Tóm lại, từ việc nhìn nhận các hạn chế và bất hợp lý trong quá trình từ nguyên vật liệu đầu vào đến khâu phân phối thành phẩm đầu ra cho thị trường nội địa và xuất khẩu để từ đó rút ra những giải pháp logisctics phù hợp, hợp lý hơn để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của công ty. Đó là cơ sở đề xuất mô hình Logicstics mới, như sau:
Diễn giải mô hình Nguyên vật liệu đầu vào:
Lưu ý là mỗi nhà máy đều có một DC dùng cho cả nguyên vật liệu và thành phẩm và được đặt ngay bên cạnh nhà máy.
- Đối với nguyên liệu là gỗ:
+ Gỗ có chứng chỉ FSC chủ yếu được mua từ Nam Phi, vùng Amazon,… được nhập khẩu về cảng Quy Nhơn bằng đường tàu biển và sau đó container gỗ sẽ được kéo trực tiếp về DC ở nhà máy An Nhơn.
+ Gỗ không có chứng chỉ FSC dùng để phục vụ cho thị trường nội địa sẽ được mua tại Lào, Campuchia,… và được vận chuyển bằng xe container, xe chở gỗ và sẽ được vận chuyển trực tiếp về DC ở nhà máy Bông Hồng.
+ Trong trường hợp có đơn hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu có sản phẩm sơn làm tại nhà máy Bông Hồng thì sẽ tiến hành chở gỗ đã qua sơ chế và có chứng chỉ FSC này từ DC ở nhà máy An Nhơn về DC ở nhà máy Bông Hồng bằng phương tiện là xe tải (vì số lượng ít và đã qua một số công đoạn cơ bản như xẽ, cắt,…nên hàng hóa chiếm diện tích nhỏ).
+ Trong trường hợp có đơn hàng nội địa sử dụng sản phẩm nhúng dầu mà gỗ không cần chứng chỉ FSC thì sẽ tiến hành chở gỗ đã qua sơ chế từ DC ở nhà máy Bông Hồng về DC ở nhà máy An Nhơn bằng phương tiện là xe tải (vì số lượng ít và đã qua một số công đoạn cơ bản như xẽ, cắt,…nên hàng hóa chiếm diện tích nhỏ).
- Đối với vật liệu là keo: sau khi làm thủ tục thông quan, sẽ cho chuyên chở về thẳng DC ở nhà máy Bông Hồng và từ đây sẽ phân tiếp cho DC ở nhà máy An Nhơn theo nhu cầu của nhà máy này.
- Đối với các nguyên vật liệu khác: mỗi nhà máy tùy theo nhu cầu của mình sẽ đặt hàng vào từng thời điểm và nhà cung cấp sẽ giao đến DC của từng nhà máy theo đơn đặt hàng, thông thường phương thức vận chuyển sẽ bằng xe tải.
Sản xuất: sau khi có đầy đủ nguyên vật liệu thì nguyên vật liệu sẽ được chuyển từ DC sang nhà máy theo nhu cầu sản xuất và nhà máy sẽ tiến hành sản xuất theo đúng quy trình và yêu cầu của đơn đặt hàng cũng như tiến hành đóng gói, chất container theo yêu cầu.
Phân phối thành phẩm và công tác hậu mãi:
- Đối với khách hàng thuộc khu vực miền Trung và miền Bắc: dựa theo đơn đặt hàng, công ty sẽ tiến hành chở hàng từ DC ở nhà máy Bông Hồng bằng phương tiện xe tải đến nơi mà khách hàng chỉ định.
Về công tác hậu mãi: trong trường hợp bị trầy sướt bề mặt nhẹ thì sẽ cử nhân viên đến tận nơi để sửa chữa lại, nếu bị trầy sướt nặng sẽ cho mang hàng trở về DC ở nhà máy Bông Hồng và sữa chữa tại DC sau đó mang trở lại cho khách hàng. Trong trường hợp bị nứt gãy do lỗi kỹ thuật (hư hỏng nặng) công ty sẽ cho chuyển bộ mới đổi cho khách hàng và mang bộ hư này về lại DC Bông Hồng.
