Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Da Giầy Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty da giầy việt nam (Trang 34 - 37)

Da Giầy Việt Nam

1. Những thành công đạt được

Sau khi phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động, nhìn chung công ty đã đạt được những kết quả sau:

- Duy trì, giữ vững ổn định việc hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài, đem lại thuận lợi cho cơng ty trong việc tiếp cận tìm kiếm thị trường.

- Tổng công ty đã chú ý sản xuất kinh doanh theo mơ hình đa dạng hố sản phẩm sản xuất, tăng cường khâu tự thiết kế và triển khai mẫu có kế hoạch chuyển dần từ gia công cho khách hàng sang phương thức trực tiếp sản xuất và xuất khẩu, coi trọng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ở thị trường nội địa.

- Năm 2001, Tổng công ty đã tập trung xử lý tháo gỡ những khó khăn về mặt tài chính, tài sản doanh nghiệp trong điều kiện tình hình tài chính trong Tổng cơng ty đang rất căng thẳng.

- Nguồn vốn nói chung, nguồn vốn lưu động nói riêng tăng lên do Tổng công ty đã tăng lượng vốn bằng tiền, các khoản phải thu, vốn công cụ và vốn lưu động khác.

- Tổng cơng ty đã có biện pháp trong khâu tổ chức kinh doanh, áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích đạt được qua ba năm Tổng cơng ty cịn có những mặt hạn chế cần khắc phục sau:

- Trong q trình kinh doanh Tổng cơng ty vẫn cịn lúng túng trong việc quản lý sử dụng vốn lưu động nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hoặc khả năng thích nghi với sự thay đổi là chưa tốt.

- Sản phẩm giầy dép của Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá, về mẫu mã... với giầy dép của Trung Quốc. Trong khi giá bán và giá gia công giầy dép bị ép giảm trong bối cảnh tiền lương và các chi phí cấu thành khác trong chi phí sản xuất ngày càng gia tăng đã hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam trên thị trường giầy dép thế giới.

-Nguồn vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng công ty vẫn phải đi vay làm tăng chi phí lãi tiền vay, giảm tính chủ động trong kinh doanh, hạn chế đến phần nào hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Lượng vốn vay chiếm tỷ

trọng cao làm cho hệ số khả năng thanh toán so với vốn lưu động là thấp, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM I. Định hướng phát triển và mục tiêu phát triển của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam

1. Định hướng phát triển

Với mục tiêu phấn đấu trở thành tập đồn kinh tế mạnh, giữ vai trị nòng cốt đối với sự phát triển chung của tồn ngành, Tổng cơng ty định hướng phát triển đến năm 2010:

- Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu, tạo sự phát triển cân bằng và bền vững. Chuyển đổi mạnh mẽ từ gia công sang thu mua nguyên liệu bán thành phẩm nhằm tăng hiệu quả và tăng tích luỹ, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Củng cố sắp xếp và quy hoạch lại khu vực thuộc da nhằm khai thác năng lực hiện có, mở rộng mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng cho nhu cầu xuất khẩu ngành da giầy, chú trọng đến khâu môi trường, đảm bảo các điều kiện cơ bản của sản xuất.

- Chú trọng khâu thiết kế và triển khai mẫu mới vào sản xuất. Tăng cường khả năng làm chủ các kỹ thuật sản xuất, phát huy vai trò và năng lực của đội ngũ chun ngành, làm chủ các bí quyết cơng nghệ, phản ứng nhanh nhạy đối với sự thay đổi của thị trường. Chủ đạo đối với sản xuất của tồn ngành về mặt kỹ thuật cơng nghệ, quản lý sản xuất. Tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa với số lượng ngày càng gia tăng, mẫu mã phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng yêu cầu cao hơn.

- Xây dựng viện nghiên cứu thực sự trở thành viện nghiên cứu đi đầu về khoa học kỹ thuật, thiết kế mẫu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ đào tạo chuyên ngành, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đảm bảo tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao công nghệ.

- Ưu tiên các dự án mở rộng, đầu tư mới tại các cụm công nghiệp chuyên ngành, nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất, đảm bảo trình độ cơng nghệ, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu trong chiến lược phát triển đến năm 2010 của Tổng công ty.

2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu ĐVT 2000 2005 2010

I.Các sản phẩm chủ yếu 1000 đôi

1.Giầy dép các loại 31.215,0 65.350,0 103.700,0

Giầy vải 7.504,0 17.608,0 24.905,0

Giầy thể thao 5.530,0 12.327,0 18.354,0

Giầy nữ 13.000,0 27.169,0 43.146,0

Dép các loại 4.400,0 9.196,0 17.295,0

2.Cặp túi xách các loại 1000 chiếc 6.600,0 10.000,0 16.000,0

3.Da thuộc thành phẩm 1000 sqft 2.800,0 8.000,0 16.000,0

II.Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 168,0 432,0 752,0

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty da giầy việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)