BẢNG 16: GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA EU 1999 –

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 86 - 88)

- Tiêu thụ thủy sản ở một số nước thành viên của EU

BẢNG 16: GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA EU 1999 –

(Đơn vị tính: triệu ECU/EUR )

Tên nước 1990 1995 2000 2003 2004 EU -25 22.645 24.182 23.791 EU -15 12.524 14.791 21.969 23.411 22.918 Aixơlen 80 76 124 109 111 Anh 1.056 1.517 2.383 2.245 2.284 Áo 119 146 179 216 242 Bỉ 1.138 1.226 1.243 Bồ Đào Nha 479 604 963 1.009 1.017 Đan Mạch 921 1.278 1.942 1.929 1.851 Đức 1.506 1.950 2.560 2.420 2.246 Hà Lan 665 949 1.372 1.587 1.483 Hy Lạp 166 181 356 Italy 1.963 1.918 2.812 3.219 3.146 Luxămbua 77 68 67 Pháp 109 94 132 162 166 Phần Lan 2.298 2.497 3.329 3.427 3.402

Tây Ban Nha 1.762 2.362 3.831 4.452 4.216

Thuỵ Điển 355 418 771 931 1.053

Nguồn trích: Eurostat

* Nhập khẩu thủy sản của một số nước thành viên EU * Anh

Tuy có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EU), nhưng Anh vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tôm của Anh khơng lớn so với cá do thói quen tiêu dùng của người Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế biến (như cá rán, cá viên,…), mặt hàng tôm chủ yếu để phục vụ cộng đồng người châu Á sinh sống ở Anh, được nhập khẩu từ Aixơlen (chiếm khoảng 22% kim ngạch nhập khẩu), Bănglađét (14,4%), Ấn Độ (13,4%), Đan Mạch (8%), ….

* Đức

Hằng năm, lượng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa thông qua hệ thống nhập khẩu của trên 150 Công ty vào 7 chuỗi siêu thị lớn, 10 ngàn nhà bán lẻ và gần 1 ngàn nhà hàng lớn nhỏ. Tôm nhập khẩu vào Đức khá đa dạng về chủng loại từ trên 80 nước, trong đó chủ yếu từ Banglađét, Ấn Độ, Bỉ, Anh, Inđônêxia,… nhập khẩu tôm nước ấm vào Đức dưới dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp

tục gia tăng trong thời gian tới do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thuỷ sản và tôm. Tôm cũng là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở hệ thống các nhà hàng tại Đức hiện nay.

* Hy lạp

Theo thống kê gần đây nước cung cấp thủy sản cho Hy lạp nhiều nhất là Đan Mạch với 32.700 tấn, Italy 14.900 tấn, Hà Lan 12.400 tấn. Nhập khẩu từ Đan Mạch chủ yếu gồm bột cá làm thức ăn chăn nuôi.

*Italy

Tổng sản lượng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/năm, trong khi với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch, Italy phải nhập khẩu hàng năm từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Italy là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Italy đạt kỷ lục là 2,8 tỷ USD năm 1998 và giảm xuống 2,54 tỷ USD năm 2000 (giảm 9,5%); năm 2001 đạt 2,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2000; năm 2002 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Italy ổn định trong năm 2003 (3.219 triệu EUR) và năm 2004 (3.149 triệu EUR). Thị trường nhập khẩu thủy sản của Italy hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Giá trị nhập khẩu thủy sản năm 2000 chiếm 10,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1,1% tổng giá trị nhập khẩu của Italy.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đơng lạnh, tôm và cá philê đông lạnh. Các nước cung cấp chủ yếu các sản phẩm này cho Italy là Thái Lan, Achentina, Êcuađo, Đan Mạch, Ấn Độ,…..

*Pháp

Hiện nay, Pháp là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ tư thế giới và thứ nhì trong khối EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm chiếm 11,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1% tổng giá trị nhập khẩu của Pháp. Có 3 nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính của thị trường Pháp là cá tươi và cá, giáp xác, nhuyễn thể đơng lạnh; và thủy sản đóng hộp, thủy sản tẩm bột,... Trong các mặt hàng nhập khẩu thì cá philê đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tôm đông lạnh. Tiêu thụ tôm của Pháp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Hàng năm, Pháp nhập khẩu trên dưới 600 triệu EURO tôm các loại, chiếm 20% trong tổng số 3,21 tỷ EURO kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của nước này. Pháp nhập khẩu khá nhiều chủng loại tôm khác nhau, lớn nhất là tôm đông lạnh thuộc họ penaess, từ 10 thị trường chủ yếu, trong đó đáng lưu ý là Mađagasca, Braxin, Hà Lan,…

Hai mặt hàng cá philê đông lạnh và tôm đông lạnh chiếm gần 26% giá trị nhập khẩu thủy sản của Pháp năm 2000. Song nhập khẩu đang có xu hướng giảm.

* Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, đứng đầu EU. Năm 2000, giá trị nhập khẩu là 3,35 tỷ USD, tăng 24,5% so với mức năm 1991, nhưng còn kém mức kỷ lục 3,5 tỷ USD năm 1997; năm 2001đạt 3,71 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 3,85 tỷ USD, tăng 3,77% so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Tây Ban Nha bằng 16,8% giá trị nhập khẩu thủy sản toàn EU. Tây Ban Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh, nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tơm đơng lạnh là sản phẩm chính với sản lượng cao nhất hàng năm đạt 9,0 đến 9,6 tấn.

Các thị trường nhập khẩu chính của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina, Côlômbia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia...

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)