.OPMART CỐNG QUỲNH

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án mua hàng thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho của siêu thị co opmart cống quỳnh (Trang 27)

CỐNG QUỲNH

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày đơi nét về siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh nhằm giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về siêu thị, từ giai đoạn hình thành đến các giai đoạn phát triển của siêu thị và những thành tích siêu thị đạt được trong q trình hoạt động kinh doanh. Các nội dụng chính của chương gồm:

 Lịch sử hình thành và phát triển

 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự  Quy trình hoạt động của siêu thị  Sản phẩm và thị trường

 Kết quả hoạt động trong những năm qua  Những thành tích đạt được

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN3.1.1 Giới thiệu chung về siêu thị 3.1.1 Giới thiệu chung về siêu thị

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và hội nhập thị trường quốc tế, các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều; vì thế các Doanh nghiệp cần phải năng động và sáng tạo hơn nữa để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngồi. Sài Gịn Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.

Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời của siêu thị đầu tiên của hệ thống Co.op là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào hợp tác xã quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. Tính đến nay, hệ thống Co.opMart có 44 siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác (Cần Thơ, Mỹ Tho, Pleiku, Biên Hòa, Long Xuyên, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Vị Thanh, Tam Kỳ, Long Xuyên….). Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố, là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. Là một chi nhánh của hệ thống Saigon Co.op và là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất, Co.opMart Cống Quỳnh cùng với việc thực hiện và áp dụng những chính sách chung của Saigon Co.op kết hợp với những bước đi riêng của siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh ngày càng khẳng định được vị thế của thị ở địa bàn Quận 1. Và sau đây là đôi nét về Co.opMart Cống Quỳnh:

Chương 3: Tổng quan về CoopMart Cống Quỳnh

Tên quốc tế: Co-op CongQuynh.

Địa chỉ: 189C, Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Giấy CNĐKKD: 0006/TT-ĐKKD.

Ngày cấp giấy CNĐKKD: 10/04/1999. Tên cơ quan cấp: UBND quận 1. Điện thoại: 8325239.

Số Fax: 9253615.

Email: cmcongquynh@saigonco-op.com.vn Website: http://www.saigonco-op.com.vn

Thời gian mở cửa: 8AM. Thời gian đóng cửa: 22PM. Hiện trạng doanh nghiệp: đang hoạt động.

Ngày thay đổi hiện trạng: 09/12/1996. + Thông tin ngành nghề kinh doanh.

Hình thức kinh doanh: tổng hợp, bán lẻ và kinh doanh qua mạng.

Tổng số sản phẩm: 20,000. Trong đó có 80 % hàng nội và 20 % hàng ngoại. + Ngành nghề kinh doanh

Bách hóa, cơng nghệ phẩm, hàng gia dụng, hàng lưu niệm, may mặc, mỹ phẩm, trái cây, lương thực - thực phẩm, thực phẩm chế biến, trang trí nội thất, ăn uống giải khát, vui chơi giải trí, trang thiết bị văn phịng, thủ công mỹ nghệ khác.

+ Quy mơ siêu thị Hạng siêu thị: hạng 2 Diện tích: 3,300 m2

3.1.2 Định hướng và chức năng của siêu thị

+ Định hướng phát triển

Với phương châm hoạt động “ Bạn của mọi nhà ”, hệ thống siêu thị Co.opMart nói chung và siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh nói riêng khơng ngừng gặt hái được những thành công trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm bán lẻ xuất hiện khiến cho tình hình kinh doanh của Co.opMart cũng gặp khơng ít khó khăn, nhiều hình thức cạnh tranh được đề xuất và thực hiện nhằm thu hút KH mới và giữ chân KH cũ. Và hình thức được sử dụng phổ biến nhất là đầu tư vào các dịch vụ hậu mãi, KH ngày càng quan tâm đến các DV hậu mãi nên đầu tư vào các DV hậu mãi là một bước đi rất phù hợp với bất kỳ một trung tâm bán lẻ nào, Co.opMart Cống Quỳnh cũng không ngoại lệ - từ những thành cơng trong việc thực hiện các chính sách hậu mãi và điển hình nhất là ứng dụng cơng nghệ DPS năm 2009 đã tạo được sự chú ý và

