Tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho TTCK

Một phần của tài liệu Luận văn tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 38)

Chương 4 .Một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam

4.2 Tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho TTCK

Tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho TTCK. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam theo phương thức thỏa thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, để cải thiện hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp. Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi với tỷ lệ trên 20% đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, cả về nguồn vốn và về cơng nghệ, cùng chia sẽ lợi ích của cả hai bên. Vì vậy, để cải thiện một bước về năng lực tài chính của các doanh nghiệp, Chính phủ có thể đưa mức sở hữu của các tổ chức nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước tăng thêm. Trong đó nhà nước vẫn phải giữ vai trị chính trong việc điều hành và tổ chức doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế, xã hội. Việc tăng cường vốn sở hữu cho các tổ chức nước ngồi sẽ khuyến khích các tổ chức này đầu tư công nghệ, cũng như năng lực quản lý của mình để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tăng phúc lợi cho xã hội.

Cần có điều kiện chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp muốn niêm yết trên sàn chứng khoán, thời gian tối thiểu niêm yết trên sàn OTC, số vốn chủ sở hữu tối thiểu, lợi nhuận dương trong hai năm gần nhất trước khi đăng ký,…Việc thắt chặt điều kiện niêm yết này sẽ hạn chế tối đa nguồn cung cổ phiếu chất lượng thấp, các cơng ty hoạt động yếu kém, từ đó tạo cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn, thu hút vốn từ bên ngoài, tạo tiền để cho các cơng ty tốt có điều kiện phát triển và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

4.3 Tái cấu trúc các cơng ty chứng khốn

Cần thực hiện tái cấu trúc theo hướng nâng cao yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, yêu cầu về cơ sở vật chất, năng lực quản trị công ty và nguồn nhân lực, song song với việc thực hiện sát nhập, mua lại,… để giảm bớt về số lượng CTCK, hướng một số CTCK lớn phát triển mở rộng thị trường, tạo lập thị trường. Ở một số nước có TTCK phát triển, nhà tạo lập thị trường là các NHTM, CTCK, công ty bảo hiểm, quĩ đầu tư, quĩ hưu trí, cơng ty tài chính… Đây là những tổ chức có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chun nghiệp, có khả năng liên kết cao. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, không phải tất cả các tổ chức đều có thể trở thành nhà tạo lập thị trường. Vì vậy, trước mắt lựa chọn một số NHTM, CTCK lớn đáp ứng các điều kiện qui định thực hiện chức năng nhà tạo lập thị trường. Sự năng động và minh bạch của thị trường phụ thuộc không nhỏ vào hoạt động của các nhà tạo lập thị trường.

Tăng cường giám sát, quản lý hoạt động của các CTCK, không để các hành động cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thị trường, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các công ty khác trên thị trường. Đẩy mạnh cơng tác thanh tra sử phạt các tổ chức có dấu hiệu vi phạm cạnh tranh không lành mạnh như: thực hiện các nghiệp vụ mà UBCKNN không cho phép thực hiện. Đưa các cơng ty hoạt động yếu kém vào dạng kiểm sốt, phân loại các CTCK nhằm quản lý dễ dàng hơn. Khuyến khích các CTCK lớn tăng cường mua lại các công ty nhỏ hơn để tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Phạt nặng các CTCK vi phạm làm tiền đề để răn đe các công ty khác khơng dám vi phạm, có thể đình chỉ các hoạt động kinh doanh, giải thể hoặc buộc công ty phải phá sản nếu phát hiện vi phạm pháp luật, vì hiện nay có q nhiều cơng ty chứng khốn.

4.4 Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư

Thứ nhất, xây dựng và phát triển Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán

(STRC) thành đơn vị có đủ điều kiện và khả năng nghiên cứu về TTCK và đào tạo nguồn nhân lực trong nước. Việc phát triển bền vững của TTCK sẽ khó thực hiện nếu những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia thị trường khơng có kiến thức vững chắc về TTCK. Vì vậy,

UBCKNN cần phải thực hiện sự hỗ trợ thơng qua các chương trình đào tạo chun sâu về nghiệp vụ, để nâng cao hơn nữa trình độ nguồn nhân lực cho TTCK.

Thứ hai, Tập trung phát triển các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư nước ngồi nhằm

tăng cường tính ổn định cho TTCK bằng các biện pháp khuyến khích, cũng như ưu tiên trong đầu tư của loại nhà đầu tư này, chính sách thuế thu nhập ưu đãi, tham gia TTCK dễ ràng. Xây dựng và cơng bố lộ trình với nhà đầu tư nước ngồi tham gia thị trường chứng khốn phù hợp với luật đầu tư và các cam kết gia nhập WTO.

