3.1.4 .Phụ thuộc vào thói quen sử dụng điều kiện thương mại của doanh nghiệp
4. Tình hình sử dụng Incoterms trong một số ngành hiện nay:
4.3 ngành cao su:
GIAO HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC FCA TRONG XUẤT KHẨU CAO SU: TRÁNH RỦI RO
Nhằm phù hợp với tình hình giao hàng xuất khẩu trong container, Hiệp hội CSVN đã đề nghị với ARBC bổ sung điều kiện giao hàng FCA trong các hợp đồng kinh doanh cao su quốc tế. Trước đề nghị đó, ARBC đã tổ chức buổi họp của Tiểu ban Hợp đồng vào ngày 8/5/2008 tại Bangkok (Thái Lan) để bàn đặc biệt về vấn đề này. Hiệp hội CSVN cũng đã tổ chức buổi hội thảo “Áp dụng FCA trong xuất khẩu cao su” vào ngày 25/4 nhằm thảo luận và thu thập ý kiến đóng góp của các hội viên làm cơ sở thảo luận với các nước tại buổi họp ngày 8/5 của ARBC.
Tại buổi hội thảo, nhiều ý kiến của các hội viên cho thấy hợp đồng (HĐ) FCA có nhiều thuận lợi, an tồn cho người bán lẫn người mua và nâng cao trách nhiệm của người chuyên chở. Đặc biệt, theo thống kê của Hiệp hội CSVN từ báo cáo của một số công ty như Bà Rịa, Dầu Tiếng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Phú, Phước Hòa, Tây Ninh, Petec, Minh Tân, số lượng hợp đồng FCA ký trong năm 2008 đã gia tăng so năm 2007. Cụ thể, nếu như năm 2007 có trên 567 HĐ, HĐ FOB là 535 (chiếm 94,4%) và xuất 131.670 tấn xuất khẩu, tỷ lệ là 90,8%. Cịn FCA chỉ có 10 HĐ, chiếm 1,8% về lượng HĐ và 2,7% về lượng cao su. Sang năm 2008, HĐ FOB giảm xuống còn 81,8% về số HĐ và 63,6% về lượng cao su (84.760 tấn), còn HĐ FCA tăng lên đến 80 HĐ, chiếm 13,3% về số HĐ và xuất được 27.725 tấn, chiếm 20,7% về lượng. Trong đó 2 cơng ty đã thực hiện HĐ FCA rất tốt trong thời gian qua là Dầu Tiếng và Phước Hòa.
Về kinh nghiệm thực hiện HĐ FCA trong xuất khẩu cao su, ông Nguyễn Thành Được, Trưởng ban Xuất Nhập khẩu CTCS Dầu Tiếng cho biết: “Thật ra công ty đã sử dụng phương thức này từ năm 2003 –2004, trước đây khi công ty thực hiện bán mủ ly tâm cho các khách hàng Hàn Quốc thì đã xảy ra việc túi đựng mủ do khách hàng mua bị thủng, gây thất thốt mủ, cơng ty phải gánh chịu tổn thất từ rủi ro này. Từ đó cơng ty mới tìm cách thuyết phục khách hàng áp dụng phương thức giao hàng FCA, nếu có xảy ra rủi ro tại cảng thì có bên bảo hiểm thanh toán, cả người bán lẫn người mua đều khơng phải chịu. Từ đó đến nay, số lượng khách hàng của CTCS Dầu Tiếng chấp nhận phương thức FCA gia tăng đáng kể”. Theo ông Được, khách hàng chấp nhận phương thức này do chi phí giao nhận và bảo hiểm cũng khơng cao hơn so với FOB. Đến năm 2008 công ty đã thuyết phục được rất nhiều khách hàng chấp nhận phương thức này.