- Đối với khách hàng thuộc khu vực miền Nam: hàng hóa sẽ được vận chuyển từ DC ở nhà máy Bông Hồng đến DC ở thành phố Hồ Chí Minh bằng phương tiện xe container. Sau đó, từ DC này hàng hóa sẽ được vận chuyển đến khách hàng bằng xe tải theo đơn đặt hàng.
Về công tác hậu mãi: trong trường hợp bị trầy sướt bề mặt nhẹ thì sẽ cử nhân viên đến tận nơi để sửa chữa lại, nếu bị trầy sướt nặng sẽ cho mang hàng trở về DC và sữa chữa tại DC sau đó mang trở lại cho khách hàng. Trong trường hợp bị nứt gãy do lỗi kỹ thuật (hư hỏng nặng) công ty sẽ cho chuyển bộ mới đổi cho khách hàng và mang bộ hư này về lại DC
@ Phân phối ra châu Âu:
- Vận chuyển từ nhà máy đến cảng: do thị hiếu khách hàng châu Âu không thích lắm hàng gỗ có sơn nên số lượng đơn hàng về loại này rất ít. Do đó, tùy theo số lượng của mổi đơn hàng mà có lộ trình khác nhau, tuy nhiên có 4 lộ trình được đưa ra:
+ Nếu đợt hàng không có hàng sơn: hàng hóa sẽ được đóng vào container tại DC ở nhà máy An Nhơn và kéo trực tiếp đi hun trùng và ra cảng Quy Nhơn. + Nếu đợt hàng có đơn hàng sơn mà số lượng ít và yêu cầu đóng vào phía trong của container: số lượng hàng sơn sẽ được chở từ DC ở nhà máy Bông Hồng về DC ở nhà máy An Nhơn bằng xe tải để ghép container, sau đó sẽ chở đi hun trùng và chở ra cảng Quy Nhơn.
+ Nếu đợt hàng có đơn hàng sơn với số lượng nhiều và yêu cầu đóng vào phía trong của container: hàng hóa sẽ được đóng trước tiên tại DC ở nhà máy Bông Hồng, sau đó kéo đến DC ở nhà máy An Nhơn để ghép container và sau cùng là mang đi hun trùng và ra cảng Quy Nhơn.
+ Nếu đợt hàng có đơn hàng sơn nhưng không yêu cầu để ở phía trong container: trước tiên hàng tại DC ở nhà máy An Nhơn sẽ được chất vào container, sau đó kéo đến DC ở nhà máy Bông Hồng để tiếp tục ghép container, sau đó chở đi hun trùng và mang ra cảng.
- Việc vận chuyển từ cảng Quy Nhơn đến cảng Hamburg: đi bằng đường tàu biển
- Từ cảng Hamburg sẽ vận chuyển những container này trực tiếp về 3 DC bằng xe container.
- Từ các DC này hàng hóa sẽ được chuyển cho các nhà bán buôn, bán lẻ, siêu thị và người tiêu dùng khắp các tỉnh thành theo từng đơn đặt hàng. Phương tiện vận chuyển rất đa dạng từ bằng xe container, xe tải lớn, xe tải nhỏ, xe hơi, tàu điện ngầm, máy bay,… tùy theo vị trí của người mua và khối lượng đơn hàng và do nhà cung cấp dịch vụ Logistics hoàn toàn quyết định và theo dõi.
Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh DC Dusseldort đóng vai trò là một DC lớn hơn hai DC còn lại do vị trí vùng khách hàng tiềm năng hơn và cũng là DC sẽ cung cấp hàng cho hai DC còn lại hay trực tiếp cho khách hàng của hai DC Hamburg và Stuttgart trong trường hợp mặt hàng mà khách hàng cần mua không có sẳn để cung cấp cho khách hàng của họ.
Về công tác hậu mãi: trong trường hợp bị trầy sướt bề mặt nhẹ thì sẽ cử nhân viên đến tận nơi để sửa chữa lại, nếu bị trầy sướt nặng sẽ cho mang hàng trở về DC và sữa chữa tại DC sau đó mang trở lại cho khách hàng. Trong trường hợp bị nứt gãy do lỗi kỹ thuật (hư hỏng nặng) công ty sẽ cho chuyển bộ mới đổi cho khách hàng và mang bộ hư này về lại DC. Khách hàng thuộc vùng phụ trách của DC nào thì DC đó sẽ thực hiện công tác hậu mãi này và công tác hậu mãi cũng do nhà cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện.