2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tưở Việt Nam
2.2.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố
Vai trò của các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố đã được đề cập đến trong rất nhiều văn bản pháp lý như Quyết định 852/TTg ngày 12/11/1995 về việc thành lập một số cơ quan tại tỉnh và thành phố, hay Thông tư liên Bộ 01/BKH-TTCP/TTLB ngày 02/01/1996 chỉ rõ chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn và tổ chức các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và thành phố.
Một số nghĩa vụ được quy định trong Thông tư liên Bộ 01 như sau: Hỗ trợ việc thực thi các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tỉnh.
Thực hiện chức năng điều phối, nhận các văn bản đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài muốn đầu tư vào tỉnh.
Thu thập các ý kiến và kiến nghị của các nhà đầu tư.
Cấp giấy phép theo sự uỷ thác của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.
Góp ý và kiến nghị với Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh nhằm đưa ra chính sách phù hợp hơn với điều kiện đặc thù của mỗi tỉnh.
Thực hiện các chức năng khác theo sự uỷ quyền của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.[16]
mọi trường hợp, chức năng này sẽ được cụ thể hoá trong quyết định hoặc hướng dẫn của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.
Mỗi Sở Kế hoạch và Đầu tư đều có một văn phịng do Phó Giám đốc Sở điều hành để quản lý các vấn đề như xác định nhà đầu tư tiềm năng, cấp giấy phép đầu tư, cung cấp các văn bản hướng dẫn về quy trình trước và sau cấp phép. Văn phịng này cũng có thể thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ tổng hợp cho các nhà đầu tư. Mọi công việc đều có thể được thực hiện ở đây. Văn phịng sẽ tự liên hệ với các bộ phận khác và cơ quan chức năng có liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong thực tế, Văn phòng thường cung ứng dịch vụ cấp phép và một số dịch vụ trước cấp phép. Rất hiếm khi các văn phòng này tham gia vào các dịch vụ sau cấp phép.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có một cơ quan độc lập mang tên Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư tương tự như Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng của thành phố Đà Nẵng, đã được uỷ quyền thực hiện vai trò xúc tiến đầu tư trong quyền hạn pháp lý của mình. Cả hai trung tâm này đều hoạt động như những văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp, chịu trách nhiệm về các hoạt động trước cấp phép còn Sở Kế hoạch và Đầu tư của hai thành phố thì chỉ chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép và quản lý sau cấp phép. Tuy nhiên hai trung tâm này vẫn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các nhà đầu tư trong quy trình cấp phép và sau cấp phép nếu các nhà đầu tư có đề nghị.