Cần “tạo thói quen” cho khách hàng
Riêng đối với CT CPCS Phước Hịa, đại diện cơng ty này cho biết, đã có tổng số 80/81 HĐ ký trong năm 2008 là theo FCA, đặc biệt công ty không giao hàng FOB đối với mủ latex do có rủi ro cao. Nhiều ý kiến tại buổi hội thảo cho rằng quan trọng nhất là tìm cách thuyết phục được khách hàng chuyển qua sử dụng FCA. Ông Đinh Vạn Tiến, Trưởng ban Xuất Nhập khẩu Tập đồn cho rằng, trong tình hình giá cả cao su thuận lợi và người bán hầu như giữ vai trò quyết định như hiện nay, các đơn vị xuất khẩu nên tận dụng thời cơ thuyết phục khách hàng chấp nhận theo mình. Ơng Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phịng Kế hoạch Kinh doanh CTCS Bình Long thì cho rằng phải “tạo thói quen” cho khách hàng chuyển qua FCA do người mua nếu ký theo FCA thì mất thời gian hơn do phải mua bảo
hiểm tại cảng chứ không chỉ trên tàu. Và trong tình hình hiện nay quan trọng là cần tạo sự thống nhất trong Hiệp hội cao su các nước.
Cịn đối với Tập đồn CN CSVN, thật ra về vấn đề FCA, Tập đồn cũng đã có quan điểm chỉ đạo từ tháng 6/2007 thông qua văn bản số 526/CSVN – XNK ngày 14/6/2007 về việc áp dụng phí xếp dỡ THC do người mua chịu, trong đó có khoản “Đối với những chào hàng và HĐ sẽ ký nên đề nghị với khách hàng chọn điều kiện FCA thay vì FOB”.
Ơng Đỗ Anh Tuấn (CTCS Bình Long) kể: trước đây có lần 2 container hàng của công ty khi đưa từ cảng lên tàu đã va vào nhau làm một container bị vỡ, rớt hàng ra ngồi. Cơng ty phải hút mủ ra, đổi bao bì và cho vào container mới rồi mới lên được tàu. Về chi phí của vụ việc, phía cơng ty đã phải tranh cãi với hãng tàu hơn 10 ngày mới giải quyết xong. Nếu thực hiện theo phương thức FCA, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su sẽ tránh khỏi thiệt hại do những rủi ro tương tự.
Tuy nhiên trên thực tế để giao hàng theo phương thức FCA được thuận lợi vẫn còn nhiều vướng mắc chưa thống nhất được như vấn đề thủ tục hợp đồng. Trong đó quan trọng là bên bán phải có được biên nhận của nhà chuyên chở. Có ý kiến cho rằng khi tàu chưa khởi hành thì chưa có biên nhận nên nếu rủi ro xảy ra bên bán khơng có cơ sở hợp lý để chứng minh. Muốn giải quyết được thì bên chuyên chở phải cấp biên nhận ngay cho bên bán. Ngoài ra, theo Tổng thư ký Hiệp hội CSVN Trần Thị Thúy Hoa, cần phải thuyết phục các nước, các hiệp hội khác cùng thống nhất với phía VN trong quan điểm, từ đó mới hồn thiện về quy tắc, chi tiết, thủ tục hợp đồng, nhằm đảm bảo thuận lợi cho bên bán, bên mua và giảm thiểu rủi ro.
5.Đề xuất giải pháp:
5.1.Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
Tạo ra các sản phẩm độc đáo, độc quyền, giá bán rẻ,.. để tạo điều kiện thuận lợi chủ động lựa chọn điều kiện thương mại incoterm có lợi cho doanh nghiệp. Một số biện pháp cụ thể như:
Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam - Nâng tầm khoa học và công nghệ là giải pháp cần thiết
Theo đánh giá của Viện Khoa học và công nghệ Phương Nam, hiện tại trên 75% thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp thuộc thế hệ của những năm 60 của thế kỷ trước, trong đó 70% đã hết khấu hao và gần 50% máy cũ đã được tân trang lại. Trình độ cơng nghệ của Việt Nam cịn lạc hậu so với các nước phát triển gần nửa thế kỷ.
