CHƯƠNG II : MƠ HÌNH KINH DOANH ĐIỂN HÌNH
2.2.3. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp
Đó chính là q trình hồn thiện đơn đặt hàng, hậu cần và quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa
2.2.3.1. Định nghĩa về công tác hậu cần
Định nghĩa về công tác hậu cần theo Ủy ban quản lý hậu cần của Mỹ: “Đó là q trình lên kế hoạch, thực hiện và quản lý hiệu quả quá trình vận hành và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thơng tin khác từ xuất xưởng tới điểm tiêu dung theo yêu cầu của khách hàng”. Chú ý rằng định nghĩa này bao gồm: Dịch chuyển bên trong, bên ngoài và quay trở lại của nguyên vật liệu và hàng hóa. Nó cũng bao gồm q trình hồn thiện đơn đặt hàng. Tuy nhiên, danh giới phân biệt sự khác nhau giữa công tác hậu cần với q trình hồn thiện đơn đặt hàng ln khơng rõ rang và đơi khi hai khái niệm này có sự trùng lặp.
Các định nghĩa khác:
- Theo khoa học hình sự, cơng tác hậu cần liên quan tới mua hàng, duy trì và vận chuyển(ngun liệu hình sự, cơng cụ và nhân sự)
- Quản lý chi tiết đối với hoạt động
- Tất cả các hoạt động liên quan tới quản lý sự chuyển động của sản phẩm, có nghĩa là phân phối đúng sản phẩm, tới đúng vị trí và đúng thời gian với mức chi phí hợp lý.
2.2.3.2. Q trình hồn thiện đơn đặt hàng
Hồn thiện đơn đặt hàng khơng chỉ là cung cấp cho khách hàng cái mà họ muốn và đúng thời hạn, mà còn cung cấp cho họ những dịch vụ liên quan. Ví dụ, khách hàng cần phải nhận được thông tin hướng dẫn lắp đặt và vận hành với những sản phẩm ứng dụng mới. Việc này được thực hiện thông qua in ấn tài liệu hay đưa lên trang web. Thêm vào đó,
nếu khách hàng khơng hài lịng với sản phẩm, họ phải được phép đổi lại hoặc trả lại. Vì vậy trong khi quá trình hồn thiện đơn đặt hàng được coi là bộ phận hậu cần phía sau, nhưng nó cũng liên quan chặt chẽ với hoạt động tiếp cận khách hàng. Q trình hồn thiện đơn đặt hàng bao gồm:
1. Xác định chắc chắn việc khách hàng sẽ thanh toán. Tùy thuộc vào phương pháp thanh toán và thứ tự ưu tiên,một sự điều tra cần phải được thực hiện nhằm xác định tính khả thi của thanh tốn. Hoạt động này được thực hiện bởi tổ chức tài chính hay phịng ban tài chính (ngân hàng hoặc tổ chức cấp thẻ tín dụng). Vì vậy thơng tin cần thiết cho việc kiểm tra cần được gửi tới nơi kiểm tra và đơi khi là ra bên ngồi. Sau đó gửi phản hồi cho các bên liên quan(bộ phận tài chính, khách hàng). Sự lien hệ giữa các bên liên quan và giao tiếp cần hiệu quả. Bất kỳ sự trì hỗn nào cũng có thể gây ra sự trì hỗn về vận chuyển làm giảm uy tín đối với khách hàng.
2. Kiểm tra sự sẵn sàng của hàng trong kho. Không kể tới nguời mua hàng là người sản xuất hay người bán lẻ thì yêu cầu cũng đều liên quan tới việc sẵn sàng của hàng trong kho. Cũng có một vài tình huống diễn ra ở đây liên quan tới cả quản lý nguyên vât liệu và bộ phận sản xuất cùng với người cung cấp bên ngồi. Một lần nữa, ở đây thơng tin đặt hàng cần được kết nối với thông tin về mức độ sẵn sàng của hàng tồn kho.
3. Sắp xếp lại lịch trình vận chuyển. nếu sản phẩm là có sẵn, nó được chuyển tới khách hàng một cách bình thường. Sản phẩm có thể là vật thể hoặc số hóa. Nếu sản phẩm là vật thể và có sẵn trong kho, việc đóng gói và vận chuyển cần phải được thu xếp. Cả bộ phận vận chuyển bên trong và đối tác vận chuyển bên ngồi của cơng ty đều cần tham gia vào quá trình thu xếp vận chuyển này.Các sản phẩm số hóa thường có sẵn. Tuy nhiên các sản phẩm như phần mềm có thể được sửa đổi nên khơng sẵn sàng cho việc chuyển tới người tiêu dung. Thông tin cần được trao đổi giữa các đối tác này.
4. Bảo hiểm. Đôi khi, việc vận chuyển cần phải được bảo hiểm. Cả bộ phận về tài chính và cơng ty bảo hiểm cần tham gia vào q trình này và một lần nữa thông tin được trao đổi thường xuyên không chỉ trong nội bộ cơng ty mà cịn từ khách hàng và đại lý bảo hiểm.
5. Sản xuất. Đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng luôn đưa một số yêu cầu trong quá trình sản xuất và lắp đặt. Tương tự như vậy ,nếu sản phẩm chuẩn hóa hết, nó cần được mua bổ sung vào kho. Sản xuất có thể được thực hiện ngay tại công ty hay bởi nhà
thầu.Sản xuất tại công ty cần được lên kế hoạch. Kế hoạch sản xuất bao gồm người, máy móc ,nguồn tài chính và nhà cung cấp đầu vào.Người cung cấp thường có những nhà cung cấp quen thuộc của họ theo nhiều mối quan hệ khác nhau. Các phương tiện sản xuất thực tế khác nhau giữa các nước nơi mà công ty mẹ và cơng ty con được đặt tại đó.Điều này làm phức tạp q trình trao đổi thơng tin.
