Các tác động của cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan theo hiệp định TPP

Một phần của tài liệu tác động của cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan của hiệp định tpp tới nông nghiệp việt nam (Trang 47 - 54)

tới xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam

Từ việc diễn giải kết quả ở trên, cùng với 2 giả định của mô hình đã nêu trong phần 2.2.1.b, có thể rút ra các tác động tích cực và tiêu cực của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan theo Hiệp định TPP đến ngành nông nghiệp Việt Nam như sau.

a. Tác động tích cực

Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Từ bảng kết quả 1 có thể thấy, nếu các nước TPP nhất trí xóa bỏ 100% các dòng thuế thì tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ tăng thêm 1,05%. Đặc biệt, các ngành gạo, đường, sữa và các sản phẩm từ sữa được hưởng lợi nhiểu nhất. Việc mở rộng đáng kể xuất khẩu trong những ngành này có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy hội nhập ngành nông nghiệp của Việt Nam với điều kiện giả định 1 nêu trên được duy trì (nghĩa là Việt Nam đảm bảo được nguồn cung để tận dụng cơ hội mở rộng xuất khẩu này).

Thứ nhất, gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam trong nhiều năm nay. Từ một nước thiếu lương thực và phải nhập khẩu gạo, đến năm 1989, sản xuất lúa gạo của Việt Nam không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài với hơn 1 triệu tấn ngay trong năm đầu tiên (Nguyễn Văn Sơn, 2013). Từ đó đến nay, Việt Nam luôn nằm trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, cùng với Thái Lan, Ấn Độ. Gạo cũng nằm trong 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam từ năm 2001 đến 2013. Tuy nhiên, gạo Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Nguyên nhân là do hơn 70% lượng gạo được xuất khẩu là gạo cấp thấp (25% tấm) trong khi đó Thái Lan vốn có thế mạnh về gạo cấp cao và giá gạo Ấn Độ thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam khá nhiều (năm 2012 là 100USD/tấn). Vì vậy, nếu bán với giá cao thì gạo Việt Nam không cạnh tranh được với gạo Thái Lan, còn bán với giá thấp thì vấp phải trở ngại từ Ấn Độ (Vũ Văn

Hùng, Phạm Văn Dũng, 2012). Đặc biệt, với chính sách xả hàng giảm giá gạo của Thái Lan, năm 2013 là năm đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam không đạt chỉ tiêu (87%). Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, xu hướng sụt giảm này còn được kéo dài trong những năm tới. Trong bối cảnh đó, việc Thái Lan và Ấn Độ không tham gia TPP, cùng với việc xóa bỏ 100% các dòng thuế cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước TPP sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển mạnh do tránh được sự cạnh tranh của Thái Lan và Ấn Độ.

Thứ hai, về đường, theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (2014), đẩy mạnh xuất khẩu đang là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho ngành này do trữ lượng đường dư thừa trong nước ngày một tăng cao. Sau 10 năm ngành đường trong nước liên tục sản xuất không đủ cho tiêu dùng, nhờ có Chương trình mía đường được khởi động từ năm 1995, năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam có thể xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá thành đường của Việt Nam, mía nguyên liệu chiếm 75-80% (so với mức gần 70% của các nước) và giá mía lại thuộc loại cao nhất thế giới (50USD/tấn, so với 24-30USD/tấn ở mức giá trung bình các nước), dẫn đến giá đường cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém. Không những thế, mức giá trong nước cao còn tạo cơ hội cho đường từ các nước khác tràn vào Việt Nam. Tính đến tháng 10 năm 2013, khoảng 350,000 tấn đường còn tồn kho, con số này tăng lên 400000 tấn sau ba tháng đầu năm 2014. Trong số 11 nước TPP còn lại, có đến 4 nước được liệt kê trong danh sách 10 nước nhập khẩu đường nhiều nhất thế giới, đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và Indonesia. Nếu Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu đường vào các nước này như kết quả dự báo của mô hình thì sẽ giải quyết hiệu quả tình trạng tồn đọng trong nước.

Thứ ba, theo kết quả dự báo của mô hình thì xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam sang các nước trong và ngoài khối TPP đều tăng. Nếu tận dụng được cơ hội này thì ngành sữa Việt Nam sẽ nâng cao tính cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cải thiện tình trạng nhập siêu sữa trong nhiều năm qua. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước nhập khẩu sữa lớn nhất trên

thế giới, trong đó nhập nhiều nhất là từ New Zealand và Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, tiềm năng phát triển sản xuất sữa của Việt Nam còn rất lớn. Tuy sữa bột nhập khẩu chiếm đến 72% thị trường sữa Việt Nam, các sản phẩm chứa hàm lượng sữa tươi lớn của Việt Nam lại được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do tỷ lệ sữa tươi trong nước ngày một tăng. Hơn nữa, theo thống kê của Hiệp hội thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu về sữa tươi nguyên liệu sẽ tăng nhanh từ 500 triệu lít (2010) lên 805 triệu lít (2015), dẫn đến xuất hiện xu thế các tập đoàn và công ty sữa Việt Nam tập trung phát triển vùng nguyên liệu trong nước. Bên cạnh đó, tuy phải nhập khẩu thiết bị và nguyên phụ liệu chất lượng cao cho sản xuất nhưng Việt Nam cũng bắt đầu xuất khẩu sữa từ năm 2007. Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan giúp giảm giá thành các yếu tố đầu vào, tăng lượng xuất khẩu từ Việt Nam, qua đó cải thiện tình trạng nhập siêu sữa và các sản phẩm từ sữa.