Vấn đề này được minh chứng qua số liệu đầu tư cho khoa học và công nghệ. Năm 2007, Việt Nam đầu tư cho khoa học và cơng nghệ bình qn đầu người chỉ đạt 5 USD, trong khi Hàn Quốc đạt 1.000 USD. So sánh việc đầu tư khoa học và công nghệ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam và Trung Quốc cũng cho thấy sự khác biệt. Trong khi Việt Nam, mức đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân là 5 và 1, thì Trung Quốc là 1 và 3. Do đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa cao nên năng suất lao động của Việt Nam còn thấp từ 2-15 lần so với các nước Đơng Nam Á. Các chun gia cho rằng, trình độ khoa học tụt hậu như thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng hố Việt Nam có sức cạnh tranh yếu so với các nước trong vùng và thế giới: bởi khoa học và cơng nghệ là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả, năng suất, chất lượng và giá thành hàng hóa…
Từ những nhận định trên, các nhà khoa học cho rằng nếu việc áp dụng khoa học và công nghệ hiệu quả sẽ tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt hơn, giá thành hàng hóa rẻ hơn,… tất cả sé góp phần cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải coi trọng vấn đề đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; xem khoa học và cơng nghệ đóng vai trị then chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển. “Chúng ta không những chỉ chú trọng đến số lượng, mà đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng hàng hóa, ln dựa vào khoa học và công nghệ để cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nước ngồi. Và chỉ có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới vươn xa ra thị trường thế giới, nâng cao uy tín thương hiệu Việt”
Ngồi việc chú tâm đến khoa học và công nghệ, vấn đề về sở hữu trí tuệ và vệ sinh an tồn thực phẩm cũng được các nhà khoa học và doanh nghiệp quan tâm. Trước hết, sở hữu trí tuệ sẽ góp phần khá quan trọng trong việc tăng giá trị hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong thời hội nhập WTO.
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Trần Việt Hùng, cho rằng: “Quyền sở hữu trí tuệ khơng những tăng giá trị thực tế mà cịn tăng giá trị vơ hình cho hàng hóa”. Về giá trị thực của quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp rất dễ nhìn thấy. Đơn cử, Công ty CP Công nghệ sinh học và Cơng ty CP Phân bón Fiohoocmon, cùng áp dụng 12 bằng sáng chế liên quan đến phân bón vi sinh và ni trồng thủy sản đã mang lại doanh thu trên phạm vi toàn quốc là 1.000 tỷ đồng/năm. Một doanh nghiệp khác là Công ty Fibi áp dụng 2 bằng
sáng chế, là quy trình sản xuất phân thức hợp hữu cơ vi sinh và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ, đã mang lại doanh thu 50 tỷ đồng/năm. Về giá trị vơ hình, quyền sở hữu trí tuệ sẽ mạng lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp nhiều mặt, như nâng cao uy tín nhờ đó họ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; cải thiện môi trường làm việc, nâng cao tinh thần và vật chất cho người lao động, kết hợp với bảo vệ môi trường… Song, niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa là giá trị vơ hình lớn nhất đối với doanh nghiệp.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được cho rằng góp phần quan trọng vào việc tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Nguyên nhân của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là do người trực tiếp sản xuất không tuân thủ các quy định vệ sinh an tồn thực phẩm. Việc kiểm sốt, mua nguyên vật liệu đầu vào chưa đảm bảo đúng yêu cầu, vai trò của các cấp quản lý chưa được đề cao, lực lượng thanh kiểm tra chuyên ngành và chế tài xử lý còn thiếu… Viện Vệ sinh y tế cộng đồng đã đưa ra kiến nghị, theo đó Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn, ngưỡng an toàn, quy chế thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra cơ sở, hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm; xây dựng cơ quan kỹ thuật từ Trung ương đến địa phương. Đối với doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm; phải kiểm sốt nguyên vật liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển…
Đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh
Hiện nay nước ta đã có một số mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh ở thị trường một số nước trên thế giới như: gạo, cà phê, giầy da, hàng mỹ nghệ thủ cơng, máy móc cơng cụ nhỏ và một số mặt hàng nơng lâm, hải sản. Song cịn nhiều mặt hàng khác tuy có thế mạnh sản xuất, nhưng chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu..., do đó chưa cạnh tranh được ở thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường các nước công nghiệp tiên tiến, đông dân cư và có sức tiêu thụ lớn. Để những hàng hóa và dịch vụ nói trên có sức cạnh tranh cao ở thị trường thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý để đạt mục tiêu chất lượng cao, giá thành hạ, giá bán rẻ và tương đối ổn định, thương hiệu rõ ràng, hấp dẫn để thu hút đông đảo người tiêu dùng. Từ thực tế cho thấy nước ta hiện nay đã có một số thương hiệu nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng trong nước và ngoài nước mến mộ như: xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hà Tiên, gạch Đồng Tâm, gạch Thạch Bàn, thép Thái Ngun, lốp ơtơ DDC Đà Nẵng, nhựa Bình Minh, nhựa Tiền Phong, khóa Việt Tiệp, ác quy Pinacơ, giầy dép Bitis, gấm Thái
Tuấn, quần áo Việt Tiến, bánh kẹo Kinh Đơ, Hải Hà, bia Sài Gịn, bia Hà Nội, sữa Vinamilk... Rõ ràng là doanh nghiệp nào chọn hướng đầu tư đúng và biết cách quảng bá thương hiệu chiếm được niềm tin của khách hàng thì đó là sức mạnh của doanh nghiệp để cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới. Vì vậy phải coi trọng phát triển những sản phẩm có thế mạnh và xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng, đối với những mặt hàng công nghiệp và nông sản phẩm chất lượng cao, tập trung quảng bá và giới thiệu những sản phẩm nói trên để người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu biết đến và tổ chức phục vụ thuận tiện văn minh cho người tiêu dùng là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Kinh nghiệm cho thấy thương hiệu hàng hóa nổi tiếng là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện cạnh tranh lành mạnh giúp cho doanh nghiệp dành thắng lợi lớn.
Ln ln tìm mọi cách để sản phẩm của doanh nghiệp mình có tính khác biệt, độc đáo về kiểu mốt, mẫu mã bao bì, giá trị sử dụng... so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác để thu hút khách hàng về phía mình. Làm tốt cơng tác nghiên cứu thị trường, tạo được một đội ngũ những người tiếp thị giỏi; ln có kế hoạch mở rộng thị trường; phát triển mạng lưới tiêu thụ, thường xuyên đưa ra các hình thức khuyến mại phù hợp với từng lúc, từng nơi, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ trước và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hóa tiêu dùng ở những thị trường tiêu thụ khác nhau, và nắm bắt, phản ứng nhanh trước các thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có đối sách kịp thời. Tăng cường hoạt động quảng cáo, giới thiệu hàng hóa với người tiêu dùng.Thường xuyên đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới hiện đại để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa. Đây là vấn đề rất quan trọng và mấu chốt đối với các doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc đầu tư xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu trí tuệ là 1 trong những vấn đề sống còn để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp . Do vậy , việc đẩy mạnh quảng bá và xây dựng thương hiệu không chỉ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
Thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần có riêng thương hiệu cho mình. Thơng thường, khách hàng trong q trình ra quyết định mua sắm sẽ căn cứ vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu cho mình mới chỉ tập trung vào những ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ... mà bỏ qua những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao giá trị, uy tín, thời gian, sự khác biệt của thương hiệu như chất lượng sản phẩm đảm bảo, ổn định, thời gian giao hàng đúng hẹn, mẫu mã, chủng loại đa dạng, bao gói lịch sự, đẹp mắt, gọn gàng. Nhiều sản phẩm còn được các doanh nghiệp lạm dụng việc thuê gắn thương hiệu của các sản phẩm đã thành công trên thị trường để bán mà không gắn thương