6. Dịch vụ của nhà máy. Trong trường hợp lắp đặt hoặc sản xuất, dịch vụ của nhà máy là cần thiết, nó bao gồm sự phối hợp giữa các đối tác kinh doanh.Dịch vụ có thể bao hàm lập trình cho người lao động và dụng cụ, thay đổi kế hoạch sản xuất hoặc làm việc với bộ phận kỹ sư trong quá trình sửa đổi.
7. Mua bán và lưu trữ hàng hóa. Nếu người bán hàng là người bán lẻ như Amazon.com hay Walmart.com, việc mua hàng từ nhà sản xuất là hồn tồn cần thiết. Các tình huống sau có thể xảy ra: Sản phẩm được mua để lưu trữ tại kho như Amazon.com thực hiện đối với những loại sách bán chạy nhất. Nhưng đối với những sách mà có đơn đặt hàng ít, Amazon.com khơng làm như vậy mà họ yêu cầu phân phối trực tiếp từ nhà xuất bản.
8. Liên hệ với khách hàng. Người bán hàng cần giữ mối quan hệ với khách hàng, bắt đầu thông báo về đơn đặt hàng nhận được và kết thúc bằng thơng báo lịch trình vận chuyển hoặc sự thay đổi trong lịch trình vận chuyển. Việc liên lạc với khách hàng thông thường được thực hiện bằng e-mail và thơng thường là tự động hóa.
9. Trả lại hàng hóa. Trong một số trường hợp, khách hàng muốn trao đổi hoặc trả lại hàng hóa.
2.2.3.3. Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa (Supply Chain Management)
Chức năng của quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa (SCM) là lập kế hoạch, tổ chức , phối hợp tất cả các hoạt động trong chuỗi cung cấp hàng hóa.Việc tổ chức hiệu quả các hoạt động của chuỗi cung cấp hàng hóa đem lại thành công lớn cho hầu hết doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử và sự thành công này cũng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hệ thống thông tin.
Tác dụng của Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa:
Mục đích của quản lý hệ thống cung cấp hàng hóa là giảm rủi ro trong q trình cung cấp hàng hóa cho khách hàng,những rủi ro ảnh hưởng tới mức độ tồn kho, vịng đời sản phẩm, q trình thực hiện và dịch vụ khách hàng.Tất cả những điều này đem lại đóng góp lớn lao về lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh.
Chuỗi cung cấp hàng hóa tồn cầu
Chuỗi cung cấp hàng hóa liên quan tới các nhà cung cấp hoặc khách hàng thuộc nước khác được coi là chuỗi cung cấp toàn cầu.Sự xuất hiện của thương mại điện tử giúp cho quá trình tìm kiếm nhà cung cấp ở các nước khác dễ dàng hơn rất nhiều (ví dụ bằng việc sử dụng đấu thầu điện tử). và việc tìm kiếm khách hàng ở nước khác cũng dễ dàng hơn với chi phí tìm kiếm ít hơn.
Chuỗi cung cấp tồn càu dài hơn và phức tạp hơn. Do đó thơng tin trao đổi gữa các bên đôi khi phải thực hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau và phụ thuộc vào từng quy định của mỗi quốc gia. Công nghệ thông tin là phương tiện tối ưu nhất hỗ trợ cho quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa tồn cầu.
Ví dụ như cơng ty Trade net của Singapore kêt nối người xuất khẩu ,nngười nhập khẩu, người vận chuyển, cơ quan chính phủ bằng EDI (truyền dữ liệu điện tử).
Công nghệ thông tin hỗ trợ chuỗi cung cấp hàng hóa tồn cầu khơng chỉ thơng qua hệ thống EDI, các phương tiện giao tiếp mà còn cung cấp các chuyên gia trực tuyến để kịp thời ứng phó với các khó khăn hoặc thay đổi về quy định. Công nghệ thông tin cũng đồng thời là phương tiện để giúp tìm ra các đối tác kinh doanh phù hợp.
Các cơng ty đi vào thi trường tồn cầu khơng chỉ đi tìm người mua hoặc nhà cung cấp mà họ cần thiết phải lập cả nhà máy sản xuất của họ. Lý do chủ yếu mà các doanh nghiệp quyết định đi vào mơi trường tồn cầu đó là việc tìm kiếm dễ dàng nguyên vật liệu rẻ, sản phẩm giá rẻ và người lao động với chi phí thấp hơn;sự sẵn có của sản phẩm, ngun vật liệu mà thị trường trong nước khơng có; sự hoạt động tồn cầu của hãng; cơng nghệ cao sẵn có từ nước khác; sự sẵn có của các sản phẩm chất lượng; mật độ cạnh trang cao trên toàn cầu dẫn đến việc kinh doanh cần phải cắt giảm chi phí sản xuất.
Trong quản lý chuỗi cung cấp doanh nghiệp thường gặp phải các vấn đề như rủi ro trong dự đoán nhu cầu của thương mại điện tử, điều này có thể do ảnh hưởng của một vài lĩnh vực như hành vi khách hàng, điều kiện kinh tế , cạnh tranh, giá cả, điều kiện thời tiết, phát triển kỹ thuật, độ tin cậy đối với khách hàng.