quan tâm của KH (việc ứng dụng cơng nghệ DPS đánh vào đúng tính hiếu kỳ của người Việt Nam). Thấy rõ được tầm quan trọng của chính sách hậu mãi nên trong thời gian tới Co.opMart Cống Quỳnh sẽ đầu tư thật mạnh vào chính sách hậu mãi. Tuy nhiên, siêu thị cũng rất quan tâm đến việc quản lý và kiểm sốt q trình ln chuyển hàng hóa, đưa ra những phương án làm giảm chi phí đơn vị nhằm tăng khả năng của siêu thị.

+ Chức năng của siêu thị

Chức năng chính: là trung tâm phân phối sản phẩm của Saigon Co.op ở địa bàn Q.1. Chức năng đối với KH: cung cấp cho KH những SP đúng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh với giá cả phải chăng và những DV đi kèm làm thỏa mãn nhu cầu của KH.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

3.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức trong siêu thị tương đối rõ ràng và gọn nhẹ, phân công trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận khá chi tiết, rõ ràng, cụ thể. Mỗi bộ phận đảm nhận một cơng việc riêng, ít có tình trạng chồng chéo cơng việc tạo nên sự chun mơn hóa trong cơng việc. Tuy mỗi bộ phận đảm nhận một công việc riêng nhưng vẫn luôn đảm bảo mối gắn kết chặt chẽ trong công việc giữa các bộ phận, nhất là trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị

3.2.1.2 Quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận

Ban giám đốc

+ Điều hành hoạt động của siêu thị + Tổ chức hệ thống quản trị siêu thị.

+ Quản lý và kiểm soát các nguồn lực của siêu thị: tài sản, tài chính, nhân sự. Ban giám đốc Bộ phận bán hàng Bộ phận hành chính Bộ phận tiếp thị Bộ phận mua hàng Bộ phận kinh doanh Bộ phận chất lượng Bộ phận vi tính Bộ phận kế toán Bộ phận ngân hàng

Chương 3: Tổng quan về CoopMart Cống Quỳnh

+ Quyết định các chính sách lương, phụ cấp, khen thưởng, kỹ luật. + Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động kinh doanh của chi nhánh trước Hội đồng quản trị đơn vị chủ quản.

Bộ phận kinh doanh

+ Xây dựng các kế hoạch ổn định và phát triển.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của siêu thị trong từng kỳ và các kế hoạch phát triển lên Ban giám đốc.

Bộ phận mua hàng

+ Quản lý và kiểm soát các vấn đề về mua hàng. + Tổ chức thương lượng, đàm phán với NCC.

+ Xây dựng các kế hoạch mua hàng và kế hoạch cắt giảm chi phí các chi phí liên quan đến việc mua hàng.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo lên BGĐ các vấn đề liên quan đến việc mua hàng. Bộ phận bán hàng

+ Quản lý và kiểm soát hồ sơ KH.

+ Xây dựng các chiến lược Marketing nhằm thu hút KH và kế hoạch bán hàng. + Tiến hành trao đổi thông tin với KH.

+ Đưa sản phẩm đến KH và chịu trách nhiệm báo cáo lên Ban giám đốc các kế hoạch và thực trạng hoạt động bên bộ phận bán hàng.

Bộ phận marketing

+ Chịu trách nhiệm báo cáo lên Ban giám đốc về tình hình hoạt của bộ phận và trình lên những đề xuất về chiến lược Marketing ở hiện tại và tương lai như các chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối và chiêu thị.

+ Phụ trách các hoạt động quảng cáo, tìm hiểu nhu cầu của KH. + Thiết kế các chính sách hậu mãi hỗ trợ cho KH.

+ Tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với NCC.