Tăng sản lượng một số ngành trồng trọt chủ đạo như gạo, ngũ cốc, cây trồng và động vật cho ngành dệt

Theo giả định 2, việc tăng sản lượng các ngành trên là tác động tích cực đối với ngành nông nghiệp Việt Nam vì đi kèm với nó, giá trị xuất khẩu của từng ngành này cũng tăng, chứng tỏ lợi ích cuối cùng của nhà sản xuất được đảm bảo.

Hình 2.5: Sản lượng gạo Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa trên số liệu của Tổng 35.849,50 35.942,70 38.729,80 38.950,20 40.005,60 42.324,90 32.000,00 34.000,00 36.000,00 38.000,00 40.000,00 42.000,00 44.000,00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nghìn tấn Năm

Sản lượng gạo Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011

cục thống kê

Gạo vốn là cây trồng truyền thống và thế mạnh của Việt Nam. Đi lên từ một quốc gia thiếu lương thực vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, Việt Nam dần ổn định ngành sản xuất gạo, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và từ năm 2009 trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.

Theo kết quả dự báo của mô hình, việc các nước thành viên TPP trong đó có Việt Nam thực thi việc cắt giảm hoàn toàn tất cả các dòng thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng thúc đẩy sản lượng gạo Việt Nam tăng nhẹ. Điều này càng củng cố thế mạnh của ngành lúa gạo nước ta. Điều này có thể giải thích bằng hệ quả tích cực của hội nhập: việc xóa bỏ thuế đối với tất cả các loại mặt hàng giúp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các loại giống tốt, các loại thuốc trừ sâu, sản phẩm sinh - hóa học hỗ trợ chăm sóc cây trồng từ các nước tiên tiến trong nội khối TPP. Các sản phẩm này khi được miễn thuế nhập khẩu sẽ có giá thành rẻ hơn, người nông dân có thể đầu tư sử dụng, giúp tăng năng suất mùa vụ, tiết kiệm sức lao động, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm gạo do nguồn giống tốt. Mặt khác, khi sản phẩm gạo của Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu trên thị trường quốc tế, đầu ra cho sản phẩm được mở rộng sẽ là động lực đẩy mạnh sản xuất. Hiện tại, dự đoán được lợi thế của sản phẩm gạo khi gia nhập TPP, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã và đang xây dựng vùng nguyên liệu, mở thêm nhà máy, liên kết với nông dân để tăng năng suất và chất lượng.

Bên cạnh lúa gạo, sản lượng ngũ cốc và cây trồng, động vật cho ngành dệt cũng nhận được tác động tích cực từ TPP. Các loại ngũ cốc ở đây bao gồm lúa mì và các loại ngũ cốc, cây trồng, động vật cho ngành dệt bao gồm bông, gai, sợi xidan, tằm... Hai nhóm nông sản này có xu hướng tăng mạnh hơn sản lượng gạo. Sản lượng ngũ cốc tăng sẽ cung cấp nguồn đầu vào dồi dào cho ngành công nghiệp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của thị trường trong nước, hạn chế nhập

khẩu. Gia tăng các sản phẩm sợi bông, sợi gai, tằm cũng hỗ trợ nguồn nguyên liệu quan trọng ngành cho công nghiệp dệt may.

Tăng cầu về lao động ở một số ngành

Lao động ở một số ngành có xu hướng tăng dưới tác động của TPP, đó là ngũ cốc và cây trồng, động vật cho ngành dệt. Sự gia tăng nguồn nhân lực cho các ngành này cũng tương ứng với gia tăng sản lượng đã phân tích ở trên. Dưới tác động của chính sách thuế quan TPP, các sản phẩm ngũ cốc và dệt may có đầu ra trên thị trường quốc tế, đồng thời có cơ hội đầu tư nhập khẩu công nghệ tiên tiến với mức thuế bằng 0, từ đó mà mở rộng sản xuất, thu nạp thêm nguồn nhân lực.

