V. BIỆN PHÁP 5: TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
2. Đối với Công ty
Cần thiết lập bộ phận marketingtrong các khâu thu mua tới tiêu thụ nhằm đẩy mạnh việc sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao.
Cần mở văn phịng đại diện của công ty tại thị trường EU để dễ dàng quảng bá về Công ty với thị trường này, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang đây.
Chú trọng hơn nữa vào công tác nghiên cứu, phát triển để tiếp thu công nghệ mới và phát triển sản phẩm mới.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển thị trường trên cơ sở mở rộng quan hệ với các khách hàng, chủ động tìm kiếm các khách hàng mới, để có cơ hội xuất khẩu trực tiếp cho các đại lý phân phối, các siêu thị, các cửa hàng.
Có định hướng phát triển về khai thác và nuôi trồng nguyên liệu, nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tụcvà hiệu quả.
Có những chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ các bộ công nhân viêc và thu hút nguồn cơng nhân có tay nghề cao để đảm bảo năng suất cho Công ty.
KẾT LUẬN
Thuỷ sản ngày nay đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không những đối với nước ta mà còn đối với rất nhiều nước trên thế giới do vai trị quan trọng của nó. Người dân thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển ngày càng ưa thích và coi trọng các mặt hàng thuỷ sản bởi yếu tố dinh dưỡng cao cũng như sự phát triển của các kênh phân phối tại nước này. Trong quá trình phát triển ngành thuỷ sản nói chung và hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nói riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã tạo dựng được nhiều ấn tượng tốt đẹp đối vơí các đối tác nhập khẩu và ngày càng củng cố uy tín, lịng tin đối với người tiêu dùng trên thế giới. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, những mặt chưa đạt được, có những vụ việc cịn gây tổn thất nặng nề cho tồn ngành thuỷ sản. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của ta đang tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, củng cố các mối quan hệ, giữ vững và làm tốt hơn những gì đã đạt được, khắc phục những yếu kém, khuyết tật để đưa ngành thuỷ sản Việt Nam tiến bước vững chắc trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu. Với quá trình 30 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển thuỷ sản của tỉnh Khánh Hồ nói riêng và của ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung. Cơng ty được coi là một trong những con chim đầu đàn của ngành thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà. Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cũng như các doanh nghiệp khác Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Để phát triển ổn định và bền vững thì giải pháp quan trọng là Cơng ty cần có thị trường tiêu thu thuỷ sản ổn định và rộng mở với tiềm năng tiêu thụ thuỷ sản là cao. Trong thời gian vừa qua, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công Ty, với mặt hàng chủ yếu là tôm, việc này ngồi những lợi ích đem lại cho Cơng ty thì ngược lại rủi ro gặp phải cũng rất lớn, vì Cơng ty bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Trong khi đó, EU là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thuỷ sản ngày một tăng cao. Nhưng Công ty vẫn chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình trên thị trường này. Để giảm rủi ro khi quá phụ thuộc vào Mỹ, đồng thời để tăng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng và ổn định thị trường xuất khẩu, Công ty đã xác đinh phải đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường đầy tiềm năng là EU. Tuy nhiên để đứng vững được trên thị trường này thì Cơng ty phải vượt qua được các yêu cầu rất khắt khe của người tiêu dùng tại EU, đối mặt với các rào cản về thuế quan, rào cản kỹ thuật, vệ sinh an tồn thực phẩm, mơi trường, xã hội . Điều này là một thách thức thực sự không chỉ riêng với Cơng ty mà cịn cả với nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Nhưng nếu thành cơng thì đó là điều kiện để cho
Công ty xây dựng được uy tín, hình ảnh, thương hiệu của mình trên thương trường thế giới. Với đề tài “ Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU tại Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods“, em
mong muốn tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trọng tâm là công tác xuất khẩu dựa trên những kiến thức đã học và suy nghĩ của mình để sao cho trong thời gian tới Cơng ty hoạt động có hiệu quả hơn. Em tin rằng, với những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua, cùng đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty nhiệt tình, năng động, có trình độ chun mơn nghiệp vụ khá cao và ln phấn đấu hồn thiện mình để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Công Ty, Công ty sẽ phát huy thành công các lợi thế của mình để ngày càng phát triển mạnh, xứng với kỳ vọng của ngành thuỷ sản Khánh Hoà.