+ Theo dõi diễn biến của thị trường về tình hình giá cả, sản phẩm. Bộ phận kế tốn

+ Lập kế hoạch tài chính kế tốn, thu chi tiền mặt. + Lập kế hoạch tiền lương theo định kỳ.

+ Thực hiện các nghiệp vụ: báo cáo thuế, thống kê chi phí, thanh tốn, cơng nợ, lưu chuyển chứng từ, tín dụng.

+ Quản lý và kiểm soát tài sản, nguồn vốn siêu thị. + Xây dựng và phân tích các dự án tài chính. + Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. + Tham mưu cho giám đốc các vấn đề tài chính. Bộ phận chất lượng

+ Xây dựng các chính sách chất lượng, ISO.

+ Kiểm sốt chất lượng SP ở khâu mua và theo dõi chất lượng SP trong quá trình TK. + Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng SP khi tiến hành đặt hàng và thỏa thuận với NCC. + Hỗ trợ cho bộ phận mua hàng trong quá trình mua hàng các vấn đề về chất lượng. + Chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc các vấn đề chất lượng và chính sách chất

lượng.

Bộ phận hành chính

+ Quản lý điều độ nhân viên.

+ Tổ chức tuyển dụng – đào tạo và bố trí nhân sự trong siêu thị. + Chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính.

+ Thiết lập các chế độ khen thưởng cho nhân viên. Bộ phận ngân hàng thường xuyên

+ Thiết lập, duy trì mối quan hệ với các ngân hàng.

+ Giao dịch, chuyển khoản, thanh tốn với các đối tác thơng qua ngân hàng. + Lưu trữ tài khoản của siêu thị tại các ngân hàng.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên các hoạt động giao dịch với ngân hàng và tình hình tài khoản siêu thị tại các ngân hàng.

Bộ phận vi tính

+ In giá tiền sản phẩm.

+ Các mã vạch của sản phẩm lên tem.

+ Theo dõi tình hình làm việc của nhân viên để đánh giá, khen thưởng cho nhân viên. + Hỗ trợ hoạch định các kế hoạch mua – bán, lưu trữ hàng hóa và marketing.

Chương 3: Tổng quan về CoopMart Cống Quỳnh

3.2.2 Tình hình nhân sự

+ Bộ phận văn phịng: 40 người

+ Bộ phận ngồi văn phịng: 100 người.

3.3 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA SIÊU THỊ

Quy trình hoạt động của siêu thị gồm 3 giai đoạn chính:

Hình 3.2 Quy trình hoạt động chính của siêu thị

Ngồi các hoạt động chính trong quy trình hoạt động chính thì bên trong các hoạt động chính cịn phân ra thành nhiều qui trình phụ tùy thuộc vào hoạt động chính.

3.4 SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG3.4.1 Sản phẩm 3.4.1 Sản phẩm

Sản phẩm được bày bán ở siêu thị Co.opMart rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã. Danh mục các sản phẩm ở siêu thị:

+ Mỹ phẩm + Trang trí nội thất + Thủ cơng mỹ nghệ + Trái cây + Bách hóa + Cơng nghệ phẩm + Hàng gia dụng + Hàng lưu niệm + Lương thực - thực phẩm + Thực phẩm chế biến + May mặc

Ngồi các SP nêu trên thì ở siêu thị cịn có các DV khác: như DV ăn uống giải khát và DV vui chơi giải trí.

MUA HÀNG TỒN TRỮ BÁN HÀNG

3.4.2 Thị trường tiêu thụ

Thị trường hoạt động của siêu thị là ở khu vực Quận 1 – Khu vực kinh doanh ngành siêu thị rất thuận lợi và nhiều tiềm năng, KH siêu thị hướng đến là các KH ở khu vực quận 1, quận 3 và quận 5.