Ở nông thôn, tình trạng khan hiếm việc làm diễn ra khá phổ biến vào thời kì nông nhàn. Tăng cầu về lao động cho các ngành trồng trọt này có ý nghĩa xã hội quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Các loại cây trồng khi mở rộng thị trường đầu ra có thể tổ chức trồng trọt dưới hình thức trang trại để chuyên môn hóa, tăng quy mô, năng suất đồng thời cũng tạo công việc ổn định cho người dân.

b. Tác động tiêu cực

Một số ngành quan trọng có xu hướng giảm sản lượng

Bên cạnh các ngành thế mạnh nhận được tác động tích cực, nhiều sản phẩm nông nghiệp khác có xu hướng giảm sản lượng khi thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo TPP. Đó là các ngành: Rau, quả, hạt; Đường; Cây trồng và động vật cho ngành dệt; Động vật và các sản phẩm từ động vật (thịt, trứng), Sữa và các sản phẩm từ sữa, Các thực phẩm khác (thức ăn chế biến, đóng hộp, đông lạnh…). Trong đó hai sản phẩm chính của ngành chăn nuôi là sữa và thịt động vật được dự báo là chịu tác động nhiều nhất. Kết quả này cũng hoàn toàn khớp với những quan ngại của chính phủ và doanh nghiệp ngay tại thời điểm hiện tại, khi Hiệp định TPP chưa chính thức được kí kết. Trong khối TPP, các nước Úc, New Zealand, Mỹ là những những nhà xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi có năng lực cạnh tranh vào hàng mạnh nhất thế giới. Các sản phẩm thịt và sữa của Việt Nam có nguy cơ mất thị trường không chỉ

quốc tế mà cả nội địa khi thịt nhập khẩu có chất lượng tốt hơn mà giá thành lại phải chăng do được miễn thuế. Nhu cầu giảm kéo theo sản xuất giảm. Nhiều chuyên gia còn nhận định “ngành chăn nuôi heo và gà có nguy cơ bị xóa sổ” nếu không có các biện pháp bảo hộ hợp lý và hiệu quả .

Ngoài ra, các sản phẩm rau quả và đường cũng được dự báo sẽ giảm sản lượng. Đây thực ra vốn là những sản phẩm thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam.

Tổng cầu về lao động trong ngành nông nghiệp giảm

Ngoài ngũ cốc và nguyên liệu dệt, hầu hết các ngành nông sản khác đều có xu hướng giảm cầu về lao động. Xu hướng này có thể giải thích bằng việc giảm sản lượng của sản phẩm tương ứng. Thu hẹp sản xuất kéo theo cắt giảm nhân công. Riêng trong ngành sản xuất gạo, tuy sản lượng tăng nhưng số lao động trong ngành lại có xu hướng giảm nhẹ, có thể do sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang những ngành khác, đồng thời các biện pháp tăng năng suất được áp dụng, giúp tiết kiệm sức lao động.

Việc giảm cầu lao động nông nghiệp một mặt có thể coi là sự chuyển dịch cơ cấu lao động một cách tích cực sang công nghiệp và dịch vụ (theo kết quả dự báo tác động của TPP từ mô hình, tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng 4%). Tuy nhiên, xét thực tế lực lượng lao động ở nông thôn Việt Nam, việc chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ là ko tuyệt đối, một bộ phận lao động sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm khi nhu cầu lao động trong nông nghiệp giảm. Đây cũng làm một vấn đề xã hội đáng lưu ý và cần chuẩn bị phương án khắc phục khi hội nhập TPP.

Ngành chăn nuôi nội địa chịu nhiều tổn thất do cạnh tranh với hàng nhập khẩu

Theo kết quả dự báo của mô hình, về tổng thể, việc xóa bỏ hàng rào thuế quan trong khối TPP sẽ làm cho giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu (8,5% và 1,05%). Nguyên nhân là do nhập khẩu từ khối TPP tăng mạnh. Sự cạnh tranh gia tăng với hàng nhập ngoại là

thách thức đối với các mặt hàng nội đia của Việt Nam, trong đó ngành chăn nuôi được dự báo chịu nhiều tổn thất nhất. Trong 11 nước TPP còn lại, Hoa Kỳ, Australia và New Zealand là 3 nước có trình độ phát triển chăn nuôi và sức cạnh tranh các sản phẩm ngành này như bò, lợn, gia cầm vào bậc cao nhất thế giới. Trong khi đó, ngành chăn nuôi Việt Nam còn nhiều yếu kém. Thứ nhất, 90% thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi đó giá thức ăn chiếm 65-70% chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất cao làm cho giá thành sản phẩm của Việt Nam cao hơn 10-15% so với các nước trong khu vực. Thứ hai, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún; kĩ thuật và năng suất thấp; con giống không đồng đều làm chất lượng sản phẩm không cao. Thứ ba, việc kiểm soát dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gà còn kém gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Với sự chênh lệch trong sức cạnh tranh như trên, sản phẩm động vật nhập khẩu vào Việt Nam từ khối TPP sẽ lấn át hàng nội địa. Cầu về mặt hàng này trong nước giảm, xuất khẩu Việt Nam lại bị cản trở bởi hàng rào về kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ rất cao theo TPP dẫn đến nguy cơ đình trệ sản xuất chăn nuôi.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÀM PHÁN VÀ HỘI NHẬP NÔNG

Một phần của tài liệu tác động của cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan của hiệp định tpp tới nông nghiệp việt nam (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)