Thứ ba, Nâng cao năng lực trong phân tích dự báo TTCK, đẩy mạnh tuyên truyền thơng

tin để cơng chúng có thể hiểu biết hơn về những lợi ích cũng như rủi ro khi tham gia TTCK, không tham gia thị trường theo sự ảnh hưởng của số đông, tạo cơ sở để phát triển lành mạnh và bền vững TTCK. Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và tun truyền thơng tin. Hồn thiện hệ thống đào tạo cấp phép hành nghề chứng khoán để đáp ứng các quy định của luật chứng khoán. Tăng cường phối hợp với các trường đại học xây dựng giáo trình, chương trình thực hành về chứng khốn và thị trường chứng khoán nhằm tạo nguồn nhân lực cho thị trường ngay từ giảng đường đại học.

4.5 Tăng cường giám sát, quản lý thông tin.

Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rị rỉ thơng tin.

Áp dụng các chuẩn mực về quản trị công ty cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các chuẩn mực về cơng bố thơng tin nhằm tạo sự bình đẳng và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia thị trường chứng khốn. Sự minh bạch hóa các hoạt động kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự đổi mới và hồn thiện, đồng thời xóa bỏ thói quen hoạt động khép kín, thiếu linh hoạt trong việc sử dụng cách thức huy động vốn từ xã hội.

Sự rị rỉ thơng tin bất luận từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản để tin đồn xảy ra là do sự rị rỉ thơng tin. Để có thể hạn chế được những tin đồn gây thất thiệt cho hệ thống tài chính. Một là, rà sốt lại cách hướng dẫn thông tin của các doanh nghiệp, làm sao cho thật đồng nhất việc công bố thông tin của các doanh nghiệp. Hai là, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, cơng bố thơng tin khơng chính xác, để rị rỉ thơng tin bất luận đó là tổ chức hay cá nhân. Ba là, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc, quy về tội hình sự nếu vi phạm gây hậu quả to lớn cho hệ thống tài chính. Xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thơng (báo

chí, trang tin,…) đưa thơng tin sai lệch, hoặc làm méo mó thơng tin, hoặc thơng tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Bốn là, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có thơng điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như các thơng tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc. Năm là, cần có sự kiểm sốt thơng tin với cả thị trường Upcom, bằng cách yêu cầu các công ty phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm tốn, cơng bố thơng tin, quản trị cơng ty như các doanh nghiệp đã niêm yết. Điều này vừa giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho các giao dịch này được cơng khai, dễ kiểm sốt, từng bước thu hút và thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần cải tiến và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận được thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và TTCK nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích thực trạng, biến động của TTCK từ năm 2008 đến nay, ta có thể thấy được tồn cảnh TTCK Việt Nam đang diễn ra trong thời gian gần đây. Các giải pháp mang tính ngắn hạn và dài hạn cũng cho ta thấy, việc tái cấu trúc lại và phát triển bền vững TTCK không thể tách rời việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, đặc biệt là tái cấu trúc DNNN và hệ thống ngân hàng. Nhiều giải pháp tái cấu trúc và phát triển TTCK lại thuộc về việc lành mạnh hóa hoạt động của các ngân hàng, cổ phần hóa và tăng cường minh bạch các DNNN, … Do đó, hơn bao giờ hết, việc tái cấu trúc TTCK gắn liền với sự nghiệp tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, đặc biệt là hệ thống ngân hàng và DNNN nói riêng. Để có thể thành cơng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, cũng như đưa nền kinh tế khỏi tình trạng suy thối tồn cầu thì địi hỏi phải có sự quyết tâm rất lớn của hệ thống chính trị, trong đó sự phối hợp của Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa phải chặt chẽ và nhịp nhàng hơn hiện nay rất nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1) Hạn chế những rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán – Mạnh Yên, NXB Lao

động.

2) Thị trường chứng khoán – Lê Văn Tư, NXB Thống kê, 2003

3) Giáo trình thị trường chứng khốn, Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa, NXB

Tài chính, 2002

4) Thị trường chứng khốn Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Trần Quang Phú, NXB Chính trị quốc gia, 2008.

5) Cơng ty chứng khốn Vietcombank (http://www.vcbs.com.vn/Research/Report.aspx)

6) Cơng ty chứng khốn KimLong (http://www.kls.vn/TabId/115/Default.aspx)

7) Cơng ty chứng khoán Bản Việt (http://www.vcsc.com.vn/)

8) Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSE)

(http://www.hsx.vn/hsx/Modules/annual/annual.aspx)

9) Trang web tổng cục thống kê Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 38)