3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM QUA

Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 700,000,000 800,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 Năm D o an h s ( n g h ìn đ n g ) Nhận xét chung :

Nhìn chung doanh số năm những năm gần đây có xu thế giảm, nguyên nhân chính khiến doanh số năm giảm là do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả hàng hóa tăng nhanh dẫn đến sức mua giảm nên doanh số cũng giảm theo. Tuy nhiên với chính sách bình ổn giá cả hợp lý nên mức giảm là không đáng kể, doanh số năm vẫn giữ ở mức cao. Một nguyên nhân khách quan nữa mang đến thành quả trên là do siêu thị nằm ngay trung tâm thành phố, thu nhập của người dân ở đây là khá cao nên mức tăng giá của các sản phẩm gia dụng không phải là mối lo quá lớn của họ.

3.6 NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Tháng 8/2000: nhận danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Tháng 5/2002: Saigon Co.op vinh dự nhận huân chương lao động hạng nhất. Năm 2/2004: Saigon Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001-2000.

Năm 2004 – 2007: Saigon Co.op liên tục được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương.

Chương 3: Tổng quan về CoopMart Cống Quỳnh

Thương hiệu Việt được u thích nhất do báo Sài Gịn Giải Phóng tổ chức (2005 – 2006 -2007).

Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn.

Đoạt giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức International Arch Europe Of Award trao tặng.

Với bề dày lịch sử và những bước đi thích hợp, Co.opMart Cống Quỳnh ngày càng nhận được nhiều sự tín nhiệm của KH và khẳng định được vị thế của siêu thị trên thị trường, thành công nối tiếp thành công không chỉ trong nước mà cịn vươn ra tầm thế giới; điều đó được cụ thể hóa qua những danh hiệu, giải thưởng mà siêu thị nhận được từ khi mới thành lập cho đến nay.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung của chương nhằm giúp giải quyết các vấn đề đã được nêu trong chương 1 về mục tiêu của LVTN này: xác định lượng hàng mua - lượng lưu trữ - lượng hàng bán, xác định nhóm mặt hàng ưu tiên khi tiến hành đặt hàng và lưu kho, lựa chọn phương án đặt hàng thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho. Nội dụng của chương gồm:

 Dữ liệu thu thập và kết quả xử lý

 Xác định tổng chi phí tồn kho theo phương án cần lơ nào cấp lơ đó  Xác định tổng chi phí tồn kho theo lượng đặt hàng kinh tế EOQ  Xác định tổng chi phí tồn kho theo lượng đặt hàng thời đoạn.

4.1 DỮ LIỆU THU THẬP VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ

Qui ước: dấu chấm ngăn cách phần thập phân.

Một số ký hiệu :

EOQ : lượng đặt hàng kinh tế. : giá trung bình / thùng (SP) : nhu cầu trung bình năm. : độ lệch chuẩn. Q : số sản phẩm / thùng (bao, gói). N : số lần đặt hàng. n : số thời đoạn. Công thức và đơn vị : Công thức độ lệch chuẩn:

(xét trong phân phối chuẩn).

Ý nghĩa độ lệch chuẩn:

Độ lệch chuẩn (ĐLC) là một giá trị thể hiện sự hội tụ hay phân tán của một tập dữ liệu. Trong thống kê ĐLC thể hiện mức độ dao động quanh giá trị kỳ vọng của một tập số

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

liệu. Giá trị độ ĐLC càng nhỏ thì mức độ dao động quanh giá trị kỳ vọng càng nhỏ, tức là giá trị kỳ vọng càng gần với giá trị thực. Ngược lại, giá trị ĐLC càng lớn thì mức độ dao động càng lớn, giá trị kỳ vọng càng xa giá trị thực, tức là sai số giữa giá trị kỳ vọng và giá trị thực là lớn, kết quả nhận được là không khả thi.

Cơng thức giá trung bình:

nghìn đồng /đơn vị SP

Đơn vị tính CP, DS, P: nghìn đồng

Hai nhóm hàng chính : nhóm các mặt hàng gia dụng và nhóm hàng may mặc.

+ Nhóm các mặt hàng gia dụng

Bảng 4.1: Bảng dữ liệu nhóm hàng gia dụng

Tên nhóm hàng hàng Nhập Tồn Xuất maxP minP ĐLC Nhu

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án mua hàng thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho của siêu thị co opmart cống quỳnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)