩm cuối cùng như thịt bò, thịt lợn, thịt heo và các sản phẩm khác mà trong nước đang sản xuất, Nhà nước cần có biện pháp bảo hộ để hạn chế luồng nhập khẩu trong khoảng thời gian Hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Hai nhóm biện pháp bảo hộ được sử dụng trong thương mại quốc tế là biện pháp thuế quan và phi thuế quan.

Một phần của tài liệu tác động của cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan của hiệp định tpp tới nông nghiệp việt nam (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)