Phân tích những nguyên nhân gây biến động TTCK năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 32 - 35)

Chương 3 .Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến nay

3.4 Phân tích những nguyên nhân gây biến động TTCK năm 2012

3.4.1 Hàng hóa trên TTCK.

Năm 2012 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước, khi mà nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn chưa thoát ra được khỏi khủng hoảng. Thực tế cũng cho thấy điều đó, số lượng doanh nghiệp báo cáo lãi giảm từ 88% năm 2011 xuống 83% 2012, ngoài số lượng giảm, giá trị lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp cũng mất hơn 11.000 tỷ đồng so với năm 2012.

Nhìn trên biểu đồ và phân tích ở phần trên cũng cho ta thấy, tốc độ tăng trưởng các DNNY trên cả hai sàn đang giảm rất nhanh. Số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết “nhiều” hơn số lượng doanh nghiệp niêm yết mới. Theo thống kê của UBCKNN, từ đầu năm đến nay thị trường có thêm 25 DNNY mới, thấp hơn một nửa so với năm 2011 (52 DNNY). Trong khi đó có tới 21 doanh nghiệp bị hủy niêm yết nên tổng số công ty niêm yết trên cả hai sàn hiện nay là 702 công ty. Số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết “nhiều” như vậy trong một năm cũng cho thấy phần nào chất lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn để được niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Sự minh bạch hóa thơng tin trên TTCK cũng là một yếu tố đáng bàn đến, ở các TTCK phát triển thì việc xem xét thơng tin là yếu tố quan trong đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Tron khi đó, ở Việt Nam việc cơng bố báo cáo chậm trễ, thậm chí là khơng báo cáo

là chuyện thường tình, gây ảnh hưởng xấu đến quyết định đầu tư cũng như thông tin trên thị trường. Bên cạnh đó minh bạch thơng tin về các cổ đơng, trong các cơng ty theo mơ hình gia đình ở Việt Nam cịn rất hạn hẹp, các cổ đơng lớn thường là những người cùng một nhà, nên theo họ việc công bố thông tin công khai ra bên ngồi là khơng cần thiết.

3.4.2 Q nhiều cơng ty chứng khốn so với quy mô thị trường.

Với 105 cơng ty đang hoạt động trên TTCK, có mức giao dịch trung bình khoảng 1000 tỷ đồng mỗi phiên. Trong đó, 10 cơng ty chứng khốn lớn nhất đã chiếm hơn 56% thị phần thì hơn 90 công ty phải chia nhau gần 40% thị phần cịn lại, có thể thấy được sự khó khăn tới mức nào nhất là với những cơng ty chứng khốn nhỏ. Sự khó khăn này lại đẩy các cơng ty chứng khốn cạnh tranh khơng lành mạnh để tồn tại, trong đó có triển khai các dịch vụ mà nhà nước chưa cấp phép, sử dụng tài khoản của nhà đầu tư để chuộc lợi… Sự cạnh tranh không lành mạnh này ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của nhà đầu tư và sự ổn định của TTCK.

Hiện nay vấn đề tái cấu trúc TTCK đang được cơ quan quản lý gấp rút hoàn thiện và trọng tâm của đợt tái cấu trúc này là các cơng ty chứng khốn yếu kém. Và sẽ ngày càng có nhiều hơn những cơng ty chứng khốn phải rút nghiệp vụ mơi giới, thu nhỏ hoạt động, hoặc giải thể,…để thị trường lành mạnh và ổn định hơn.

3.4.3 Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn

Trong vịng 1 năm qua, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và khối tự doanh chiếm rất ít doanh số giao dịch trên toàn thị trường. Trong báo cáo chiến lược đầu tư của cơng ty chứng khốn Bản Việt (VCSC) gửi cho nhà đầu tư tháng qua, ta thấy được sự suy giảm của nhà đầu từ ngoại và khối tự doanh trên cả hai sàn HSX và HNX.

(nguồn: công ty chứng khốn Bản Việt)

Nhìn vào đường kẻ màu vàng, ta thấy xu hướng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và khối tự doanh trong nước ngày càng ít, điều đó tương đương với sự lên ngơi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trung bình nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm đến 80% giao dịch hàng ngày. Với số liệu này thì ta có hiểu rằng tại sao TTCK trong năm qua biến động mạnh như vậy, và các từ ngữ chuyên môn được nhắc tới là “ đánh lên, đánh xuống, làm giá và phím hàng”, chứ khơng phải “ triển vọng, tăng trưởng, minh bạch hay định giá đắt/rẻ” của các nhà đầu tư.

Tâm lý chung của nhà đầu tư nước ta hiện nay là khi bỏ tiền vào công ty phải được chia lời. Điều này được củng cố bằng việc các loại kỳ phiếu, tín phiếu hay cổ phiếu hiện thời vẫn được chia lời mỗi quý. Kiến thức của các nhà đầu tư cá nhân cịn hạn chế, nên tâm lý đám đơng hiện diện trong hầu hết các nhà đầu tư. Và ắt hẳn sẽ có cảnh xảy ra là nghe nói có chứng khốn bèn đi mua và khi đó thì giá chứng khốn sẽ tăng vọt, cịn khi có thơng tin thất thiệt liền rủ nhau đi bán làm cho giá của cổ phiếu rớt thê thảm và khi đó nhiều người sẽ mất tiền. Trong điều kiện như thế thì người ta khơng thấy cái hay của thị trường chứng khoán mà chỉ thấy tức tối và náo loạn.

3.4.4 Chính sách của cơ quan quản lý còn nhiều điểm bất cập.

Đến nay, trên lĩnh vực chứng khoán và TTCK ở Việt Nam, chúng ta đã có Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ là văn bản pháp lý cơ bản hướng dẫn thi hành các hoạt động trên TTCK và một số văn bản của Thủ tướng chính phủ và các văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các văn bản này đã đưa ra một số quy định

cho việc tổ chức vận hành Thị trường chứng khoán như thành viên, niêm yết, giao dịch, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật, lũng đoạn thị trường, bấn khống và những vi phạm khác. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật có liên quan, vẫn cịn nhiều thiếu sót trong việc sử lý vi phạm hoạt động chứng khoán. Bộ luật hình sự được Quốc hội thơng qua khơng ghi nhận các tội danh liên quan đến hoạt động chứng khoán trong khi luật pháp về chứng khoán của các nước khác trong khu vực đều quy định một cách rất cụ thể và chặt chẽ về vấn đề này.

Ngồi ra, sự khơng nhất qn giữa các văn bản pháp luật dẫn đến khó thực thi cũng như là một vấn đề nổi cộm hiện nay. Thí dụ, tại Quyết định 139/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/6/1999 cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% cổ phiếu của tổ chức phát hành, nhưng tại Quyết định 145/1999/QĐ-TTg lại cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% cổ phiếu khi thực hiện cổ phần hóa. Sự khác biệt giữa các tỷ lệ này gây khó khăn trong q trình triển khai thực hiện. Hoặc trường hợp khác, khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được hiểu khác nhau trong các văn bản pháp luật, khi thì bao hàm cả người cư trú, khi thì bao hàm người chuyển nhượng chứng khoán trên hai TTCK sơ cấp và thứ cấp rất khó khăn. Hoặc trường hợp tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngồi được mua bán chứng khốn trên TTCK Việt Nam, nhưng lại chưa có văn bản quy định về quản lý ngoại hối hoặc chính sách thuế cho nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 32 - 35)